Bạn đang xem bài viết Cách vắt và bảo quản sữa mẹ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đang là lựa chọn của nhiều bà mẹ trẻ. Tuy nhiên để không gặp trở ngại khi phải đi làm trở lại sau 6 tháng thai sản, các mẹ nên học cách vắt và bảo quản sữa mẹ để bé vẫn được sữa mẹ hoàn toàn khi mẹ vắng nhà nhé!
Chuẩn bị cụng cụ
– Cốc bình, hoặc túi trữ sữa đựng sữa đã được rửa sạch, tráng qua nước sôi và để ráo.
– Thìa sạch (nếu đút bằng thìa cho bé uống ngay) hoặc túi/lọ đựng sữa chuyên dụng (nếu muốn tích sữa trong tủ lạnh dùng dần).
– Dụng cụ hút sữa đã được làm sạch: dụng cụ hút tay hoặc máy hút sữa dùng điện.
Massage kích thích sữa
Trước khi vắt sữa, mẹ cần massage nhẹ nhàng bầu vú để tạo cảm giác dễ chịu cho cơ thể, đồng thời kích thích xuống sữa, giúp vắt sữa được nhanh và lượng sữa nhiều hơn.
Mẹ rửa tay thật sạch và lau sạch bầu ngực, núm ti trước khi tiến hành massage và vắt sữa.
Phương thức massage như sau:
– Dùng 2 đầu ngón tay trỏ và giữa nhẹ nhàng xoay tròn từ trên bầu ngực đi về phía đầu ti, khắp cả 2 bầu ngực trong khoảng 30 giây. Lưu ý tay này massage ngực bên kia.
– Nắm tay, dùng các ngón tay vuốt nhẹ nhàng từ phía trên bầu ngực đi về phía đầu ti, khắp cả 2 bầu ngực trong khoảng 30 giây. Tay bên nào massage ngực bên đó.
– Tựa ngón tay cái ở quầng vú trên, các ngón tay massage nhẹ nhàng lên xuống ở vị trí 5 giờ bên ngực trái và 7 giờ bên ngực phải (vị trí dây thần kinh số IV kích thích tạo sữa) trong khoảng 1 – 2 phút. Tay bên này massage ngực bên kia.
Chỉ mất 3 phút massage, bầu ngực bạn sẽ sẵn sàng tốt hơn cho việc vắt sữa.
Các mẹ cũng có thể tham khảo thêm một số cách massage từ các nguồn đáng tin cậy khác để áp dụng hàng ngày, ngay cả khi không vắt sữa giúp kích thích sữa và tốt cho tuyến vú.
Vắt sữa
Vắt bằng máy hút sữa hoặc dụng cụ hút tay
Đầu tiên để máy ở nấc nhỏ đến khi sữa về thì tăng dần từ từ đến mức mà đầu ti có thể chịu đựng được. Có người sữa về chậm hoặc người mẹ hôm đó mệt thì 4-5 phút sữa mới về.
Hút mỗi bên 3-5 phút cho đến khi hết sữa. Sau đó nghỉ 5 phút hút lại mỗi bên 1 lần nữa với khoảng 10 phút/1 bên. Lớp sữa lần hút thứ 2 đặc, màu vàng chứa nhiều chất bổ giúp bé tăng cân.
Cách dùng lực và thời gian hút tương tự khi dùng dụng cụ hút tay.
Nếu có điều kiện mẹ nên trang bị máy hút sữa điện đôi (hút cùng lúc cả 2 bên ngực) sẽ tiết kiệm thời gian và công sức đáng kể cho các mẹ.
Vắt sữa bằng tay
– Mẹ nên ngồi (hoặc đứng) một cách thoải mái và để cốc (bình sữa) ở gần vú. Tiến hành massage ngực trước khi vắt.
– Đặt ngón tay trỏ phía bên dưới bầu vú, gần về phía quầng vú; còn ngón tay cái ở trên bầu vú, đối diện với ngón trỏ. Ở tư thế này, bạn có thể cảm nhận thấy các túi sữa như những hạt đậu nhỏ nằm ở dưới da. Sữa được chứa trong những túi này và khi kích thích vào đây, bạn sẽ vắt được sữa.
