Có thể thấy, lễ hội đền chùa chính là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam. Trong số đó, nổi bật phải kể đến là Đền Trần Nam Định. Nếu bạn đang có ý định tham quan Đền Trần Nam Định thì bài viết dưới đây của chúng mình sẽ giúp ích cho bạn!
1. Đền Trần Nam Định ở đâu và thờ ai?
Trần Miếu hay còn được gọi là Đền Trần – đây được xem là một trong những quần thể đền thờ nổi tiếng ở phía Bắc. Đền tọa lạc trên đường Trần Thừa, Lộc Vượng, Nam Định bên cạnh là quốc lộ 10.Hiện nay, nơi đây đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Đền Trần thờ ai? Đền Trần Nam Định chính là nơi thờ 14 vị vua, quan nhà Trần chính là nơi dâng ân cho nhà Trần. Đền Trần được xây dựng vào năm 1695 trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần – nơi bị quân nhà Minh phá hủy vào thế kỷ XV.
Trần Miếu hay còn được gọi là Đền Trần – đây được xem là một trong những quần thể đền thờ nổi tiếng ở phía Bắc
Nghi lễ khai ấn bắt nguồn từ thời nhà Trần từ sau khi nhà Trần đánh thắng quân Mông Nguyên lần thứ nhất nhằm tế lễ trời đất, tổ tiên, phong chức tước cho người có công và mở đầu cho năm làm việc mới thuận lợi.
Nghi lễ khai ấn đền Trần có ý nghĩa nhân văn lớn lao: cầu mong cho thái bình thịnh trị, cầu mong mọi nhà hưởng lộc ấn đền Trần “tích phúc vô cương”, cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng. Hiện nay nhiều người nghĩ rằng xin ấn đền Trần là xin bùa đền Trần giúp thăng quan tiến chức. Đây là quan điểm nhầm lẫn và làm mất đi tính nhân văn của “khai ấn đền Trần”.
2. Tham quan Đền Trần Nam Định vào thời gian nào thì phù hợp?
Mỗi năm, nơi đây tổ chức 2 lễ hội lớn đó vào lễ khai ấn đền Trần vào tháng giêng và tháng tám thu hút được đông đảo du khách ghé thăm.
Năm nào cũng thế, không chỉ người dân địa phương hay ở trong tỉnh mà du khách thập phương về đây cũng có rất nhiều, chính vì thế mà khó tránh khỏi được cảnh đông đúc. Lễ hội khai ấn đầu xuân được diễn ra từ 14 – 15 tháng Giêng, từ tối ngày 14 đã bắt đầu các nghi thức như rước hòm ấn từ cung Cố Trạch sang đền Thiên Trường và sau đó làm lễ làm lễ khai ấn vào giờ Tý,… Đối với những vị khách thực sự muốn xin ấn thì nên nghỉ một đêm ở thành phố để ngày mai xuất phát từ sớm.
Lễ hội Đền Trần Nam Định lại được tổ chức từ ngày 15 – 20 tháng 8 âm lịch. Đầu tiên đó chính là các thủ tục rước từ đình và đền xung quanh với mục đích dâng hương đền Thiên Trường. Còn phần hội sẽ có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như diễn võ thuật, múa lân, đi cầu kiều và hát văn.
Năm nào cũng thế, không chỉ người dân địa phương hay ở trong tỉnh mà du khách thập phương về đây cũng có rất nhiều, chính vì thế mà khó tránh khỏi được cảnh đông đúc
3. Di chuyển đến Đền Trần Nam Định như thế nào?
Quãng đường từ Hà Nội về Đền Trần Nam Định là khoảng 87km cho nên du khách có thể dễ dàng để tự đi xe đến. Dọc theo cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, bạn sẽ đi vào đường Phủ Lý Hà Nam rồi sẽ rẽ tiếp vào đường 21 để đi đến Thái Bình. Từ thành phố Thái Bình thì bạn sẽ đi theo biển chỉ dẫn một đoạn là đến Nam Định. Đến cầu vượt ở đầu thành phố thì bạn sẽ rẽ trái lại theo đường 10 khoảng 2 – 3km là sẽ đến.
Thành phố Nam Định chỉ cách Đền Trần 4km, chính vì thế mà du khách có thể dễ dàng tự đi xe đến hay là bắt taxi hoặc xe ôm. Đáng chú ý, trong những ngày lễ hội diễn ra du khách về đây có rất nhiều bạn nên hỏi trước và thống nhất giá với lái xe tránh trường hợp bị chặt chém.
Và từ thành phố Nam Định đi theo hướng đại lộ Thiên Trường, rẽ phải vào đường 10. Đi tiếp khoảng 2,5km đến ngã tư Tức Mạc thì bạn rẽ trái vào Trần Tự Khánh và tiếp tục rẽ phải vào Trần Thừa là đến khu di tích Đền Trần.
