Cấu trúc đề thi vào 10 Tỉnh Bình Phước bao gồm các môn Toán, Lý, Hóa, Ngoại Ngữ, Văn. Với cấu trúc đề thi vào 10 này sẽ giúp quý thầy cô và các bạn học sinh có định hướng ôn tập hiệu quả cho kỳ thi sắp tới tốt nhất.
Cấu trúc mỗi môn thi sẽ có các nội dung cũng như kiến thức cần nắm khác nhau, các bạn học sinh nên vận dụng tốt để có được số điểm như ý nhé. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: TOP 45 đề thi vào 10 môn Toán, các dạng Toán 9 ôn thi vào 10.
1. Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Toán
1. Môn Toán chung
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 .
– Các phép tính và các phép biến đổi đơn giản về căn bậc hai.
– Rút gọn và tính giá trị biểu thức đại số.
Câu 2
– Hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai. Tương giao giữa đường thẳng và đường thẳng, giữa đường thẳng và parabol.
– Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
Câu 3
– Đinh lí Vi-ét và ứng dung. Phương trình quy về phương trình bậc hai.
-Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình, phương trình bậc hai.
Câu 4. Bài toán thực tế đơn giản liên quan đến hệ thức lượng trong tam giác vuông.
Câu 5. Bài toán tổng hợp về đường tròn.
– Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
– Chứng minh tứ giác nội tiếp.
– Các mối liên hệ giữa tiếp tuyến và dây cung.
2. Toán chuyên.
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1
+ Rút gọn biểu thức chứa căn.
+ Tính giá trị của biểu thức chứa căn.
+ Chứng minh một biểu thức có điều kiện.
Câu 2. Giải phương trình và hệ phương trình.
1. Giải phương trình
– Phương trình bậc hai chứa tham số và một số vấn đề về nghiệm sử dụng định lý vi-et.
+ Chứng minh phương trình bậc hai có nghiệm (vô nghiệm).
+ Tìm điều kiện để phương trình bậc hai có nghiệm: 1 nghiệm, 2 nghiệm.
+ Xét dấu các nghiệm của phương trình bậc hai.
+ Tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm không phụ thuộc vào tham số.
+ Tìm điều kiện để phương trình bậc hai có hai nghiệm thỏa mãn một hệ thức đối với hai nghiệm.
+ Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức chứa hai nghiệm.
+ Tìm điều kiện để hai phương trình có nghiệm chung.
+ Tìm điều kiện để hai phương trình tương đương.
+ Tìm điều kiện để phương trình có nghiệm nguyên.
+ Quan hệ giữa các nghiệm của hai phương trình bậc hai.
– Phương trình trùng phương: ax2 + bx2+c=0, (a+ 0)
+ Điều kiện để phương trình có: 1 nghiệm, 2 nghiệm, 3 nghiệm, 4 nghiệm.
+ Tìm điều kiện để phương trình có 4 nghiệm thỏa một hệ thức.
– Phương trình bậc 3: Bài toán liên quan đến số nghiệm của phương trình bậc 3.
– Một số phương trình hữu tỉ quy về bậc hai.
– Phương trình vô tỉ. .
+ Phương pháp biến đổi tương đương.
+ Phương pháp đặt ẩn dụ.
+ Đặt ẩn phụ đưa về phương trình hữu tỉ.
+ Đặt ẩn phụ đưa về hệ phương trình.
+ Phương pháp nhân lượng liên hợp.
+ Nhóm tổng bình phương.
2. Hệ phương trình
+ Hệ phương trình bậc nhất chứa tham số.
+ Hệ đối xứng loại I, loại II.
+ Hệ phương trình đặt ẩn phụ đưa về hệ đối xứng.
+ Hệ phương trình giải bằng phương pháp thế, cộng.
+ Hệ phương trình đẳng cấp.
+ Hệ phương trình đồng bậc.
3. Hàm số: Hàm số bậc hai y=ax2 (P).
+ Bài toán về sự tương giao giữa (P) và đường thẳng (d) y=kx + b.
+ Điều kiện để (d) tiếp xúc với (P).
+ Điều kiện để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt A(XA;yA), B(XB:B) thỏa hệ thức về XA, XB.
Câu 3. Số học
– Chứng minh chia hết.
– Các bài toán về số chính phương: tính chất cơ bản về số chính phương. – Các bài toán về số nguyên tố.. – Giải phương trình nghiệm nguyên.
+ Phương trình nghiệm nguyên đưa về dạng: A(x,y).B(x,y)
+ Phương trình nghiệm nguyên giải bằng phương pháp giới hạn miền nghiệm.
+ Phương trình nghiệm nguyên giải bằng phương pháp dùng tính chất của số. chính phương, tính chất chia hết và chia có dư.
Câu 4. Hình học 1. Các bài toán chứng minh
+ Chứng minh tam giác đồng dạng, tứ giác nội tiếp.
+ Ba điểm thẳng hàng, 3 đường thẳng đồng quy, đi qua điểm cố định,…
+ Chứng minh vuông góc, chứng minh song song.
+ Chứng minh tiếp tuyến,..
+ Chứng minh đẳng thức.
2. Các bài toán về tính toán:
Tính độ dài, diện tích.
3. Bài toán về cực trị hình học.
Câu 5
1. Bất đẳng thức.
+ Bất đẳng thức biến đổi tương đương.
+ Bất đẳng thức sử dụng bất đẳng thức Côsi, Bunhiacopski.