– Nếu quầng vú rộng, có thể đặt các ngón tay lùi vào bên trong quầng vú một chút. Ngược lại, nếu quầng vú hẹp, mẹ có thể đặt các ngón tay lui ra bên ngoài. Các ngón tay còn lại được đặt để đỡ ngực.
– Giữ các ngón tay ở nguyên vị trí trên ngực, mẹ nhẹ nhàng ấn các ngón tay về phía sau. Tiếp tục giữ lực, ép về phía sau. Đồng thời, dùng ngón trỏ và ngón út cùng lúc ép xuôi nhẹ về phía trước, làm sữa chảy ra khỏi các túi sữa, tràn ra đầu vú.
– Nới lỏng lực ép để các tuyến sữa đầy lại rồi lặp lại thao tác trên.
Thời gian vắt sữa bằng tay có thể lâu hơn so với bằng máy để làm trống hoàn toàn tuyến sữa, nhưng thông thường thời gian vắt là khoảng 20 phút/1 bên ngực.
Bảo quản sữa mẹ đúng cách
Sau khi đã hoàn tất việc vắt sữa, lượng sữa thu được nếu mẹ cho bé dùng ngay có thể không cần làm ấm mà được dùng trực tiếp. Còn nếu mẹ muốn tích sữa vắt được để dành dùng dần thì cần lưu ý:
– Dùng bình chứa bằng thủy tinh hoặc bình nhựa/túi đựng sữa chuyên dụng để tích sữa vắt ra.
– Không nên để đầy sữa vào bình/túi chứa mà nên chừa khoảng trống vì sữa đông chiếm nhiều thể tích hơn.
– Mỗi bình/túi chỉ nên để đủ lượng sữa cho 1 lần bé dùng để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.
– Về thời gian bảo quản sữa mẹ: 4 giờ ở nhiệt độ phòng (19 – 22 độ C), 48 giờ ở ngăn mát tủ lạnh (khoảng 4 – 6 độ C), 1 tháng ở ngăn đá tủ lạnh và 6 tháng nếu bảo quản ở tủ đông chuyên dụng (-18 đến -20 độ C).
– Sử dụng sữa mẹ đã bảo quản: làm ấm bình/túi sữa bằng cách đặt vào nước nóng hoặc đổ nước nóng xung quanh bình/túi sữa. Nếu sữa đông đá thì nên để rã đông bớt đến khi sữa chuyển sang lỏng thì làm ấm và lắc nhẹ nhàng để sữa ấm đều lên. Lưu ý không để sữa nóng quá 40 độ C.
Các mẹ nên nhớ không làm ấm sữa bằng cách nấu sôi hay cho vào lò vi sóng. Sữa đã làm ấm nếu không dùng hết nên đổ bỏ.
Và sữa bảo quản càng lâu sẽ thay đổi mùi vị, giảm lượng kháng thể (nhưng vẫn đảm bảo thành phần dinh dưỡng) nên nếu được mẹ nên rút ngắn thời gian bảo quản. Nên chi chú ngày giờ mang bảo quản trên từng bình/túi sữa mang tích trữ để tiện sử dụng.
Bạn có biết:
– Tốt nhất hãy thử vắt sữa vào buổi sáng hoặc khi bạn cảm thấy ngực bị căng sữa. Số lần vắt sữa sẽ không có con số cố định hoặc quy tắc nhất định, điều này phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng từ trẻ.
– Các lần vắt sữa không nên cách nhau quá 5 tiếng. Bạn nên vắt sữa 2 hoặc 3 giờ một lần trong thời kỳ sơ sinh
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế, dù có phải hút và bảo quản sữa để dành cho con yêu, các mẹ cũng hãy nỗ lực biết thêm về cách vắt sữa mẹ vì thế hệ tương lai nhé! Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm sữa morinaga dành cho bé nhé!
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách vắt và bảo quản sữa mẹ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.