Bạn đang xem bài viết Cần chuẩn bị gì khi là F0, F1 đi cách ly tập trung tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trước tình hình số ca bệnh Covid-19 đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng, cách ly tập trung là một biện pháp giúp kiểm soát nguồn lây nhiễm tốt nhất. Hãy cùng nhau tìm hiểu cần chuẩn bị gì khi đi cách ly tập trung nhé!
Chuẩn bị trước những thứ thiết yếu
Khi đi cách ly tập trung bạn nên chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho bản thân như:
- Đồ dùng chống dịch, khử khuẩn: khẩu trang y tế, kính chống giọt bắn, găng tay sử dụng 1 lần, túi ni lông to bọc hành lý khi khử trùng, nước rửa tay, nước súc họng, nhiệt kế,…
- Thực phẩm và dụng cụ ăn uống: sữa, trà, cà phê, mì tôm, đồ ăn vặt, ngũ cốc, nước, cốc nước, bộ bát thìa đũa, bộ dao kéo, không dùng chung với người khác.
- Một số dụng cụ khác: Các loại thuốc cá nhân trị dị ứng, hen suyễn, đau bụng, dầu gió, bộ chăn gối gọn nhẹ, móc phơi quần áo, bọc ni lông,..
Chuẩn bị các loại thuốc cá nhân trước khi đi cách ly tập trung
Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng những vật dụng thiết yếu trên:
Nước rửa tay
Rửa tay là một biện pháp quan trọng cần thực hiện thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Bạn có thể sử dụng nước rửa tay dạng dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn, dung dịch nước rửa tay hoặc xà phòng.
Các bước rửa tay đúng cách:
- Bước 1: Làm ướt tay dưới vòi nước đang chảy.
- Bước 2: Sau đó chà xát lòng bàn tay với xà phòng để tạo bọt.
- Bước 3: Dùng bàn tay này xoa mu bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay của tay kia sau đó tiến hành ngược lại.Thực hiện động tác này ít nhất trong 20 giây.
- Bước 4: Rửa sạch tay dưới vòi nước đang chảy.
- Bước 5: Lau khô bằng khăn sạch hoặc hong khô tay.
Nên rửa tay đúng cách để giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19
Nước súc họng
Súc họng đúng cách và thường xuyên rất cần thiết để bảo vệ cơ thể vì sẽ hạn chế việc virus từ miệng xuống phổi, giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hay các loại nước súc họng chuyên dụng.
Các bước súc họng đúng cách:
- Bước 1: Cho ra ly khoảng 5-10 ml nước sức họng.
- Bước 2: Đưa lượng nước vào miệng và tiến hành súc miệng trong vòng 1 phút.
- Bước 3: Giữ tư thế ngửa cổ và khò để đưa nước súc họng xuống sâu vùng hầu họng trong 15 giây, lặp lại 3 lần.
- Bước 4: Nhổ bỏ phần nước súc họng vào ly giấy và bỏ đúng nơi quy định.
Súc họng đúng cách giảm nguy cơ nhiễm bệnh Covid-19
Nhiệt kế:
Sốt là một biểu hiện của bệnh Covid-19, thường sử dụng nhiệt kế để phát hiện tình trạng này. Hiện nay có nhiều loại nhiệt kế trên thị trường như nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại.
Cách dùng nhiệt kế thủy ngân/nhiệt kế điện tử:
- Bước 1: Cho nhiệt kế xuống dưới 35 độ C bằng cách vẩy mạnh với nhiệt kế thuỷ ngân, cắm xuống nước với nhiệt kế điện tử.
- Bước 2: Giữ nguyên nhiệt kế ở vị trí cần đo trong 5 – 7 phút.
- Bước 3: Lấy nhiệt kế ra khỏi người bệnh và đọc kết quả đo được.
Cách dùng nhiệt kế hồng ngoại: Đặt nhiệt kế cách trán khoảng 2 – 3 cm, sau đó di chuyển nhiệt kế một cách từ từ sang vùng thái dương để thiết bị dò tìm đỉnh nhiệt. Sau 3 giây đọc kết quả hiển thị trên máy.
Đặt nhiệt kế hồng ngoại cách trán khoảng cách 2 – 3 cm khi đo nhiệt độ
Máy theo dõi SpO2
Chỉ số SpO2 là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi, giá trị bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 95% đến 100%. Chỉ số này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng máu thiếu oxy, từ đó có thể xử lý và điều trị kịp thời cho bệnh nhân, tránh biến cố đáng tiếc xảy ra.
