Bạn đang xem bài viết Cây sộp: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sanh, sộp, si, đề là 4 loại cây có tuổi thọ cao và được trồng nhiều ở Việt Nam, trong đó cây sộp là loại cây thường dễ thấy tại các vỉa hè hay làm cây bonsai. Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu cách trồng, chăm sóc cũng như ý nghĩa của cây sộp qua bài viết nhé!
Cây sộp là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây sộp
Cây sộp hay còn gọi là cây trâu cổ thuộc họ Dâu tằm, có tên khoa học là Ficus superba Miq. Nguồn gốc của cây được biết đến là từ vùng nhiệt đới châu Á và vùng ôn đới châu Âu.
Đây là loại cây thân gỗ, có thể cao đến 10m nhưng thường là cao từ 5-6m, đối với cây trồng bonsai làm cảnh thì thấp hơn, bên ngoài thân có da xù xì, nhiều nhánh mọc chỉa ra nhiều hướng khác nhau.
Ý nghĩa phong thuỷ cây sộp
Cây sộp là loại cây cao lớn, sống lâu tượng trưng cho sự trường thọ, người trồng cây mong muốn nhiều điều bình an, sức sống trường thọ và cuộc sống phú quý.
Hơn thế nữa, cây sộp còn mang đến nhiều điều tốt lành, cát lợi, cát tường nên được dùng để trưng trong nhà với những cây bonsai.
Đặc điểm, phân loại cây sộp
Cây sộp đặc biệt ở chỗ có nhiều rễ phụ mọc ra từ thân và cành rũ xuống rất độc đáo, đẹp mắt. Lá của cây xanh đậm có hình bầu dục, nhọn phần đầu, nhưng khi còn non sẽ có màu đỏ tía.
Cây sộp ra hoa mọc thành cụm có dạng hình chiếc nón ngược, quả của cây tương tự quả sung nhưng nhỏ hơn, mọc khắp các nhánh cây, quả khi còn non màu xanh, chín thì màu đỏ. Cây thường ra hoa và quả từ tháng 5 đến tháng 10 mỗi năm.
Cây có sức sống mạnh mẽ, dễ trồng ở nhiều loại đất bởi khả năng chịu hạn, chịu lạnh ở mức khá, trung bình. Đồng thời cây dễ uốn nắn nên được trồng làm cây bonsai.
Tác dụng của cây sộp
Tác dụng đối với sức khoẻ
Cây sộp thường được dùng trong các bài thuốc Đông y với tác dụng chữa bệnh đau lưng, kinh nguyệt không đồng đều, liệt dương,…
Quả cây có vị ngọt, tính mát nên dùng chữa bệnh tắc tia sữa, viêm tinh hoàn, kinh nguyệt không đều,…Trong khi đó thân và rễ có vị đắng, tính bình nên giúp giải độc, phong thấp, ung nhọt, hoạt huyết,…
Lá cây sộp tính mát, có vị chua chát giúp giải độc, mụn nhọt, tiêu thũng,…
Tác dụng làm đẹp
Cây sộp thường là loại cây to lớn như cây cổ thụ nên được trồng trong công viên, công trình để tạo mảng xanh cho thiên nhiên, tạo bóng mát cho nhiều người và thải ra nhiều oxy để thanh lọc không khí.
Ngoài ra, cây cũng được uốn nắn dùng làm cây kiểng, bonsai với nhiều tiểu cảnh, tác phẩm đẹp mắt, nâng cao giá trị kinh tế.
Cách trồng và chăm sóc cây sộp
Cách trồng cây sộp tại nhà
Cây sộp khá dễ trồng bằng cách nhân giống vô tính như chiết cành, giâm cành. Bạn chỉ cần chuẩn bị đất xốp, thoát nước tốt và có dinh dưỡng theo tỉ lệ 50% – 60% đất thịt, 30% phân chuồng, rơm rạ, còn lại là phân hữu cơ, phân lân.
Sau đó bạn bóc một lớp vỏ của cây đặt vào hố trồng lớn khoảng 20-30 cm và lấp kín đất lại. Khi đặt cây xuống bạn nên đặt sâu khoảng 10cm rồi tưới nước cho cây. Bạn cũng có thể cắm thêm cây làm cọc cho cây lớn để đứng vững.
Cách chăm sóc cây sộp
Cây sộp dễ chăm sóc chỉ cần cung cấp đủ nước cho cây, nhất là mùa khô, kết hợp bón phân lân, đạm, NPK cho cây rồi tưới nước sau mỗi lần bón.
Đồng thời bạn cũng nên làm cỏ, kiểm tra sâu bệnh ở cây thường xuyên để có cách giải quyết kịp thời.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây sộp
- Vào mùa khô nên tưới đủ nước cho cây.
- Bón phân định kỳ để cây sinh trưởng tốt.
- Thưởng xuyên quan sát tình trạng sinh trưởng của cây để khắc phục kịp thời.
10 hình ảnh đẹp về cây sộp
Vừa rồi là những thông tin về cách trồng, chăm sóc cây sộp cũng như ý nghĩa của loại cây này trong cuộc sống. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây sộp: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.