Bạn đang xem bài viết Cách xin giấy đi đường tại Hà Nội cho cá nhân và doanh nghiệp chi tiết nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
UBND TP. Hà Nội đã ban hành công văn thống nhất mẫu giấy đi đường cho cá nhân và doanh nghiệp đủ điều kiện lưu thông trên địa bàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội. Trong bài viết sau, Pgdphurieng.edu.vn sẽ chia sẻ đến bạn cách xin giấy đi đường tại Hà Nội cho cá nhân và doanh nghiệp chi tiết nhất. Cùng theo dõi nhé!
Các trường hợp được ra đường ở Hà Nội
Theo Chỉ thị 17/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội về giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố để phòng chống dịch COVID-19, người dân được yêu cầu ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như:
- Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác.
- Đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
Phân vùng chống dịch tại Hà Nội
Để phòng, chống dịch COVID-19 an toàn và hiệu quả trên địa bàn, UBND Hà Nội đã phân ra 3 vùng chống dịch cụ thể như sau:
Vùng 1
Vùng 1 nằm ở trung tâm của thành phố, tập trung nhiều cửa hàng, cơ sở, doanh nghiệp, dịch vụ với mật độ dân cư cao. Vùng 1 còn là vùng đỏ và có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn so với các vùng khác.
Vùng bao gồm 10 quận, huyện và một phần địa giới hành chính của 5 quận, huyện gồm: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
UBND Hà Nội yêu cầu vùng 1 tiếp tục thực hiện chỉ thị 16và áp dụng những biện pháp phòng, chống dịch cao cao để triệt tiêu dịch tối ưu nhất. Đồng thời, áp dụng nguyên tắc “Ai ở đâu, ở yên đó”, “Người ở vùng nào, ở vùng đó”, không đi ra đường trong những trường hợp không cần thiết.
Vùng 2
Vùng 2 của Hà Nội có thể hiểu là vùng xanh (nơi có nguy cơ thấp) hay vùng cam (nơi có nguy cơ cao), được phân cách với vùng 1 bởi hệ thống sông Hồng và sông Đuống. Vùng 2 gồm có 5 quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
Khu vực ở vùng 2 có nguy cơ cao hay thấp đều áp dụng chỉ thị 15. Đồng thời, vùng 2 cần tăng cường một số biện pháp ở mức cao hơn, nhằm đảm bảo an toàn cho người nhân và công cuộc phòng chống dịch bệnh.
Vùng 3
Đây là nơi có mật độ dân cư tập trung thấp, chủ yếu là các khu công nghiệp, nhà máy và sản xuất nông nghiệp, được chia bởi sông Nhuệ, sông Đáy.
Vùng 3 gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận, huyện và một phần của 5 quận, huyện của phân vùng 1: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Vùng 3 tiếp tục áp dụng theo chỉ thị 15của Thủ tướng, nhưng một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu. Ngoài ra, vùng này phải hỗ trợ khu vực vùng 1 bảo đảm khoa học và kiểm soát chặt chẽ, nhằm triệt để dịch bệnh tối ưu nhất trên toàn địa phương.
Những nhóm đối tượng được cấp phép đi đường tại Hà Nội
Ngày 29/07/2021, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Công văn số 2434/UBND-KT về việc thống nhất mẫu giấy tờ sử dụng cho một số đối tượng đủ điều kiện lưu thông trên địa bàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội. Các trường hợp cụ thể gồm có:
1. Đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố:
- Chỉ những trường hợp thực sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu thì cán bộ, nhân viên mới được tham gia giao thông.
- Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên gây lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch và cấp giấy đi đường theo mẫu.
2. Đối với người lao động trong thành phố làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất (bao gồm cả các doanh nghiệp trong và ngoài khu, cụm công nghiệp), cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu; lực lượng duy trì hệ thống, bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong thành phố được tham gia giao thông khi đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý chặt chẽ người lao động, cam kết về việc đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch; lập kế hoạch hoạt động, kèm theo danh sách người lao động, cấp giấy đi đường theo mẫu.
3. Đối với người ở tỉnh, thành khác vào thành phố làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động, cần có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo mẫu.
4. Đối với cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác: Cần có giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó và giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú theo mẫu.
5. Đối với các trường hợp khác:
- Người ở tỉnh, thành khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa đón) cần chuẩn bị: CMND/CCCD, hộ chiếu, vé máy bay, kết quả xét nghiệm âm tính virus SARs-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 03 ngày)
- Đối với bệnh nhân phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện; lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố.
- Đối với lễ tang ngoài thành phố cần có: Danh sách thành viên trong gia đình và người phục vụ tham gia tang lễ, cam kết của gia đình đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 23/07/2021 của UBND TP. Hà Nội.
6. Các trường hợp ra, vào thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia: Phải có các loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó và giấy đi đường theo mẫu.
Hướng dẫn quy trình cấp giấy phép đi đường ở Hà Nội từ 06/09/2021
Cảnh sát khu vực, công an phường cấp giấy đi đường cho người dân tại Hà Nội từ ngày 06/09/2021. Dưới đây là hướng dẫn quy trình cấp giấy phép đi đường ở Hà Nội:
- Bước 1: Liên hệ với cảnh sát ở khu vực nơi bạn sinh sống. Tiếp theo, bạn khai báo y tế theo yêu cầu và hướng dẫn của cảnh sát khu vực.
