Bạn đang xem bài viết Cách xác định bệnh béo phì ở trẻ em, trẻ béo phì dễ gây ra những bệnh gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh béo phì ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ và nguy cơ gây ra thêm các bệnh lý khác. Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu về cách xác định bệnh béo phì ở trẻ em và các bệnh dễ gây ra khi trẻ bị béo phì.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Cách xác định bệnh béo phì ở trẻ em
Cách nhận biết trẻ bị bệnh béo phì nhanh chóng là quan sát hình thể của bé, tuy nhiên ba mẹ cũng cần có kiến thức về việc đánh giá số đo chiều cao và cân nặng của bé để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Trẻ em từ 0-5 tuổi: Trẻ bị thừa cân khi chỉ số cân nặng theo chiều cao dao động từ 2 độ lệch chuẩn (SD) đến dưới 3 SD. Nếu cân nặng theo chiều cao lớn hơn hoặc bằng 3 SD là trẻ đã bị béo phì.
Trẻ từ 5-19 tuổi: Cần xác định chỉ số khối cơ thể BMI cho trẻ. Nếu chỉ số BMI cao hơn bách phân vị 85% nhưng thấp hơn bách phân vị 95% thì được xếp vào nhóm thừa cân. Còn nếu BMI ở trẻ bằng hoặc trên bách phân vị 95% thì trẻ đã béo phì.
Một số dấu hiệu khác để nhận biết trẻ bị béo phì như:
- Xuất hiện nhiều mỡ thừa trên các vùng như cằm, ngực, đùi,… và khiến trẻ khó khăn trong việc vận động hơn.
- Trẻ thèm ăn và ăn nhiều hơn thường ngày, khẩu phần ăn mỗi bữa ngày càng tăng
- Trẻ thèm và đòi ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh,…
- Trẻ không chịu ăn rau, trái cây, hoặc ăn rất ít
Trẻ béo phì dễ gây ra những bệnh gì?
Trẻ bị béo phì dễ xuất hiện các bệnh lý nguy hiểm như sau:
- Bệnh về tim mạch: Trẻ bị bép phì có nguy cơ cao bị mắc các bệnh như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,…
- Rối loạn hệ nội tiết, chuyển hóa: Ăn quá nhiều sẽ khiến cơ quan của trẻ kém dung nạp được glucose, kháng insulin dẫn tới đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa mỡ máu,…
- Bệnh về gan: Vì nạp lượng lớn đường fructose từ nước ngọt, thức ăn nhanh khiến trẻ có nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ, sỏi trong gan.
- Bệnh về xương khớp: Thừa cân khiến hệ xương khớp của trẻ bị đè nén gây ra đau thắt lưng, thoái hóa khớp, các khớp gối,… gây khó khăn khi vận động.
- Bệnh tâm lý: Trẻ bị béo phì dễ bị mặc cảm, tự ti với bạn bè và trẻ sẽ trở nên kém tự tin, thụ động, ngại giao tiếp.
- Bệnh về hô hấp: Trẻ có thể bị ngưng thở khi ngủ.
Làm thế nào để phòng ngừa thừa cân béo phì ở trẻ em?
Phụ huynh cần theo dõi chế độ vận động và chế độ ăn của trẻ để phòng ngừa trẻ bị thừa cân béo phì.
Chế độ vận động: Ba mẹ nên quản lý thời gian xem ti vi, điện thoại, cũng như các thiết bị điện tử của trẻ để tránh trẻ lười biếng vận động. Nên khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động chân tay đơn giản hoặc chơi thể thao đối với trẻ lớn.
Chế độ ăn:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học cho trẻ, không cho trẻ bỏ bữa và ăn đêm sau 8 giờ tối
- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, quá nhiều bánh kẹo,…
- Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn dầu mỡ như gà rán, thức ăn nhanh,… và nội tạng động vật
- Phụ huynh cần theo dõi cân nặng hay tính toán các chỉ số cơ thể định kỳ của trẻ. Nếu phát hiện trẻ tăng cân nhanh chóng, hơn 0,5 kg/tháng đối với trẻ trên 2 tuổi và hơn 1kg/tháng đối với trẻ dậy thì phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ dinh dưỡng ngay.
Nếu trẻ hiện đang bị thừa cân béo phì, việc điều trị cần phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
- Bệnh thừa cân béo phì cần điều trị lâu dài nên cần sự kiên trì của phụ huynh và trẻ. Phụ huynh cũng nên động viên trẻ thường xuyên để trẻ có động lực điều trị hiệu quả.
- Ba mẹ cần giáo dục về ý thức trong việc ăn uống và vận động cho trẻ.
- Trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh béo phì không cần giảm cân mà chỉ cần được theo dõi và kiểm soát cân nặng theo tư vấn của bác sĩ. Chỉ nên cân nhắc giảm cân đối với trẻ lớn hoặc bệnh béo phì nặng gây biến chứng.
Trên đây Pgdphurieng.edu.vn muốn gửi đến bạn thông tin về cách xác định bệnh béo phì ở trẻ em, trẻ béo phì dễ gây ra những bệnh gì? Hi vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.
Nguồn: Trang thông tin sức khỏe Vinmec.com
Chọn mua sữa bột cho bé chất lượng tại Pgdphurieng.edu.vn nhé:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách xác định bệnh béo phì ở trẻ em, trẻ béo phì dễ gây ra những bệnh gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.