+ Bất đẳng thức sử dụng các bất đẳng thức phụ thường gặp.
2. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
+ Tìm GTLN, GTNN bằng phương pháp nhóm bình phương.
+ Tìm GTLN, GTNN bằng phương pháp dùng bất đẳng thức.
3. Bài toán tổ hợp (sử dụng nguyên lý Dirichlet, nguyên lý cực hạn)
2. Cấu trúc đề thi vào 10 môn Vật lí
– Thời gian làm bài: 150 phút
– Hình thức thi: tự luận
- Phần cơ: 20%
- Phần nhiệt: 20%
- Phần Điện và điện từ học: 30%
- Phần quang: 20%
- Phần Thí nghiệm thực hành: 10%
– Một số lưu ý:
- Hạn chế sử dụng toán học khó trong giải bài tập.
- Không ra đề trong phần giảm tải.
3. Cấu trúc đề thi môn Hóa học
– Thời gian làm bài: 150 phút
– Hình thức thi: tự luận
Câu 1: Vận dụng khái niệm: chất, nguyên tử, phân tử, mol, dung dịch.
Câu 2: Gồm 2 ý: vận dụng tính chất hóa học và điều chế (trong sách giáo khoa và sách bài tập) các chất như: chuỗi phản ứng, nêu và giải thích hiện tượng, nhận biết, điều chế, loại bỏ tạp chất,….
Câu 3: Gồm 3 ý:
+Bài tập về phi kim.
+ Bài tập về kim loại.
+ Bài tập tổng hợp vô cơ. (không đánh đố về phản ứng hóa học, chỉ dùng các phản ứng trong sách giáo khoa, sách bài tập)
Câu 4:
Hidrocacbon. (ankan, anken, ankin, hiđrocacbon thơm) (không đánh đố về phản ứng hóa học, chỉ dùng các phản ứng trong sách giáo khoa, sách bài tập)
Câu 5: Ancol – axit cacboxylic – este – polime – cacbohidrat. (không đánh đố về phản ứng hóa học, chỉ dùng các phản ứng trong sách giáo khoa, sách bài tập)
Câu 6: Phương án thực hành thí nghiệm (không đánh đố về phản ứng hóa học, chỉ dùng các phản ứng trong sách giáo khoa, sách bài tập)
4. Cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn
1. Môn Ngữ Văn đề chung
Thời gian làm bài: 120 phút.
Phần I: Đọc hiểu văn bản
– Văn bản: Đưa ra một ngữ liệu, ngữ liệu đó có thể nằm trong hoặc ngoài chương trình những kiến thức sẽ phù hợp với chương trình, đối tượng học sinh.
– Số lượng câu hỏi: 03 câu ở 03 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng).
Phần II: Làm văn gồm 02 câu
– Câu 1: Viết 1 đoạn văn nghị luận xã hội bám sát vào chủ đề của đoạn đọc hiểu.
– Câu 2: Viết 1 bài văn nghị luận văn học (1 bài thơ, 1 đoạn thơ, 1 tác phẩm truyện…).
2. Môn Ngữ Văn đề chuyên
– Thời gian làm bài 150 phút.
– Cấu trúc đề gồm 02 phần:
Phần 1: Nghị luận xã hội.
Phần 2: Nghị luận văn học.
5. Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Anh
1. Tiếng Anh chung
– Thời gian làm bài: 60 phút.
– Trắc nghiệm:
+ Ngữ âm (Pronunciation): 3 câu.
+ Ngữ pháp (Grammar): 6 câu.
+ Cấu trúc (Structures) :4 câu.
+ Communication: 2 câu.
+ Điền khuyết (Guided cloze): 6 câu.
+ Tìm lỗi sai (Error identification): 3 câu.
– Phần tự luận:
+ Dạng thức từ (Word form): 4 câu.(1 câu động từ, 1 danh từ, 1 tính từ, 1 trạng
+ Đọc hiểu (True – False): 4 câu.
+ Viết :4 câu/2.0 điểm.
+ Sentence transformation : 2 câu.
+ Combination : 2 câu.
2. Tiếng Anh chuyên
Thời gian làm bài: 150 phút *
Phần kiến thức ngôn ngữ
– Trắc nghiệm kiến thức ngôn ngữ:
+ Phonetics / Stress: (4 câu)
+ Language Function: (4 câu).
+ Synonym + Antonym: (4 câu).
+Lexical – Grammar: (18 câu).
– Tự luận kiến thức ngôn ngữ
+ Word form: ( 10 câu).
+ Error Identification: ( đoạn văn 5 lỗi)
+ Preposition and Phrasal Verbs: (10 câu).
* Phần kỹ năng ngôn ngữ – Nghe: (15 câu)
+ Trắc nghiệm (5 câu)
+ Điền vào chỗ trống (5 câu) có qui định số từ
+ True – False (5 câu)
– Đọc hiểu: (20 câu)
+ Guided cloze test (6 câu)
+ Open cloze test (6 câu)
+ Reading Comprehension (8 câu)
* Writing (2.0đ)
– Sentence transformation (5 câu) trong đó 3 câu có từ khóa
– Writing a paragraph (100 – 150 từ): Chủ đề trong chương trình THCS
Ghi chú: Cấu trúc các môn còn lại, Sở GDĐT sẽ thông báo sau khi được chọn làm môn thi Kỳ thi tuyển sinh lớp 10.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cấu trúc đề thi vào 10 tỉnh Bình Phước năm 2023 – 2024 Cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.