Bạn đang xem bài viết Cây tầm vông: Đặc điểm, nguồn gốc và ứng dụng trong cuộc sống tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cây tầm vông hay còn được gọi là tầm vông rừng, trúc Thái, trúc Xiêm La,… Loài cây này có tên khoa học là Thyrsostachys Siamensis, thuộc họ Tre (Bambusoideae). Tầm vông được ứng dụng rất nhiều trong đời sống.
Cây tầm vông là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây tầm vông
Cây tầm vông là loài cây có nguồn gốc tại Đông Nam Á, ở các vùng thuộc khu vực tỉnh Kandal, Svay Rieng, Prey Veng, Taboong Khmum và Mondulkiri. Ở nước ta, tầm vông được trồng phổ biến tại các tỉnh miền Nam như Tây Ninh, An Giang, Bình Dương và Bình Phước.
Ngày xưa tầm vông là một trong những vũ khí thô sơ đã giúp nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm. Chiến tranh qua đi, vào thời bình như ngày nay, tầm vông mang đến giá trị kinh tế khá cao, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của người dân cùng nhiều công dụng hữu ích trong đời sống.
Ý nghĩa phong thuỷ cây tầm vông
Vốn là loài cây đã gắn bó với người Việt Nam từ xa xưa vì thế cây tầm vông cũng mang đến giá trị phong thủy nhất định. Hình ảnh những cây tầm vông mạnh mẽ vươn cao đại diện cho sức mạnh, sự giàu có và thịnh vượng. Thích hợp trồng tại các cơ sở kinh doanh nhằm thu hút cơ hội thăng tiến và phát triển.
Đặc điểm, phân loại cây tầm vông
Thân tầm vông không có gai nhọn, có đường kính khoảng 4-6cm. Khi trưởng thành có thể cao khoảng 6-14m với 13-14 đốt. Loài cây này mọc thẳng đứng và thường mọc thành bụi từ 20-50 cây. Tầm vông có thể được thu hoạch từ năm thứ 2 (tính từ khi măng mọc). Măng tầm vông có màu trắng ngà, đặc ruột.
Tác dụng của cây tầm vông
Lá tầm vông giúp thanh nhiệt, giảm sốt, lợi tiểu. Có thể kết hợp cùng trái cây để chữa loét miệng, chữa sởi ở kỳ đang mọc, thủy đậu,… Bên cạnh đó, còn có thể hòa quyện cùng lá sả, lá hương nhu, bạc hà, khuynh diệp,… và chiết xuất thành tinh dầu, làm thuốc xông hơi điều trị cảm.
Cách trồng và chăm sóc cây tầm vông
Cách trồng cây tầm vông tại nhà
Bạn có thể đến các vườn ươm để mua cây giống. Ta cần đào hố trước khi trồng nhưng hãy lưu ý rằng nếu trồng nhiều cây, thì giữ khoảng cách các cây cách nhau 4m, các hàng cách nhau 5m.
Bón lót phân chuồng hoai mục. Bỏ vỏ bọc bầu và chậm rãi đặt cây vào hố, vun đất và ấn chặt. Sau đó, tưới nước rồi phủ thêm một lớp rơm, lá khô lên gốc cây vừa trồng.
Cách chăm sóc cây tầm vông
Cần chú ý tưới nước 2 lần mỗi tuần và bón thêm phân 2 lần trên năm nhằm đảm bảo lượng nước và dưỡng chất cần thiết cho cây. Sau 1 năm, tầm vông phát triển nhánh nhiều, vì vậy hãy thực hiện biện pháp trồng xen canh cùng các loại cây có tán lớn nhằm cản gió, tránh đổ ngã cho cây.
Vào năm thứ 4 và thứ 5, ta cần phải bón phân NPK. Đầu mùa mưa, chúng ta bón phân N nhiều hơn K để giúp măng mọc khỏe, cho ra những cây tầm vông đẹp. Và cuối mùa mưa bón lượng phân K cao hơn N để cây non cứng cáp và tăng khả năng kháng sâu bệnh.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây tầm vông
Cây tầm vông thường gặp phải các tình trạng bệnh thực vật như xoắn lùn, sâu đục thân,… Vì thế khi trồng tầm vông cần lưu ý quan sát và kiểm tra, dọn sạch gốc rồi chặt bỏ các cây yếu, sâu bệnh. Nếu phát hiện lá vàng, úa, khô héo thì cần lập tức cắt bỏ.
5 hình ảnh đẹp về cây tầm vông
Trên đây là bài viết về cây tầm vông. Hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích và thú vị xoay quanh loài cây này.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây tầm vông: Đặc điểm, nguồn gốc và ứng dụng trong cuộc sống tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.