Bạn đang xem bài viết Cây thiên môn đông: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thiên môn đông là một loại cây bụi được dùng nhiều trong nền y học cổ truyền Việt Nam. Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu cho bạn về thiên môn đông cùng những công dụng chữa bệnh khác của loài cây thú vị này nhé!
Cây thiên môn đông là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây thiên môn đông
Thiên môn đông hay còn được gọi với tên khác là cây thiên môn chùm, thường được dùng để làm cảnh, hàng rào quanh nhà hoặc thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm, phân loại cây thiên môn đông
Cây có dạng bụi leo, sống được nhiều năm và cao từ 1,2 – 1,5m. Cành của cây có hình trụ, gai cong và mọc xoắn vào với nhau tạo thành từng bụi dày.
Đồng thời, lá cây thiên môn đông có đầu nhọn, hình lưỡi liềm là do sự biến đổi của các cành nhỏ, thường được gọi là diệp chi và một số lá khác còn có thể tiêu biến thành vảy nhỏ. Hoa của cây có màu trắng, thường mọc thành chùm và mỗi chùm chỉ mang 1 – 2 bông. Rễ của cây thuộc dạng củ, hình thoi và cũng mọc thành chùm.
Mỗi năm, cây thiên môn đông sẽ ra hoa trong khoảng tháng 3 – tháng 5 và ra quả vào tầm tháng 6 – tháng 9 với hình dạng quả là hình cầu, hạt bên trong màu đen. Ngoài ra, bạn có thể bắt gặp cây thiên môn đông mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Trung hay một số đảo như Côn Đảo, Phú Quốc,…
Tác dụng của thiên môn đông
Theo nền Y học Cổ truyền, do rễ của cây thiên môn đông có vị ngọt, xen chút hơi đắng, tính hàn và không mang độc, được quy vào kinh Thận và Phế. Nên có thể sử dụng để giúp lợi tiểu, giảm ho và trị các bệnh về thận hay đường hô hấp như: ho lao, lao phổi, ho ra máu, hen suyễn, đái tháo đường, táo bón,…
Bên cạnh đó, trong nền y học hiện đại ngày nay, vì rễ của cây có tác dụng ức chế dehydrogenase, một dạng men thuộc tế bào bạch cầu lympho cấp tính, tế bào bệnh bạch cầu đơn nhân và tế bào bệnh bạch cầu hạt mãn tính nên thường được sử dụng để ức chế khối u, điều trị bệnh tụ cầu vàng hay trực khuẩn bạch hầu,…
Các bài thuốc phổ biến từ thiên môn đông
Từ những công dụng đã được liệt kê ở trên, bạn cũng có thể tham khảo một số bài thuốc phổ biến từ cây thiên môn đông như sau:
-
Bài thuốc chăm sóc da: Gồm thiên môn, hồ ma nhân và thục địa với lượng như nhau, tán bột mịn, sau đó đem trộn cùng mật ong, vo thành các viên hoàn to bằng hạt long nhãn, mỗi lần sử dụng 20 viên và uống chung với nước ấm.
-
Bài thuốc trị đại tiện khó: Gồm 10g thiên môn, 12g sinh địa và huyền sâm, đương quy, hạt gai đay với lượng 10g mỗi thứ, đem sắc với nước và uống mỗi ngày đến khi khỏi bệnh.
-
Bài thuốc trị ho gà, ho lâu ngày, ho kèm đờm đặc: Gồm thiên môn và mạch môn mỗi thứ 20g; trần bì, cam thảo mỗi thứ 8g và 12g bạch bộ, mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, chia đều thành 3 lần sử dụng và uống sau khi ăn no khoảng 1 giờ.
-
Bài thuốc trị tiểu đường: Gồm thiên môn, ngũ vị tử và mạch môn với lượng như nhau, nấu thành cao đặc, sau đó cho thêm mật ong vào và để đó dùng dần.
-
Bài thuốc trị táo bón, khó ngủ, mụn nhọt: Gồm 16g thiên môn đông; liên tâm và đăng tâm thảo mỗi thứ 8g; liên nhục, thảo quyết minh và bá tử nhân mỗi thứ 12g; đem sắc thành thuốc và uống sau khi ăn no khoảng 1 giờ.
-
Bài thuốc trị lở miệng, lưỡi: Gồm thiên môn đông (đem bỏ lõi), huyền sâm và mạch môn, mỗi thứ dùng 12g, mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, chia đều thành 3 lần sử dụng và uống sau khi ăn no khoảng 1 giờ.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đây chỉ là những bài thuốc dân gian, mang tính chất tham khảo và chưa được khoa học chứng minh về độ hiệu quả. Chính vì thế, để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bản thân thì bạn nên hỏi qua ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
Cách trồng và chăm sóc cây thiên môn đông
Cách trồng cây thiên môn đông
Bạn có thể trồng cây thiên môn đông bằng cách gieo hạt hoặc tách bụi. khi tách thì cần lấy bớt đất ở sát chậu ra rồi nhẹ nhàng nhổ toàn bộ cây ra khỏi chậu để đảm bảo không bị đứt rễ cây. Sau đó, rũ phần đất dính trên rễ và tách các cây con ra khỏi bụi mới trồng vào chậu.
Cách chăm sóc cây thiên môn đông
Đặt cây ở nơi có ánh sáng tốt. Nếu bạn trồng cây trong nhà hãy mang cây ra ngoài hứng nắng 1, 2 lần/tuần vào lúc sáng sớm, mỗi lần 30 phút.
Tưới nước cho cây mỗi ngày một lần, lưu ý là phải dùng nước sạch để tưới cây, nếu không cây dễ bị vàng lá hoặc chết cây.
Lưu ý khi trồng chăm sóc cây thiên môn
Cây thiên môn đống rất kị nước ô nhiễm. Vì thế nếu bạn sử dụng nước máy thì phải cho vào bể chứa khoảng 1 đến 2 ngày mới dùng để tưới, khi nước có độ phèn cao thì để vào cho bể lắng xuống lọc trong 1-2 ngày sử dụng mới an toàn.
5 hình ảnh đẹp về cây thiên môn đông
Trên đây là chi tiết thông tin về cây thiên môn đông cùng công dụng chữa bệnh thần kỳ của cây. Hy vọng với bài viết trên của Pgdphurieng.edu.vn, bạn đã biết thêm những thông tin thú vị về một loại cây mộc mạc nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc chữa nhiều bệnh nhé!
Chọn mua xịt phòng, sáp thơm bán tại Pgdphurieng.edu.vn:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây thiên môn đông: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.