Hầu hết chúng ta đều biết nên cài một phần mềm diệt virus trên máy tính. Thế giới Internet rộng lớn tiềm ẩn rất nhiều malware độc hại và bạn cần được bảo vệ.
Với smartphone hay máy tính bảng thì sao? Điện thoại Android có cần một trình diệt virus không? Cả iPad, Blackberry và Windows Phone nữa?
Câu trả lời ngắn gọn, súc tích nhất là: Có! Bạn cần một số app bảo mật trên điện thoại & máy tính bảng. Các lỗ hổng bảo mật tồn tại trên tất cả những thiết bị này. Tuy nhiên, khả năng gặp phải malware và lựa chọn phòng vệ tùy thuộc vào thiết bị bạn đang dùng.
Malware và diệt virus trên Android
Các cửa hàng ứng dụng Android, bao gồm Google Play thường kiểm soát lỏng lẻo khi sàng lọc ứng dụng mới. Mặc dù việc ra mắt Play Protect và bảo mật tổng thể tốt hơn của Google Play đã cải thiện tình huống này, malware Android nào đó vẫn có khả năng luồn lách qua “hàng rào” bảo vệ.
Ransomware là mối đe dọa ngầm đặc biệt đáng sợ. Dù các vụ tấn công người tiêu dùng đang giảm nhưng ransomware nhắm tới doanh nghiệp lại tiếp tục tăng. Điều đó cho thấy vấn đề chính mà smartphone Android phải đối mặt là vấn nạn trộm danh tính, dữ liệu và quảng cáo độc hại. (Malware Agent Smith là một ví dụ điển hình).
Bảo vệ smartphone/máy tính bảng Android trước malware và ransomware có thể cứu bạn khỏi rất nhiều rắc rối nếu vô tình tải nhầm ứng dụng chứa mã độc. Android là mục tiêu tấn công trên mobile lớn nhất của malware. Một số báo cáo cho biết hơn 95% malware mobile nhắm tới hệ điều hành Android.
Thật may, chúng ta có sẵn một số ứng dụng diệt malware và virus Android chất lượng cao. Hiệu quả diệt vi rút là điều đầu tiên phải xét đến. Hãy truy cập AV-Test Android để xem điểm xếp hạng mới nhất của các ứng dụng bảo mật trên Android.
Hiện tại, Avast Mobile Security, AVG Antivirus Free, Bitdefender Mobile Security, Kaspersky internet Security, McAfee Mobile Security, Norton Mobile Security, Sophos Mobile Security và Trend Micro Mobile Security đạt điểm tuyệt đối về bảo mật và tính khả dụng.
Bạn cũng có thể cài đặt ứng dụng cung cấp tường lửa cho thiết bị Android như DroidWall. Tuy nhiên, nhiều cái tên trong số app này yêu cầu bạn phải root thiết bị, dễ dẫn tới mối nguy hiểm tiềm tàng khác. Bổ sung tường lửa mang tới cho bạn một lớp bảo mật khác nhưng do cách thức tội phạm tấn công Android, tường lửa không thực sự cần thiết.
Quảng cáo độc hại cũng là một mối đe dọa trên Android. Hầu hết ứng dụng diệt virus Android hiện tại đều cung cấp một số hình thức chống quảng cáo này do tình trạng lây nghiệm từ chúng ngày càng gia tăng.
Malware và diệt virus trên iPhone
Có thể bạn đã từng nghe nói không cần cài chương trình diệt virus trên macOS hoặc iOS. Nhưng họ đã lầm. Bạn cần chống malware trên macOS và cả iOS nữa.
Tình huống chống malware trên iPhone khác với Android. Thực tế hoàn toàn khác biệt. Apple theo dõi sát sao App Store và quá trình phát triển ứng dụng iOS. Phương pháp tiếp cận “Walled Garden” của Apple đảm bảo người dùng ít có khả năng tải malware từ App Store.
Apple đã tạo iOS với ưu tiên bảo mật ngay từ đầu. Các ứng dụng quét toàn bộ hệ thống không được phép xuất hiện trên App Store. Vì thế, những ứng dụng diệt virus trong App Store hạn chế tính năng quét, thay vào đó, tập trung vào bảo mật chống các lỗ hổng như tệp đính kèm hay download độc hại. Đáng tiếc, điều này khiến chúng trở thành app diệt virus kém hiệu quả. Tuy nhiên, do cơ hội nhiễm malware thấp nên đây không phải là vấn đề nghiêm trọng.
