Cùng tìm hiểu về cây cát cánh, loài cây mà nhiều người chưa hẳn đã biết đến nhưng có nhiều lợi ích với sức khỏe qua bài viết sau đây nhé!
Cây cát cánh là một loài cây được dùng để làm các phương thuốc y học cổ truyền. Hôm nay, hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn khám phá về lợi ích của cây cát cánh này nhé!
Cây cát cánh là gì?
Mộc tiện, kết canh, cánh thảo, bạch dược, phù hổ là tên gọi khác dành cho loại cây cát cánh. Tên khoa học của nó là Platycodon grandiflorum, thuộc giống họ hoa chuông Campanulaceae. Nguồn gốc được biết đến tập trung ở vùng Đông Bắc châu Á, nhất là các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc.
Loại cây này có chiều dài lá từ 5-12cm mọc đối xứng lẫn nhau, sống lâu năm trên các cánh đồng, vùng núi, với chiều cao trung bình từ 40-100cm.
Hoa cát cánh có màu tím đẹp mắt hình chuông, mép có 5 cánh với các đường gân sẫm màu. Bộ phận thường dùng làm thuốc là rễ cây màu vàng nhạt, được thu hoạch rồi sấy hoặc đem phơi khô.
Lợi ích của cát cánh đối với sức khỏe
Cây cát cánh dùng làm thuốc vì chứa nhiều hoạt chất có lợi như: Platycodin C, D, A, Polygalin acid, Platycogenic acid, b-D-Glucoside, Methyl 2-O-Methylplatyconate-A, a-Spinasteryl, a-Spinasterol,…đồng thời cũng có chất xơ, chất sắt, protein, vitamin.
Trong y học hiện đại
Trong một số nghiên cứu thí nghiệm cho thấy, cây cát cánh khi được dùng làm dược liệu có tác dụng làm giảm đường huyết, điều chỉnh nội tiết. Mặt khác, nước được sắc từ loại cây này cũng góp phần ngăn ngừa và làm giảm các loại nấm gây bệnh trên da.
Hoạt chất saponin có trong cây cát cánh có tác dụng kháng viêm, giảm đau đáng kể, đồng thời giúp giải nhiệt, chống viêm loét dạ dày và có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon. Đối với hệ hô hấp, cây cát cánh có tác dụng giảm ho, long đờm hiệu quả.
Liều dùng và lưu ý khi sử dụng cát cánh
Với những bài thuốc sử dụng cát cánh dưới dạng bột uống hoặc thuốc sắc thì chỉ nên dùng từ 4-12g/lần tùy theo mục đích sử dụng.
Một số lưu ý đối với người dùng khi sử dụng các loại thuốc có chứa cây cát cánh:
- Người bị ho lao, ho mãn tính, viêm phế quản, ho khan ít đờm nên tránh dùng cát cánh trong thời gian dài vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Người bị viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày không nên uống nhiều cát cánh.
- Cát cánh kỵ với thịt lợn chính vì thế tuyệt đối không ăn thịt lợn khi uống thuốc chứa cát cánh.
- Người bị ho lâu ngày kèm theo ho ra máu không nên dùng.
Bên trên là những thông tin về cây cát cánh, mong qua bài viết trên các bạn biết thêm một loại cây mới cũng như những điều bổ ích và thú vị mà nó mang lại.
Nguồn: Sức khỏe và đời sống
Mua găng tay tại Pgdphurieng.edu.vn để trồng hoa nhé:
Pgdphurieng.edu.vn