Bạn đang xem bài viết Cảm biến tiệm cận trên điện thoại là gì? Nguyên lý và ứng dụng trên smartphone tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cảm biến tiệm cận trên điện thoại giúp kiểm soát màn hình và các tính năng khác dựa trên sự tương tác vật lý của người dùng với thiết bị. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng biết về cảm biến này. Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu cảm biến tiệm cận là gì trong bài viết sau đây nhé!
Cảm biến tiệm cận trên điện thoại là gì?
Cảm biến tiệm cận (tiếng Anh: Proximity Sensor) là một loại cảm biến kỹ thuật, hoạt động bằng cách phát ra trường điện từ hoặc bức xạ điện từ để phát hiện các vật thể ở gần mà không cần tiếp xúc vật lý.
Trên điện thoại, cảm biến tiệm cận được sử dụng để nhận dạng các hành động của người dùng. Dữ liệu từ cảm biến được ghi nhận và sau đó truyền về bộ xử lý để thực hiện các chức năng. Cảm biến tiệm cận thường được đặt ở mặt trước của điện thoại và hoạt động ở khoảng cách từ 2 đến 5 cm.
Cảm biến tiệm cận trên điện thoại là một loại cảm biến kỹ thuật
Phân loại cảm biến tiệm cận
Có hai loại cảm biến tiệm cận phổ biến bao gồm:
- Cảm biến tiệm cận cảm ứng sử dụng trường điện từ để phát hiện đối tượng.
- Cảm biến tiệm cận điện dung sử dụng trường điện dung tĩnh.
Ngoài ra, cảm biến tiệm cận hồng ngoại cũng là một loại cảm biến phổ biến trên điện thoại bao gồm: một đèn LED có khả năng phát ra tia hồng ngoại và một cảm biến ánh sáng để phát hiện tín hiệu.
Khoảng cách tối đa mà cảm biến tiệm cận có thể phát hiện đối tượng thường là khoảng 2 – 5 cm. Tuy nhiên, cũng có một số loại cảm biến tiệm cận chuyên dụng trong công nghiệp có khả năng phát hiện ở khoảng cách xa hơn.
Có nhiều loại cảm biến tiệm cận khác nhau
Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận trên điện thoại
Cảm biến tiệm cận trên điện thoại hoạt động bằng cách phát ra trường điện từ, chùm bức xạ hoặc sử dụng ánh sáng để xác định xem người dùng có ở gần hay không. Khi nhận biết được hành động của người dùng, cảm biến sẽ kích hoạt các chức năng tương ứng.
Ví dụ: Khi bạn đặt điện thoại gần tai để nghe cuộc gọi, màn hình sẽ tự động tắt đi. Ngoài ra, cảm biến tiệm cận còn được sử dụng để kiểm soát trình phát nhạc, tự động trả lời cuộc gọi khi bạn đưa điện thoại gần tai, cũng như tự động khóa và mở khóa màn hình thông qua các ứng dụng tương thích.
Điện thoại tự động tắt màn hình khi bạn để sát tai
Tác dụng của cảm biến tiệm cận trên điện thoại
- Tiết kiệm pin vì màn hình là một trong những nguồn tiêu thụ năng lượng lớn nhất trên điện thoại.
- Duy trì nhiệt độ ổn địnhhơn, từ đó gia tăng tuổi thọ của thiết bị và đảm bảo an toàn cho người dùng khi sử dụng điện thoại.
- Ngăn người dùng khỏi việc vô tình chạm vào nút kết thúc cuộc gọi trong khi đang thực hiện cuộc gọi điện thoại.
Cảm biến tiệm cận giúp tiết kiệm pin với các va chạm vô tình
Hy vọng qua bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm biến tiệm cận là gì. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề hoặc sử dụng điện thoại thì bạn có thể bình luận để được chuyên viên tư vấn giải đáp nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cảm biến tiệm cận trên điện thoại là gì? Nguyên lý và ứng dụng trên smartphone tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.