Du khách đi xe cá nhân trước khi vào trong thì nhớ gửi xe ở bãi đổ xe trước đền nhé. Trước mỗi bãi đỗ xe đều có người trông coi cũng như được dán bảng giá niêm yết.
4. Giờ mở cửa của Đền Trần Nam Định
Địa chỉ: Phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Việt Nam.
Đền Trần mở cửa đón khách tham quan, chiêm bái từ 6h30 đến 18h00 (không kể các ngày lễ hội và khai ấn hàng năm). Lịch hoạt động các ngày bao gồm cả ngày lễ, tết trong tuần từ thứ 2 cho đến Chủ Nhật.
Đền Trần mở cửa đón khách tham quan, chiêm bái từ 6h30 đến 18h00 (không kể các ngày lễ hội và khai ấn hàng năm)
5. Giá vé tham quan Đền Trần Nam Định bao nhiêu?
Đến thời điểm hiện tại, Đền Trần Nam Định không thu vé tham quan, vào cổng. Đền Trần luôn mở cửa với du khách thập phương và dĩ nhiên khi đến đây tự túc bằng xe cá nhân thì bạn chỉ mất phí gửi xe ở cổng.
Cụ thể, có 2 bãi gửi xe ở ngay trước cửa Đền Trần. Bãi gửi xe số 1 có sức chứa 3.000 phương tiện còn bãi số 2 chứa được 2.500 phương tiện.
6. Kiến trúc của Đền Trần Nam Định
Đền Trần Nam Định chính là một quần thể đền thờ với ba công trình đền thờ, trong đó có bao gồm Đền Thượng, Đền Hạ và Đền Trùng Hoa.
Đền Thượng
Đền Thượng hay còn có tên gọi đó là Đền Thiên Trường. Đền Thượng được xây dựng trên nền đền Thái Miếu và đền Trùng Quang của nhà Trần, trước đó là đền thờ của họ Trần.
Điện Trùng Quang chính là nơi làm việc của các Thái Thượng Hoàng nhà Trần. Đền Trần Nam Định hiện nay được nhân dân địa phương dựng vào năm Chính Hòa thứ 15 (tức là năm 1695) bằng gỗ. Vào năm 1773, 1854, 1895, 1907, 1908 điện Trùng Quang được mở rộng cũng như trùng tu rất nhiều lần.
Đền Thượng hiện nay bao gồm tiền đường, trung đường, chánh điện và thiêu hương, 2 dãy tả vũ và hữu vũ, 2 dãy tả mạc và hữu tẩu, 2 dãy đông cùng với tây giải vũ. Tất cả có 9 khu vực, 31 căn phòng nhỏ. Khung điện bằng gỗ lim còn nền được lát gạch, mái được lợp bằng ngói.
Đền Hạ
Cũng giống như Đền Thượng, Đền Hạ còn mang một cái tên khác đó là đền Cố Trạch. Đền Hạ nằm ở phía đông Đền Thượng khi nhìn từ phía sân vào. Đền Hạ được xây dựng vào năm 1894 theo tấm bia “Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi ký” và người ta tìm thấy ở phía đông đền Thượng khi Đền Thượng được tu sửa vào năm Tự Đức thứ 21 (năm 1868) trị vì. Trong đền có một mảnh bia có khắc chữ Hưng Đạo Cố Trạch (Nhà cũ của Hưng Đạo). Chính vì thế mà khi ngôi đền này được xây dựng vào năm 1894 và khánh thành vào năm 1895 thì ngôi đền được gọi là Cố Trạch Tự hay là Đền Hạ.
Trong Đền Hạ có bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình của ông và gia đình của tướng quân. Sân trước của Đền Hạ chính là nơi đặt bài vị của ba vị tướng họ Trần Hưng Đạo, Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa.
Đền Hạ được xây dựng vào năm 1894 theo tấm bia “Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi ký” và người ta tìm thấy ở phía đông đền Thượng khi Đền Thượng được tu sửa vào năm Tự Đức thứ 21 (năm 1868) trị vì
Đền Trùng Hoa
Nằm ở trong khu quần thể Đền Trần Nam Định, đây chính là ngôi đền mới nhất so với hai ngôi đền còn lại. Đền Trùng Hoa chính là một ngôi đền mới, được chính quyền tỉnh Nam Định cùng với sự tài trợ kinh phí từ phía Chính phủ khởi công xây dựng từ năm 2000.
Nền của ngôi đền tọa lạc ở trên nền cũ cung Trùng Hoa xưa, đây là nơi các vị hoàng đế nhà Trần đến bàn chuyện chính sự với các Thái Thượng Hoàng.
