Bạn đang xem bài viết Cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vào những ngày chuyển mùa, khi mưa khi nắng như hiện tại, mọi người thường dễ bị bệnh cảm lạnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh này ra sao trong thời tiết này, hãy tham khảo ngay nội dung bên dưới.
Cảm lạnh là căn bệnh do virus gây ra với đường hô hấp, chủ yếu là ở vùng mũi và cổ họng. Cảm lạnh không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường làm bạn khó chịu, thường kéo dài, khó dứt hẳn nếu không có cách điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây cảm lạnh
Có rất nhiều loại virus gây ra bệnh cảm lạnh nhưng virus gây bệnh phổ biến nhất là loại Rhinoviruses. Nó xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua mắt, mũi, miệng, nó còn lây qua đường hô hấp, qua nước bọt khi người bệnh ho, hắt hơi, trò chuyện.
Ngoài ra, cảm lạnh cũng có thể lây truyền qua tay khi người lành tiếp xúc với người bệnh khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, khăn mặt, điện thoại…
Triệu chứng gây cảm lạnh
Sau 1-3 ngày bị nhiễm lạnh, cơ thể người bệnh thường sẽ xuất hiện các triệu chứng sau, có thể khác nhau ở mỗi người, thông thường nhất là: sốt,viêm họng, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, đau nhức cơ thể nhẹ, cảm thấy khó chịu trong người.
Nếu có thể bị sốt cao trên 38,5oC hoặc sốt kéo dài không khỏi, khó thở, khò khè, đau họng và đau đầu nhiều như búa bổ, các triệu chứng ngày càng nặng hơn thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Điều trị bệnh cảm lạnh
Để xác định bạn có mắc bệnh cảm lạnh hay không, bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng, nếu nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng hay do các nguyên nhân khác, hay không phải đang bị cảm lạnh thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp X-quang và thực hiện vài xét nghiệm khác để xác định để kết quả chẩn đoán chính xác hơn.
Hiện nay, chưa có phương pháp nào trị cảm lạnh trực tiếp, bác sĩ chủ yếu điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Khi bị cảm lạnh, nếu bị sốt, đau đầu bạn sử dụng Paracetamol (Acetaminophen) hoặc ibuprofen để hạ sốt, giảm đau; khi bị nghẹt mũi, chảy nước mũi thì bạn có thể dùng thuốc xịt làm thông mũi, giảm triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi. Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung thêm vitamin C, kẽm, uống thêm nước cam… Để giảm triệu chứng ho, ngứa họng, giảm đờm, bạn có thể dùng các loại siro ho để giảm các triệu chứng trên.
Ngoài uống thuốc, cần phối hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để bệnh nhanh khỏi.
Lưu ý:Thuốc kháng sinh không thể chống virus cảm lạnh nên người bệnh không nên sử dụng các thuốc này, trừ khi bị nhiễm trùng. Nếu bệnh cảm lạnh kéo dài, không khỏi, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Phòng tránh bệnh cảm lạnh
Để phòng ngừa bệnh này, bạn cần chú ý trong các hoạt động sinh hoạt, lối sống của gia đình mình.
Nên rửa sạch tay với xà phòngvà nước thường xuyên, khử trùng các vật dụng trong nhà, rửa đồ chơi trẻ định kỳ, làm sạch nhà bếp, nhà vệ sinh, nhất là trong gia đình đã có thành viên đang bị cảm lạnh.
Khi hắt hơi, ho, bạn nên dùng khăn giấy che lại để tránh lan truyền bệnh, sau khi hắt hơi, ho xong, bạn nên quăng khăn giấy vào thùng rác và rửa tay với xà phòng trước khi làm việc khác.
Không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân với người khác, không sử dụng chung ly, cốc, khăn mặt, bàn chải đánh răng riêng…đặc biệt là với người đang bị bệnh cảm lạnh. Hạn chế tiếp xúc quá gần gũi với người bị cảm lạnh.
Tập thể dục, ăn uống bổ dưỡng, ngủ đủ giấc để tăng cường thể lực, sức đề kháng, phòng tránh cảm lạnh hiệu quả hơn.
Lưu ý khác về bệnh cảm lạnh
Nhiều người nghĩ rằng bị cảm lạnh nặng hơn sẽ chuyển sang bệnh cảm cúm. Đây là suy nghĩ sai, 2 bệnh này là 2 căn bệnh khác nhau, do 2 loại virus truyền nhiễm khác nhau nên chúng không chuyển đổi qua lại.
Khi bị cảm lạnh, bộ phận cơ thể bị tác động trước tiên là họng, sau đó là đau đầu, sổ mũi, sốt nhẹ, thân nhiệt không tăng nhiều, tiến triển bệnh chậm kéo dài từ 3 – 5 ngày trong khi cảm cúm bắt đầu với triệu chứng sốt, thân nhiệt tăng cao tới 38 – 39 độ C, đau đầu rồi tới đau nhức cơ thể, mệt mỏi, sổ mũi, triệu chứng dồn dập, tăng nhanh.
Triệu chứng cảm lạnh thường xảy ra và sẽ hết trong vài ngày cũng có thể kéo dài lên tới cả tháng nếu bạn không điều trị kịp thời.
Cần nghỉ ngơi, thư giãn khi bị cảm lạnh để bệnh nhanh phục hồi, nếu là người đi làm, đi học, nên nghỉ ở nhà từ 1 – 2 ngày, cũng giúp tránh lây bệnh cho những người khác.
Không nằm trên giường quá lâu, không nên vận động mạnh, có thể tập thể dục nhẹ nhàng.
Không phải cứ trời lạnh là bạn sẽ bị cảm lạnh, thường là do không khí khô hanh, làm khô niêm mạc, khiến cơ thể dễ bị nhiễm virus cảm lạnh.
Sử dụng các thông tin này để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân tốt hơn khi có người bị cảm lạnh bạn nhé.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Bí quyết bảo vệ sức khoẻ trong mùa mưa
Nhà thuốc An Khang
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.