Bạn đang xem bài viết Cách xử lý khi chó bị ong đốt tại nhà mà các “sen” cần biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ong chính là kẻ thù nguy hiểm của những chú cún, những chú chó có thể gặp nguy hiểm khi bị ong đốt, vì thế là chủ của chó bạn nên để ý các dấu hiệu bên ngoài của cún. Hôm nay, hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu các cách xử lý khi chó bị ong đốt tại nhà các “sen” cần biết nhé.
Những biểu hiện khi chó bị ong đốt
Chó cũng giống như con người, khi bị ong đốt chó sẽ có những biểu hiện sau đây:
– Vùng bị ong đốt sẽ sưng lên, có thể sẽ bị đỏ và nghiêm trọng hơn là lở loét vùng bị ong chích.
– Nếu chó bị đốt vào chân, có thể vết đốt sẽ sưng bự lên và chó sẽ đi khập khiễng. Hơn nữa cún có thể gặm hoặc liếm vùng bị đốt đồng nghĩa với việc chất độc của ong có thể đi vào người của cún.
– Khi bị đốt vào khí quản, chó có thể bị nguy hiểm như khó thở, khi chúng khó chịu sẽ cắn phá mọi thứ thậm chí nguy hiểm hơn là gây tử vong cho chó.
Những vị trí mà chó có thể bị ong đốt và mức độ nguy hiểm của chúng.
Chó bị ong đốt vào mặt
Nếu như cún bị ong đốt vào mặt, phần cơ mặt của cún sẽ sưng lên và hơi co giật. Thêm nữa, có thể nọc độc của ong sẽ chuyền lên mắt làm mắt híp lại, gây sưng đỏ xung quanh mắt. Có thể chó sẽ rên ư ử.
Nếu bạn không phát hiện kịp thời, chú cún có thể dùng chân khều lên mặt vùng bị ong đốt. Điều đó có thể làm cho vết thương của cún ngày càng nghiêm trọng, trầy xước và nhiễm trùng rất nguy hiểm. Đặc biệt hơn nữa, nếu không may khều trúng vào mắt, có thể mắt của cún có thể bị thương đó.
Chó bị ong đốt lên chân
Khi bị ong đốt lên chân, chó sẽ đi khập khiễng vì lúc này chân của cún sẽ sưng lên. Chú cún sẽ có các biểu hiện như không đi được hoặc cún thường xuyên lấy mỏm gặm vào chỗ bị ong đốt.
Nếu bạn không phát hiện kịp thời, chân của chú cún có thể bị sưng lên quá to gây cản trở cho việc đi lại.
Chó bị ong đốt vào ngực
Khi chú cún bị ong đốt vào ngực thì cực kỳ nguy hiểm. Vì thế bạn nên chú ý đến các biểu hiện của chú cún nhé. Chó có thể bị chất độc làm sưng chèn ép vào phổi
Khi cún bị đốt ở phần ngực, các bạn cần đặc biệt chú ý đến những biểu hiện của cún. Khi cún bị ong đốt vào ngực rất dễ bị chèn vào phổi dẫn đến hiện tượng ngạt thở.
Biểu hiện: phần ngực bị chích thường sưng tấy, cún khò khè khó thở, thường lấy chân gãi mạnh và kêu rên ư ử.
Cách xử lý khi cún bị ong đốt
Bước 1: Lấy kim của ong ra khỏi cún
Khi chó bị ong chích, bạn phải nhanh chóng tìm cách lấy ngòi ong ra khỏi chú cún. Nếu bạn không kịp nhanh lấy ra, chú chó có thể sẽ thấy khó chịu thường thì chúng hay dùng chân để gãi vết ong đốt. Nguy hiểm hơn là chú cún sẽ gây tróc hoặc bị thương vùng vị ong đốt nữa đó.
