pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích

Cách trị mụn cóc ở chân (mụn cóc Plantar) an toàn, hiệu quả

Tháng 10 28, 2023 by Pgdphurieng.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Cách trị mụn cóc ở chân (mụn cóc Plantar) an toàn, hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Mụn cóc ở bàn chân được xem là một bệnh thường gặp và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, có các lựa chọn điều trị khác, đặc biệt đối với những trường hợp mụn cóc gây đau hoặc khó chịu. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về cách trị mụn cóc ở chân an toàn, hiệu quả.

Mục Lục Bài Viết

  • Tổng quan về mụn cóc Plantar (mụn cóc ở chân)
  • Điều trị mụn cóc ở chân
  • Quy trình chẩn đoán bệnh
  • Các bệnh viện da liễu uy tín

Tổng quan về mụn cóc Plantar (mụn cóc ở chân)

Mụn cóc Plantar là gì?

Mụn cóc Plantar hay mụn cóc bàn chân là những mụn cóc thô ráp xuất hiện ở bàn chân. Chúng thường phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của mụn cóc bàn chân, bao gồm:

  • Một mụn nhỏ, gồ ở dưới bàn chân.
  • Những chấm đen nhỏ hoặc màu nâu trên bàn chân là các mạch máu nhỏ bị đông máu thường được gọi là hạt mụn cơm.
  • Da dày, cứng giống mô sẹo ở một điểm trên da, nơi mụn cóc mọc vào trong.
  • Cảm giác đau, nhức khi đi bộ hoặc đứng.

Cách trị mụn cóc ở chân (mụn cóc Plantar) an toàn, hiệu quả

Mụn cóc plantar xuất hiện ở lòng bàn chân, thường ở những nơi chịu lực, là những nốt mụn sần, gồ trên mặt da

Nguyên nhân gây ra mụn cóc Plantar

Mụn cóc bàn chân gây ra do nhiễm virus u nhú ở người – HPV, cụ thể là các loại 1, 4, 57, 60, 63, 65 và 66. Mụn cóc phát triển khi virus xâm nhập qua các vết cắt nhỏ, vết nứt hoặc những vùng da bị tổn thương ở lòng bàn chân. Nếu không điều trị, mụn cóc có thể tồn tại từ vài tháng đến 2 năm ở trẻ em và vài năm ở người lớn.

Tham Khảo Thêm:   Dấu hiệu bệnh tay chân miệng là gì? Các triệu chứng thường gặp

Một số chủng HPV gây mụn cóc ở chân

Một số chủng HPV gây mụn cóc ở chân

Điều trị mụn cóc ở chân

Bệnh nhân nên đến các bệnh viện và phòng khám để được hướng dẫn điều trị cụ thể, tránh làm theo những phương pháp truyền miệng có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Áp lạnh

Phương pháp áp lạnh được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám, bao gồm việc áp nitơ lỏng vào mụn cóc, bằng bình xịt hoặc tăm bông. Phương pháp này có thể gây đau, vì vậy bác sĩ có thể gây tê trước khi thực hiện thủ thuật này.

Ngoài ra, phương pháp này cũng góp phần kích thích hệ thống miễn dịch của bạn chống lại mụn cóc do virus. Bạn có thể phải điều trị áp lạnh lại sau 2-3 tuần cho đến khi khỏi.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra của phương pháp này là đau, nổi mụn nước và làm tăng hoặc giảm sắc tố, dẫn đến tình trạng thay đổi màu da vĩnh viễn.

Áp lạnh điều trị mụn cóc

Áp lạnh là một trong các phương pháp điều trị mụn cóc

Dùng Salicylic acid

Thuốc trị mụn cóc có chứa acid salicylic hoạt động bằng cách loại bỏ mụn cóc từng lớp một. Chúng cũng có thể tăng cường khả năng chống lại mụn cóc của hệ miễn dịch.

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn dùng thuốc thường xuyên tại nhà, sau đó thỉnh thoảng đến tái khám. Phương pháp này có thể mất vài tuần điều trị.