Nếu jailbreak iPhone để tải ứng dụng không được App Store phê duyệt, bạn có thể tự mình mở cánh cửa chào đón malware. Nếu tải ứng dụng từ kho lưu trữ bên thứ ba, khả năng phải đối mặt với malware sẽ cao hơn, điển hình là malware iPhone KeyRaider khét tiếng đến từ kho app bên thứ ba luôn nhắm tới các thiết bị iPhone đã jailbreak.
Các biến thể malware iPhone khác chọn thiết bị đã jailbreak bởi khả năng cao chúng không cập nhật những bản vá bảo mật nên dễ để lại lổ hổng.
Nếu đang tìm kiếm giải pháp diệt virus jailbreak chất lượng, bạn nên tự mình kiểm nghiệm bởi thực tế, những người kiểm tra công cụ diệt virus độc lập không tiến hành chạy thử nghiệm và các tên tuổi lớn trong ngành không cung cấp ứng dụng chống vi rút hoàn thiện cho iOS. Vì thế, thật khó để biết lựa chọn nào đáng tin cậy hay phù hợp nhất với bạn.
Malware và diệt virus trên BlackBerry
Bạn có thể chia người dùng thiết bị BlackBerry thành hai phe: một là dùng hệ điều hành BlackBerry (BB) chính thức; hai là thiết bị đời mới hơn dùng Android. Dòng máy đời sau có rủi ro bảo mật tương tự như đã nhắc tới ở phần Android.
Những thiết bị vẫn chạy BB tiềm ẩn lỗ hổng cho malware xâm nhập. BB10 là hệ điều hành BlackBerry chính thức mới nhất. Hiện tại, BB vẫn chưa có thêm bất kỳ bản update mới nào. Ngoài ra, việc hỗ trợ BB10 sẽ kết thúc vào cuối năm 6/9/2019.
Công ty tới từ Trung Quốc, TCL Communications sản xuất thế hệ BlackBerry mới. TCL cấp phép cho thương hiệu BlackBerry Mobile nhưng toàn bộ thiết bị mới dùng Android nhiều hơn là hệ điều hành BB. Động thái này tác động không nhỏ tới xu hướng malware BlackBerry. Lượng người dùng hệ điều hành BB đang giảm dần theo thời gian. Số lượng mục tiêu thấp nhưng chi phí tấn công BB cao hơn. Do đó, ít có lợi khi tấn công thiết bị BlackBerry đang chạy BB.
Mặt khác, do malware BB10 không phải vấn đề khi so sánh với Android nên nhiều hãng phát triển ứng dụng diệt virus không còn cung cấp sản phẩm này cho hệ điều hành BlackBerry.
Malware và diệt virus trên Windows 10 Mobile
Kế thừa Windows Phone 8.1, Windows 10 Mobile đem tới các liên kết mạnh mẽ với hệ điều hành desktop. Windows 10 Mobile chiếm một phần nhỏ trong thị trường hệ điều hành mobile và nó sẽ chính thức bị dừng hỗ trợ vào 10/12/2019.
Bản cập nhật Windows 10 Mobile Fall Creators là update tính năng cuối cùng cho hệ điều hành di động này. Sau khi ngừng hỗ trợ, người dùng nên chuyển sang hệ điều hành mobile khác. Thay đổi này sẽ khiến Windows 10 Mobile dễ bị tấn công trong tương lai bởi vẫn còn nhiều lỗ hổng tồn tại chưa được Microsoft khắc phục.
Tóm lại, nếu đang dùng thiết bị Android, bạn nên cài một app diệt virus, nhất là trên phiên bản Android cũ, ít được cập nhật thường xuyên. Ngược lại, với iOS, bạn có hệ điều hành gần như an toàn. Cài đặt một công cụ quét file đính kèm và tải về có thể tăng thêm độ an toàn cho bạn. Nếu dùng PC, hãy tham khảo những công cụ bảo mật và chống virus máy tính tốt nhất.
Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cài ứng dụng diệt virus trên smartphone liệu có cần thiết? của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.