Kiểm tra thông số Oxy trong máu bằng cách đo SpO2 theo hướng dẫn y tế
- Chỉ số SpO2 trong khoảng 97 – 99%: Nồng độ oxy trong máu bình thường. Tiếp tục theo dõi trong vài ngày tiếp theo để xem chỉ số có ổn định không.
- Chỉ số SpO2 trong khoảng 94 – 96%: Nồng độ oxy trong máu giảm nhẹ. Nên hỏi ý kiến Bác sĩ để quyết định xem bệnh nhân có cần hỗ trợ thở oxy hay không.
- Chỉ số SpO2 trong khoảng 90 – 93%: Nồng độ oxy trong máu ở mứcthấp. Liên hệ với Bác sĩ ngay để hỗ trợ thở Oxy cho bệnh nhân.
- Chỉ số SpO2 khi bệnh nhân không thở oxy hoặc SpO2 khi đã trợ thở oxy: Thường bắt đầu xuất hiện các triệu chứng về suy hô hấp như khó thở, tần số thở tăng,… Liên hệ ngay với Bác sĩ hay đến trung tâm Y tế gần nhất.
- Chỉ số SpO2 : Đây là biểu hiện của tình trạngnặng, thường xuất hiện các triệu chứng suy hô hấp nặng và thở gắng sức. Gọi cấp cứu hoăc đến các cơ sở Y tế gần nhất.
Theo dõi nhịp thở thế nào?
Người bệnh điều trị Covid-19 tại nhà nên theo dõi nhịp thở để phát hiện các biểu hiện bất thường ở đường hô hấp và thông báo ngay với cơ sở Y tế gần nhất khi:
- Nhịp thở ≥ 20 lần/phút đối với người trưởng thành.
- Nhịp thở ≥ 30 lần/phút đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
- Nhịp thở ≥ 40 lần/phút đối với trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi (đếm nhịp thở trong 1 phút khi trẻ không khóc).
Máy theo dõi SpO2 giúp phát hiện tình trạng máu thiếu oxy
Những thông tin cần biết khi vào khu cách ly
Thông tin cơ bản về địa điểm đang cách ly/ điều trị
Trước khi cách ly tập trung hay đi đến nơi điều trị Covid-19, bạn và người thân nên tìm hiểu các thông tin cơ bản sau:
- Tên khu cách ly hay bệnh viện điều trị.
- Địa chỉ cụ thể của địa điểm cách ly/ điều trị gồm khu nhà nào, số tầng, số dãy, số phòng.
- Cách thức để liên hệ Nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường hay các trường hợp khẩn cấp như số điện thoại, chuông báo động,…
Tìm hiểu các thông tin cơ bản về địa điểm đang cách ly hoặc điều trị
Cách tra cứu thông tin người thân đang điều trị COVID-19
Truy cập vào địa chỉ https://tracuuf0.medinet.org.vn, nhập các thông tin cần thiết của người bệnh như họ tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, số CMND/CCCD để tra cứu thông tin đang điều trị Covid-19.
Sau khi thực hiện xong, trang web sẽ hiện những thông tin của người bệnh gồm tên, địa chỉ, số điện thoại của bệnh viện, tình trạng bệnh và thông tin về người bệnh như họ tên, giới tính, năm sinh, CMND/CCCD, địa chỉ (phường, quận, thành phố).
Tìm hiểu về hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19
Những lưu ý khi sinh hoạt tại khu cách ly
Để tránh lây nhiễm trong khu cách ly, bạn nên thực hiện các biện pháp dự phòng như:
- Đeo khẩu trang thường xuyên và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.
- Giữ gìn vệ sinh tại khu cách ly.
- Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa.
- Không dùng chung vật dụng với người trong khu cách ly.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và hạn chế đưa tay lên mặt.
Thường xuyên rửa tay với xà phòng để tránh lây nhiễm trong khu cách ly
Xem thêm:
- Hướng dẫn tự cách ly y tế tại nhà đối với người nghi nhiễm Covid-19.
- Chuẩn bị nơi làm việc sẵn sàng phòng chống Covid-19.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin để chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết khi đi cách ly tập trung. Bạn nên giữ tinh thần thoải mái, tuân thủ các quy định của khu cách ly, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để phòng chống bệnh hiệu quả nhé!
Nguồn: Syt Hà Nội, gov
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cần chuẩn bị gì khi là F0, F1 đi cách ly tập trung tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.