Bạn đang xem bài viết Cách trồng, cách chăm sóc cây môn kiểng và hình ảnh cây môn kiểng đẹp tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cây môn kiểng là loại cây kiểng phổ biến và khá quen thuộc được trồng nhiều ở nước ta. Nếu bạn đang có ý định tự trồng và chăm sóc cây môn kiểng ở nhà nhưng chưa biết bắt đầu từ đầu thì hãy tham khảo ở bài viết dưới đây nhé.
Cây môn kiểng là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây môn kiểng
Cây môn kiểng là một loại cây cảnh có nguồn gốc từ Mỹ La-tinh. Loại cây này có tên khoa học là Chinese Taro, thường không có thân trên mặt đất mà chỉ có thân củ ngầm ở gốc, từ cuống dài 15cm – 30cm mọc lên hoa và lá.
Cây môn kiểng chủ yếu được trưng bày làm cảnh trong không gian sống, tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp, độc đáo. Đối với những người chơi cây thích sưu tầm thì cây môn cảnh cũng có rất nhiều loại, đa dạng màu sắc cực kỳ phong phú và đẹp mắt.
Ý nghĩa phong thuỷ cây môn kiểng
Trong phong thủy, cây môn kiểng là loài cây tượng trưng cho sức sống bền bỉ, dẻo dai. Cây môn kiểng cũng là vật mang đến sự may mắn, thịnh vượng, thành công cho gia chủ, đặc biệt là đối với người mệnh hỏa.
Đặc điểm, phân loại cây môn kiểng
Cây môn kiểng nổi bật với những chiếc lá to, rộng, màu sắc sặc sỡ, dáng trái tim. Phần cuống hình bẹ dài, rễ chùm. Hoa của cây môn kiểng gồm một mo và bông mo trong đó bông mo gồm nhiều bông hoa nhỏ kết thành nằm trong mo hoa màu trắng.
Tùy vào hình dáng, màu sắc của lá mà cây môn kiểng được chia thành các loại như:
- Cây môn kiểng đốm: Có phần lá đốm đủ màu sắc và khá đa dạng.
- Cây môn nhung đen: Có lá như những tấm vải nhung màu xanh sẫm kiêu sa, bắt mắt, độc đáo.
- Cây môn quan âm: Có lá dáng như lá bồ đề quan âm với màu sắc vô cùng huyền bí.
- Cây môn xanh: Có lá hình trái tim xanh mướt tươi mới
- Cây môn đỏ: Có lá sắc đỏ với các đường gân vàng bắt mắt.
- Cây môn hợp quả: Là loại cây phong thủy có phần lá lớn, họa tiết xanh độc đáo.
- Cây môn trắng: Có phần lá trắng cùng các đường gân xanh tạo điểm nhấn cho không gian sống.
- Cây môn trường sinh: Có phần lá dài hơn, cây lớn và giàu sức sống hơn.
Tác dụng của cây môn kiểng
Cây môn kiểng có phần lá rất lớn là một loại cây có tác dụng thanh lọc không khí tuyệt vời. Đặt cây môn kiểng trang trí không chỉ giúp không gian sống thêm tươi mới mà còn giúp môi trường trong lành, sạch sẽ hơn. Cây môn cảnh chịu được bóng râm nên có thể để ở trong nhà, trên bàn làm việc hay ở vườn đều thích hợp.
Cách trồng và chăm sóc cây môn kiểng
Cách trồng cây môn kiểng tại nhà
Bước 1 Lựa chọn giống và ươm cây môn kiểng
Cây môn kiểng có thể được trồng bằng hạt hoặc củ, nhưng thông thường cách trồng bằng củ phổ biến và dễ hơn. Bạn nên mua củ giống khỏe mạnh, sạch, không có dấu hiệu bệnh tật.
Sau khi chọn được củ giống, rửa sạch và bắt đầu pha giá thể ươm gồm 50% mụn dừa và 50% đá perlite. Sau đó vùi củ vào sâu bên trong giá thể đã chuẩn bị. Đặt vào trong hộp nhựa, để ở nơi khô ráo, thoáng mát trong 2-3 tuần để cây con nảy mầm.
Bước 2 Chọn chậu trồng và đất trồng
Bạn nên lưu ý chọn chậu phù hợp với giống và kích thước sau 1-2 năm phát triển của cây. Đối với đất trồng, hãy chọn đất tơi xốp, giàu mùn, chua nhẹ. Tỉ lệ đất pha trộn 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.
Cho đất vào chậu đến khi cách 3-5cm miệng chậu, đặt cây con và vùi rễ vào giữa chậu. Sau đó lấp đất lại và tưới nước cho cây con.
Cách chăm sóc cây môn kiểng
Để cây môn kiểng phát triển và tăng trưởng tốt, bạn nên để cây ra nắng ít nhất 2h mỗi ngày để cây duy trì sức khỏe tốt, hiệu quả nhất là từ 7-9h sáng. Ngoài ra, bạn cũng cần tưới nước cho cây 2-3 lần mỗi tuần, nếu mùa hè nắng nóng cần thường xuyên phun sương để cây không bị héo.
Cùng với đó, bạn cần bón cho cây những loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân bò,…pha loãng tưới cho cây khoảng 1 tháng/lần, đồng thời bón thêm phân NPK như 20-20-15, 30-10-10, 20-20-20… cho cây. Trong quá tình chăm sóc, nhớ cắt tỉa lá già úa, sâu bệnh, giữ cây gọn gàng, tránh để nấm gây hại cho cây.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây môn kiểng
Sau khi trồng cây môn cảnh vào chậu, để cây con nhanh chóng phát triển tốt hơn, bạn có thể bón thêm các chế phẩm kích rễ như N3M, kích rễ Bimix Super Root, Roots 2… Khi cây phát triển hơn, kích thước lớn hơn sau 1-2 năm thì có thể thay chậu và đất mới để cây có không gian phát triển nhé.
10 hình ảnh đẹp về cây môn kiểng
Trên đây là cách trồng, cách chăm sóc cây môn kiểng và hình ảnh cây môn kiểng đẹp. Mong rằng bài viết trên đã đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Pgdphurieng.edu.vn nhé.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách trồng, cách chăm sóc cây môn kiểng và hình ảnh cây môn kiểng đẹp tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.