Bạn đang xem bài viết Cẩn thận khi con bị hăm da do tiêu chảy tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hăm da do tiêu chảy ở trẻ nhận được ít sự quan tâm từ ba mẹ. Tình trạng này nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến cho vết hăm ngày càng lan rộng ra, gây ra những biến chứng nặng nề.
Hăm da do tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy không phải là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng, dễ dẫn đến tử vong. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên những trường hợp tiêu chảy nặng thường xảy ra đối với những bệnh nhi dưới 2 tuổi. Để điều trị bệnh lý tiêu chảy thì cần kết hợp dùng thuốc, bù dịch, có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Một biến chứng mà cha mẹ thường có tâm lý chủ quan mà bệnh lý này gây ra là hăm vùng kín do tiêu chảy. Đây là tình trạng vùng da xung quanh hậu môn của trẻ bị viêm tấy, đỏ lên trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, vì vậy cần phát hiện kịp thời để có cách điều trị và chăm sóc vùng da bị hăm đúng phương pháp, tránh tình trạng loét, nhiễm trùng đường tiết niệu, nặng hơn là nhiễm trùng huyết.
Số liệu cho thấy, vấn đề tiêu chảy gây hăm da thường gặp nhiều đối với trẻ dưới 3 tuổi và trẻ nam dễ bị hơn trẻ gái. Hăm vùng kín do tiêu chảy có nguy cơ cao với những trẻ tiêu chảy nhiều hơn 10 lần trong vòng 24 giờ đồng hồ. Ngoài ra, những trẻ bú bình hoặc cha mẹ dùng tã cho trẻ không đúng cách cũng gây ra hăm da trong thời gian trẻ mắc bệnh tiêu chảy. Vì hậu môn là khu vực ít bộc lộ trực tiếp nên rất khó quan sát và phát hiện sớm tình trạng hăm da do tiêu chảy.
Nguyên nhận gây hăm da do tiêu chảy
Nguyên nhân gây ra hăm da do tiêu chảy là bởi vùng da xung quanh hậu môn của trẻ là vị trí tiếp xúc nhiều với những chất kích thích. Khi trẻ bị tiêu chảy nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì vùng da quanh hậu môn sẽ ở trong tình trạng ẩm ướt với phân và nước tiểu. Trong phân và nước tiểu của trẻ có chứa những vi sinh vật, men đường ruột, amoniac là những tác nhân gây kích thích da khiến vùng da này bị hăm, mẩn đỏ, lâu ngày sẽ dẫn đến loét da.
Ngoài ra thì da bé rất mỏng, nhạy cảm, khả năng bảo vệ của da trước những chất gây viêm nhiễm cũng rất thấp nên tạo điều kiện thuận lợi để da vùng kín bị hăm.
Đối với trường hợp dùng tã sai cách hay chọn kích thước tã chật quá so với trẻ sẽ khiến vùng da hậu môn bị cọ xát, gây ra hăm da do tiêu chảy.
Điều trị hăm da do tiêu chảy
Nếu hăm da do tiêu chảy mức độ nhẹ, chỉ có vết hăm đỏ trong những ngày đầu sau khi hết tiêu chảy thì có thể bôi kem hăm cho trẻ để làm mịn da vùng quanh hậu môn, chống viêm và điều trị đặc hiệu đối với những vết hăm. Một số loại kem trị hăm có thể sử dụng trong giai đoạn này đó là Sudocrem, Bepanthen, Skinbibi…
Ngoài ra, ba mẹ cũng cần chú ý vệ sinh vùng hậu môn thường xuyên, lau khô sau khi trẻ vệ sinh và giữ vùng kín của trẻ luôn được khô thoáng, đặc biệt là trước khi bôi thuốc trị hăm. Thuốc thường cho thấy hiệu quả rõ rệt sau khoảng 1 – 2 ngày dùng thuốc.
Nếu hăm da không đáp ứng với thuốc diệt khuẩn thì cần đưa trẻ đến những bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ khám và chẩn đoán mức độ nặng của bệnh, từ đó có chỉ định thuốc bôi để chống viêm kết hợp với thuốc kháng sinh liều lượng phù hợp.
Hăm da do tiêu chảy là tình trạng xảy ra sau khi bé bị tiêu chảy, không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả lớn, gây nguy hiểm cho toàn thân trẻ. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được tư vấn.
Nguồn: Vinmec
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cẩn thận khi con bị hăm da do tiêu chảy tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.