Khi bước vào đền Trùng Hoa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 14 pho tượng bằng đồng tượng trưng cho 14 vị vua nhà Trần được đặt ở khu vực trung tâm đền cũng như tòa chính tẩm. Đối với tòa còn lại là tòa thiêu hương thì được dùng để đặt ngai vàng và bài vị của những viên quan có công với triều Trần.
Nền của ngôi đền tọa lạc ở trên nền cũ cung Trùng Hoa xưa, đây là nơi các vị hoàng đế nhà Trần đến bàn chuyện chính sự với các Thái Thượng Hoàng
7. Đến xin lộc Đền Trần Nam Định cần sắm lễ gì?
Theo như tập quán cổ truyền, lễ vật dành cho các buổi lễ được tổ chức ở các phủ, đền, miếu có thể lớn – nhỏ, nhiều – ít tùy vào tâm. Trong các lễ cúng Thánh, Thần, Mẫu thì chúng ta mua các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng.
Theo như tập quán cổ truyền, lễ vật dành cho các buổi lễ được tổ chức ở các phủ, đền, miếu có thể lớn – nhỏ, nhiều – ít tùy vào tâm
8. Văn khấn xin lộc tại Đền Trần Nam Định
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều.
Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.
Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triệu tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ bá trị hiện linh trác vỹ, Minh đức trí nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực “trung hưng, Thượng đẳng tôn thân, Ngọc bệ tiền.
Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vị vương cô Hoàng Thánh.
Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.
Hương tử con là: ………………….ngụ tại:……………….
Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm…..
Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai qua nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Xin ấn đền Trần về để ở đâu? Bạn có thể ở bàn làm việc để giúp cho công việc thuận lợi. Theo nguyên tắc phong thủy âm dương ngũ hành thì ấn đền trần thuộc “dương” vì thế nên để ơi những nơi như bàn làm việc, phòng khách sẽ phù hợp hơn những vị trí khác. Không để ấn đền Trần trên bàn thờ thổ tiên
9. Lễ hội tại Đền Trần Nam Định
Lễ khai ấn Đền Trần được diễn ra từ đêm ngày 14 đến rạng sáng 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm nhằm mục đích tri ân công của 14 vị vua Trần. Tuy nhiên, chương trình lễ hội đã được diễn ra từ ngày 11 tháng Giêng với lễ rước Kiệu Ngọc Lộ cùng với các nghi lễ ở chùa Phổ Minh, Đền Thiên Trường. Vào ngày 12 tháng Giêng sẽ là lễ rước nước, tế Cá từ Đền Cố Trạch về Đền Thiên Trường.
Lễ khai ấn Đền Trần được diễn ra từ đêm ngày 14 đến rạng sáng 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Dưới đây là thông tin chi tiết về thời gian nghi lễ khai ấn được cử hành để cho du khách dễ dàng theo dõi:
Thời gian | Nghi lễ | Thông tin chi tiết |
22h40 (ngày 14 tháng Giêng) | Nghi Lễ dân hương các vị vua Trần. | UBND TP. Nam Định sẽ chủ trì lễ dân hương. Sau đó đó là lễ rước kiệu ấn từ sân đền Cố Trạch qua đến cổng chính tới đền Thiên Trường. |
23h15 | Nghi lễ khai ấn đền Trần. |
|
23h55 | Mở cửa đền Trần | Người dân và khách thập phương có thể vào đền xin lễ đầu năm. |
5 giờ (ngày 15 tháng giêng) | Bắt đầu phát “Lộc ấn” | Lộc ấn được phát cho dân và du khách thập phương tại nhà Giải Vũ và nhà trưng bày đền Trùng Hoa. |
10. Khám phá những điểm đặc sắc tại lễ hội tại Đền Trần Nam Định
Tham gia vào các nghi lễ khai ấn Đức Thánh Trần
Ngoài việc nhận lộc ấn đầu năm từ nghi lễ khai ấn Đền Trần truyền thống thì du khách thập phương còn có thể tham gia vào các nghi lễ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và tri ân tiền nhân ở lễ hội như:
Ngoài việc nhận lộc ấn đầu năm từ nghi lễ khai ấn Đền Trần truyền thống thì du khách thập phương còn có thể tham gia vào các nghi lễ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và tri ân tiền nhân khác
Những trò chơi đậm nét dân gian trong hội Đền Trần Nam Định
Bên cạnh khung cảnh cổ kính, đậm nét lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thì khi đến với Đền Trần Nam Định du khách còn được chiêm ngưỡng những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc như múa rồng, hát chèo, múa lân, chầu văn, đấu vật, võ thuật và múa rối nước,… Đáng chú ý, trong ngày lễ Đền Trần, du khách còn được xem điệu múa Bông ăn mừng chiến thắng của quân dân thời Trần. Hơn thế, du khách còn có cơ hội tham gia vào các trò chơi dân gian như chọi gà, chơi đu, ném vòng cổ chai, chơi cờ thẻ, đấu cờ người.
