Bạn đang xem bài viết Cách xây dựng thực đơn hàng ngày cho gia đình nhiều thế hệ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bữa cơm gia đình được xem là dịp để mọi thành viên tụ họp và dùng bữa vui vẻ bên nhau. Bên cạnh đó, chất lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cũng phải đảm bảo sức khỏe cho từng thành viên. Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu phương pháp lên thực đơn bữa ăn hàng ngày cho gia đình có nhiều thế hệ nhé.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho thực đơn gia đình
Theo tham vấn của bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền – nguyên phó trưởng khoa Dinh Dưỡng thuộc bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ phụ thuộc vào từng nhóm đối tượng trong gia đình như sau:
Đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh
Thực đơn hàng ngày dành cho bà bầu và trẻ sơ sinh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như omega 3, DHA, sắt, canxi, vitamin B12,… từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt, cá và một số loại vitamin từ rau củ, trái cây.
Trong ba tháng đầu thai kỳ, do còn phải ốm nghén nhiều nên mẹ bầu có thể bổ sung thêm 1 – 2 bữa phụ như uống sữa hoặc ăn trái cây. Trong các tháng kế tiếp, bà bầu nên có chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng khoảng 250 kcal – 450 kcal mỗi ngày.
Đối với trẻ nhỏ
Vào giai đoạn này, trẻ nhỏ sẽ cần được cung cấp đầy đủ chất đạm từ động vật, chất béo tốt, vitamin và một số chất khoáng cũng như thực phẩm khác như sữa, đậu nành, hải sản, cua đồng,…
Trẻ từ 1 – 5 tuổi có thể cần được bổ sung từ 1200 – 1500 kcal/ngày. Một số trẻ lớn hơn và đang bước vào độ tuổi dậy thì sẽ cần từ 2200 – 2400 kcal/ngày. Lưu ý, phụ huynh không nên cho các bé tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt, chất béo,.. vì có thể dẫn đến béo phì.
Đối với người trưởng thành
Theo thông tin từ khoa Dinh Dưỡng của Đại học Washington năm 2016, cơ thể của người trưởng thành sẽ cần đến 6 chất dinh dưỡng thiết yếu là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước. Những chất dinh dưỡng này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và phòng được nhiều loại bệnh khác nhau.
Người trong độ tuổi trưởng thành sẽ cần cung cấp cho cơ thể từ 120 – 600 kcal/giờ. Bên cạnh đó, tỉ lệ đạm, đường và chất béo cũng cần phải được bổ sung thật cân đối và phù hợp.
Đối với người lớn tuổi và người bệnh mãn tính
Cơ thể người lớn tuổi và người có bệnh mãn tính thường giảm đi sự chuyển hóa, trao đổi chất, giảm vị giác và tiêu hóa lâu hơn. Do đó, người lớn tuổi cần được bổ sung đầy đủ các hợp chất có lợi cho sức khỏe như canxi, sắt, vitamin D, axit folic, chất xơ từ rau xanh.
Người lớn tuổi cần ăn nhiều cá hơn và hạn chế ăn đồ ăn mặn, quá ngọt và các món ăn từ nội tạng động vật như óc, gan, tim, ruột, bao tử,…
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho gia đình nhiều thế hệ
Sau khi đã phân nhóm thành viên trong gia đình để xây dựng thực đơn thì bạn cũng cần phải đảm bảo về số lượng và chất lượng của các món ăn như sau:
- Số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với sở thích của các thành viên.
- Thực đơn vừa đa dạng cách chế biến như xào, hấp, chưng, luộc,… vừa đảm bảo điều kiện kinh tế gia đình.
- Thường xuyên thay đổi thực đơn hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu.
- Đặt ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe của mẹ bầu, trẻ sơ sinh và người lớn tuổi.
Gợi ý thực đơn hàng ngày cho gia đình nhiều thế hệ
Bạn có thể tham khảo cách chọn thực phẩm phù hợp cho thực đơn hàng ngày sau:
- Thay thế dầu ăn động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu nành,…
- Rau và trái cây chiếm khoảng 1/2 trong bữa ăn chính.
- Thực phẩm giàu đạm chiếm từ 1/4 đến 1/2 bữa ăn tùy vào nhu cầu dung nạp của từng thành viên trong gia đình.
- Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, bắp,… sẽ chiếm 1/4 bữa ăn.
- Nên uống nước lọc, trà hoặc cà phê ít đường, hạn chế dùng nước ngọt.
Cách để các thành viên luôn muốn tham gia bữa cơm gia đình
Khi bạn đã biết cách kết hợp các loại thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng để xây dựng thực đơn cho bữa ăn hàng ngày thì cũng sẽ cần phải có phương pháp để các thành viên hứng thú tham gia vào bữa cơm gia đình. Sau đây là một số cách bạn có thể tham khảo:
- Xây dựng thói quen dùng bữa cùng nhau và tạo điều kiện cho trẻ nhỏ mời cả nhà cùng ăn.
- Tạo thói quen chia sẻ những câu chuyện của bản thân trong bữa cơm và tránh việc tranh luận. Bên cạnh đó, không nên hối thúc những người ăn sau hoặc ăn chậm hơn.
- Trong bữa ăn nên có món mặn, rau, trái cây và món tráng miệng.
- Người nấu ăn cần phải làm gương trong việc ăn uống lành mạnh cho trẻ nhỏ noi theo.
Trên đây là chia sẻ của Pgdphurieng.edu.vn về cách xây dựng thực đơn hàng ngày cho gia đình nhiều thế hệ. Hy vọng bạn có thể áp dụng những chia sẻ trên vào thực đơn gia đình để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho các thành viên nhé.
Nguồn: Marrybaby
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách xây dựng thực đơn hàng ngày cho gia đình nhiều thế hệ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.