Bạn có thể lấy ngòi của ong ra khỏi chú chó bằng cách dùng đồ gắp ra, hoặc một cách nữa là bạn có thể dùng một miếng gạt. Bạn cầm miếng gạt và gạt theo đường chéo một cách dứt khoát nhé.
Lưu ý: Bạn không nên dùng tay để nặn ngòi ong ra. Vì tay của chúng ta có thể sẽ có rất nhiều vi khuẩn việc này chỉ khiến vùng bị ong đốt của chó trở nên nghiêm trọng hơn, nọc độc sẽ nhanh phát tán vào cơ thể của chó đó.
Bước 2: Sau khi lấy ngòi ong ra khỏi chú cún
Sau khi bạn đã lấy sạch ngòi ong ra khỏi chú chó. Bạn phải nhanh chóng bôi thuốc để bôi lên vết đốt.
Bước 3: Theo dõi cún
Nếu bạn đã bôi các dung dịch trên lên vết đốt của cún nhưng vẫn không thấy giảm. Chó có thể sẽ bị các trường hợp như:
– Bị đốt quá nhiều, các vết đốt tiếp tục sưng lên
– Bị loại ong nguy hiểm đốt, chó bị ngạt thở gây khó chịu cho cún
Bạn nên đưa chú cún của bạn đến trung tâm thú y gần nhất để các bác sĩ có thể theo dõi và chăm sóc cho chó một cách hiệu quả nhất.
Như các bạn đã thấy, hậu quả của việc chó bị ong đốt rất nguy hiểm, vì thế bạn nên phòng chống để chó không bị ong chích. Vì điều đó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với để chó bị đốt rồi mới chữa trị.
Mẹo để giúp giảm vết sưng
Đối với ong vò vẽ: Nạn nên bôi lên vết cắn của chó một tí giấm. Trong nọc độc của ong vò vẽ sẽ có tính kiềm, vì thế bôi giấm để trung hòa với độc của chúng. Bạn có thể bôi lên vết đốt một ít axit nhẹ để giảm sưng và các khó chịu của cún nhé!
Đối với ong mật: Bạn có thể bôi lên một ít giấm hoặc có thể dung dịch bột nở nhé.
Đối với các trường hợp bạn không thể xác định được loại ong nào chích: Bạn có thể chườm đá lên vết đốt của cún. Để cún có thể dễ chịu hơn và giảm sưng cho chó.
Phòng chống cho cún không bị ong đốt
Vào thời điểm giao mùa hoặc vào màu xuân, các loại côn trùng rất nhiều và với tính hiếu động của cún bạn cần chăm sóc và bảo vệ chú cún một cách thận trọng hơn nhé!
Bạn nên hạn chế cho chó vui chơi ở ngoài vườn, để an toàn bạn chỉ nên cho chúng vui đùa hoặc để cún đi dạo vào những buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Cách này sẽ hạn chế cún tiếp xúc với côn trùng đặc biệt là những đàn ong hút mật đó!
Không nên để cún đi đến các nơi như bụi rậm, nơi nhiều hoa vì đây là nơi ở lý tưởng của các loại côn trùng.
Không nên xịt nước hoa lên cún. Điều này sẽ làm các con ong tiếp xúc gần với chó của bạn đó đồng nghĩa với việc chó của bạn sẽ trong tình trạng sẽ bị ong chích bất cứ lúc nào.
Trên đây là một số bước để giúp bạn xử lý khi cún bị ong đốt. Bạn hãy nên cẩn thận để ý đến những chú chó nhiều hơn để mà cún không bị nguy hiểm nhé. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
Xem thêm:
>> Bệnh care ở chó có lây sang người không?
>> Tuổi thọ của chó được bao nhiêu năm? Cách kéo dài tuổi thọ của chó
>> Tuyến mồ hôi của chó là gì, tập trung ở đâu và cách lấy tuyến mồ hôi chó
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách xử lý khi chó bị ong đốt tại nhà mà các “sen” cần biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.