Bạn đang xem bài viết Cách xử lý bóng đèn khi bị vỡ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bóng đèn compact và huỳnh quang có chứa một lượng phốt pho và thủy ngân bên trong, nếu con người tiếp xúc với thủy ngân ở 1 liều lượng thấp sẽ có những triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ… và khi tiếp xúc liều lượng cao hơn sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe như đần độn, mất trí…
Thu dọn bóng đèn vỡ
– Khi bóng đèn vỡ bạn nên mở ngay cửa sổ, tắt điều hòa và rời khỏi phòng ít nhất là 15 phút để khí độc thoát bớt ra bên ngoài.
– Khi dọn mảnh vỡ nên đeo khẩu trang, găng tay và đi giày dép.
– Không nên dùng chổi hoặc máy hút bụi làm sạch chất lỏng trong bóng đèn. Bạn nên dùng chổi lông mềm lùa thủy ngân vào giấy mềm và hốt nhẹ nhàng, nếu không giọt thủy ngân sẽ bị rơi ra ngoài.
– Trong trường hợp thủy ngân vỡ thành nhiều hạt nhỏ, bạn hãy nhúng giấy báo vào nước và vắt nhẹ để ráo bớt nước rồi lau nhẹ nhàng. Sau đó, dùng khăn ướt lau sạch vùng bóng đèn bị vỡ.
– Bạn cho các mảnh vỡ, găng tay, khăn… đã được sử dụng vào hai lớp túi nilon rồi cho vào thùng rác phân loại riêng.
Những lưu ý khác
– Sau khi thu dọn xong bạn nên rửa tay sạch bằng xà bông vì chất độc hại trong bóng đèn có thể dính lên tay của bạn.
– Nếu quần áo dính thủy ngân thì bạn ngâm ngay vào nước ấm có pha xà phòng khoảng 30 phút, rồi sau đó xả lại với nước sạch.
– Tuyệt đối không được đập hay làm vỡ bóng đèn khi không còn sử dụng nữa, hãy bỏ bóng đèn vào lớp túi nilon dày và đem bỏ đi.
Các nhà sản xuất luôn khuyến cáo người tiêu dùng phải thật cẩn thận khi xử lý bóng đèn vỡ, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như môi trường sống xung quanh. Pgdphurieng.edu.vn hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích để giúp các bạn có kiến thức hơn trong việc xử lý bóng đèn vỡ.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách xử lý bóng đèn khi bị vỡ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.