- Bước 2: Sau khi đã hoàn thành việc khai báo y tế, cảnh sát khu vực sẽ tiếp nhận thông tin và gửi mẫu đăng ký giấy đi đường cho cá nhân và doanh nghiệp qua email.
- Bước 3: Cá nhân, doanh nghiệp tiếp nhận, hoàn thành và điền đầy đủ thông tin vào mẫu giấy đi đường và gửi lại cho cảnh sát khu vực qua email.
- Bước 4: Cá nhân và doanh nghiệp sẽ được công an phường, xã, thị trấn trực tiếp đến nơi cấp giấy đi đường.
Thẩm quyền cấp giấy đi đường cho 6 nhóm đối tượng tại vùng 1
Ngày 05/09/2021, UBND TP. Hà Nội thông báo về nhóm đối tượng tại vùng 1 được thẩm quyền cấp giấy đi đường và tham gia giao thông bao gồm 6 nhóm đối tượng dưới đây:
Nhóm 1: Bao gồm các cơ quan tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ chính trị công tác ngoại giao như cán bộ, công chức, công vụ làm việc tại các cơ quan Đảng, nhà nước, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể, chính trị xã hội. Nhóm này sẽ được thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm phê duyệt.
Nhóm 2: Các cơ quan tổ chức doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu bao gồm các cán bộ công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ công ích thiết yếu. Phải được phòng cảnh sát giao thông TP. Hà Nội cấp giấy đi đường.
Nhóm 2 cần thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Bạn cung cấp thông tin và gửi danh sách đề nghị cấp giấy đi đường cho Phòng Cảnh sát Giao thông.
- Bước 2: Phòng Cảnh sát Giao thông duyệt danh danh sách và cấp Giấy đi đường có mã nhận diện.
- Bước 3: Cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức được Phòng Cảnh sát Giao thông cấp giấy đi đường. Sau đó, cơ quan chuyển đến đơn vị, cá nhân đã cung cấp thông tin xin giấy đi đường.
Nhóm 3: Cơ quan tổ chức trực tiếp thực hiện tham gia công tác phòng chống dịch. Gồm có: Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham gia phòng chống dịch, cá nhân khác được hoạt động tham gia hỗ trợ phòng dịch tại các quận, huyện, thị xã. Nhóm 3 sẽ được thủ trưởng phê duyệt theo đúng các đối tượng.
Nhóm 4: Các cơ quan báo chí và truyền thông gồm có phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên. Thủ trưởng các đơn vị sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt, cấp theo đúng đối tượng theo chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Nhóm 5:
- Công dân ra khỏi nhà để mua lương thực, thực phẩm thuốc men phải được UBND cấp phường cấp giấy.
- Người đi làm dịch vụ y tế bắt buộc như khám bệnh, cấp cứu, mua thuốc định kỳ, đi tiêm vaccine, xét nghiệm COVID, người xuất viện về, người chăm sóc người bệnh, phải có giấy tờ chứng minh kèm theo căn cước công dân hay chứng minh nhân dân.
- Người dân đến sân bay theo vé, đến cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn, đến tòa theo giấy triệu tập chỉ cần có chứng minh thư hay căn cước công dân và giấy xét nghiệm âm tính trong 72 giờ.
Nhóm 6: Người làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác để phục vụ hoạt động công vụ hay công ích, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép như công an xã, phường, thị trấn.
Nhóm 5 và 6 thực hiện xin giấy đi đường bằng cách cử người đại diện làm việc với công an cấp phường cung cấp thông tin. Thủ trưởng của cơ quan sẽ gửi danh sách những người đề nghị cấp giấy đi đường về UBND cấp phường.
Tiếp theo, UBND cấp phường phê duyệt và chuyển lại cho công an cùng cấp ký nhận, đóng mộc. Sau đó, người dân sẽ nhận được giấy đi đường. Tuy nhiên, người dân phải khai báo y tế qua website https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc trên ứng dụng VNEID trước khi tham gia giao thông.
Những lưu ý khi đi đường trong thời gian giãn cách tại Hà Nội
Khi ra đường, người dân được yêu cầu thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.
Người dân cũng được yêu cầu thực hiện khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng NCOVI, Bluezone. Đặc biệt, người dân liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác,…
Trường hợp người dân khi di chuyển vào Hà Nội vì lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất phải thực hiện khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của TP. Hà Nội.
Ngoài ra, khi ra đường người dân cần tuân thủ nguyên tắc 5K “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân và cộng đồng.
Nguồn tham khảo và tổng hợp: Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, Báo Tuổi trẻ, Vietnamnet – Cập nhật ngày 20/09/2021.
Tham khảo ngay một số mẫu laptop chất lượng đang kinh doanh tại Pgdphurieng.edu.vn để thực hiện mẫu đơn xin đi đường đơn giản và nhanh chóng:
Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ nắm được cách xin giấy đi đường ở Hà Nội trong thời gian giãn cách xã hội để sắp xếp công việc của mình. Mọi thắc mắc bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách xin giấy đi đường tại Hà Nội cho cá nhân và doanh nghiệp chi tiết nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.