Đến với Đền Trần Nam Định du khách còn được chiêm ngưỡng những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc như múa rồng, hát chèo, múa lân,…
11. Đi Đền Trần Nam Định ở đâu, ăn gì?
Ở đâu khi đến Đền Trần?
Với mục đích để cho du khách có thể thuận tiện trong việc di chuyển để có thể tham quan từ địa điểm này sang địa điểm khác thì nên lựa chọn cho mình những khách sạn nằm ở khu vực trung tâm thành phố Nam Định. Thường thì vào những dịp lễ hội sẽ có rất nhiều du khách từ khắp nơi đổ về cho nên tình trạng hết phòng khách sạn trong trung tâm là điều rất dễ hiểu. Chính vì thế mà bạn có thể đặt khách sạn trên những tuyến đường như Lê Hồng Phong, Trần Phú, Trần Hưng Đạo,…
Tên Khách sạn | Địa chỉ | Giá tham khảo |
Nam Cường Nam Định | Số 538 Trần Hưng Đạo, Hòa Vượng, Thành phố Nam Định, Nam Định | 2.720.900 đồng/đêm |
Malisa Nam Định | 110 Nguyễn Công Trứ, P. Lộc Hòa, TP. Nam Định, Tỉnh Nam Định | 1.495.000 đồng/đêm |
Wiltons Nam Định | 32 Hồ Xuân Hương, Nam Ðịnh | 761.000 đồng/đêm |
Lakeside 2 Nam Định | 168 Đường Đông A, Phường Lộc Vương, Như Thức | 520.000 đồng/đêm |
Ăn gì khi đến Đền Trần?
Khi đến Nam Định chiêm bái ở Đền Trần Nam Định thì bạn có thể thưởng thức những đặc sản dưới đây:
Phở bò Nam Định chính là một món ăn gia truyền vô cùng nổi tiếng, nếu đã đặt chân đến đây thì bạn không nên bỏ lỡ món ăn đầy truyền thống này. Một số quán ăn nổi tiếng ở Nam Định mà bạn có thể đặt chân đến đó chính là quán Phở Đán nằm trong phố Hai Bà Trưng, phở bò sốt vang ở quán phở Xuyến nằm trong ngõ Văn Nhân,…
Xôi xíu cũng là một món ăn địa phương mà bạn không thể nào bỏ qua. Thành phần để làm nên món ăn này chỉ đơn giản là xôi nếp kèm theo đó là một chút xá xíu, lạp xưởng. Dù vậy nhưng chúng đã trở nên nổi tiếng bởi vì đi kèm với món xôi là một loại nước sốt vô cùng đặc biệt. Bạn có thể tham khảo một số quán nổi tiếng về món xôi xíu ở Nam Định ở trong ngõ Hoàng Văn Phụ, Hàng Sắt,… Ngoài ra, khi đến với Nam Định thì bạn cũng có thể thưởng thức ẩm thực địa phương khác như món bánh xíu páo, nem thính,…
12. Những lưu ý gì quan trọng khi đến Đền Trần Nam Định?
Đến Đền Trần, bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây:
Đến đền Trần Nam Định cần mặc trang phục lịch sự gọn gàng, tốt nhất là nên mặc áo tay dài kín đáo, tránh những bộ đồ quá ngắn gây phản cảm đến nơi tâm linh
13. Những địa điểm tham quan gần Đền Trần Nam Định
Ngoài việc tham dự hội Đền Trần thì du khách có thể lựa chọn tham quan, khám phá một vài điểm du lịch rất nổi tiếng ở Nam Định. Một vài điểm du lịch và di tích du khách không thể nào bỏ qua như:
Địa điểm | Địa chỉ |
Chùa Keo Hành Thiện | Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định |
Cột cờ Thanh Nam | Nằm trong khuôn viên Bảo tàng Nam Định (Đường Tô Hiệu, P. Ngô Quyền, TP. Nam Định) |
Chùa tháp Phổ Minh | Trần Thừa, Lộc Vượng, TP. Nam Định, Nam Định |
Đền thờ Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ | Thôn Lựu Phố, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định |
Tiếng thiêng Đền Trần Nam Định vang xa không chỉ ở trong vùng mà du khách thập phương đã không quản ngại đường xa về đây dâng một nén nhang, xin ấn đầu năm. Nếu có dịp hãy dành thời gian về miền đất linh, ghé thăm ngôi đền cổ kính này nhé.
Đăng bởi: Đông Huỳnh Ngọc
Từ khoá: Cẩm nang sắm lễ, văn khấn xin lộc ở Đền Trần Nam Định năm 2023 bạn nên biết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cẩm nang sắm lễ, văn khấn xin lộc ở Đền Trần Nam Định năm 2023 bạn nên biết của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.