Một số phương pháp trị mụn cóc như sử dụng Salicylic acid

Một số phương pháp trị mụn cóc như sử dụng Salicylic acid

Các phương pháp khác

Nếu axit salicylic và áp lạnh không có tác dụng, bác sĩ có thể đề xuất những phương pháp điều trị sau:

  • Tiểu phẫu: Bác sĩ sẽ cắt bỏ mụn cóc bằng cách sử dụng kim điện. Phương pháp này có thể gây đau, vì vậy cần gây tê. Đây là phương pháp ít được sử dụng vì có thể để lại sẹo.
  • Thuốc phồng rộp: Dùng cantharidin, chất này gây ra vết phồng rộp dưới mụn cóc. Sau một tuần, bạn sẽ quay lại để cắt bỏ mụn thịt.
  • Liệu pháp miễn dịch: Sử dụng thuốc hoặc dung dịch để kích thích hệ thống miễn dịch của bạn chống lại mụn cóc do virus. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm kháng nguyên vào mụn cóc của bạn hoặc có thể bôi dung dịch hoặc kem đặc trị lên mụn cóc.
  • Điều trị bằng laser: Đốt các mạch máu nhỏ đã đóng cục bằng liệu pháp laser nhuộm xung. Các mô bị nhiễm bệnh sẽ chết và mụn cóc rơi ra. Lặp lại sau 2-4 tuần để đạt hiệu quả. Lưu ý, phương pháp này cần gây tê.
  • Vắc xin: Tiêm phòng vắc-xin HPV đã được sử dụng thành công để điều trị mụn cóc bàn chân.
Tham Khảo Thêm:   Bé trai tử vong vì bệnh dại không rõ nguyên nhân

Sử dụng laser là một trong những phương pháp được sử dụng để điều trị mụn cóc bàn chân

Sử dụng laser là một trong những phương pháp được sử dụng để điều trị mụn cóc bàn chân

Quy trình chẩn đoán bệnh

Mụn cóc thường được chẩn đoán bằng cách nhìnhoặc dùng dao mổ cắt bỏ lớp trên cùng để kiểm tra các chấm. Các chấm này là các mạch máu đông đặc nhỏ. Bác sĩ cũng có thể cắt một phần nhỏ của mụn cóc và gửi đến phòng giải phẫu để kiểm tra.

Nếu nghi ngờ bản thân đang bị mụn cóc, bạn nên đến bệnh viện để khám, vì khó có thể biết được mức độ phát triển của mụn cóc bên dưới da. Bạn nên đi khám ngay nếu mụn cóc có dấu hiệu đau hoặc lan sang vị trí khác.

Bác sĩ có thể giúp bạn xác định phương pháp điều trị nào là tốt nhất cho bạn dựa trên mức độ tiến triển của mụn cóc. Ví dụ: nếu mụn cóc tái phát, bác sĩ có thể chọn một phương pháp điều trị kết hợp khác để đảm bảo loại bỏ nó.

Cách trị mụn cóc ở chân (mụn cóc Plantar) an toàn, hiệu quả

Mụn cóc bàn chân mọc thành từng mảng dày. Bác sĩ thường nhìn để chẩn đoán bệnh, đôi khi sẽ cắt một phần mụn cóc đem đi làm xét nghiệm

Các bệnh viện da liễu uy tín

Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 1.
  • Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 2.
Tham Khảo Thêm:   Những di chứng sau đột quỵ không phải ai cũng biết

Tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Da liễu Trung ương.
  • Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội.

Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm: Phân biệt mụn cóc và sùi mào gà? Cách điều trị hiệu quả

Trên đây là các phương pháp điều trị mụn cóc Plantar an toàn, hiệu quả. Mong rằng bài viết đã giúp các bạn có thêm kiến thức về vấn đề này. Hãy chia sẻ đến bạn bè, người thân nếu thấy bài viết hữu ích và để lại bình luận bên dưới chia sẻ thêm những điều bạn biết về chủ đề này nhé!

Nguồn tham khảo: MayoClinic, NCBI, Healthline, Science Direct, Drug Bank

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách trị mụn cóc ở chân (mụn cóc Plantar) an toàn, hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Bài Viết Liên Quan

Ngôi thai ngược (ngôi mông) là gì? Cần làm gì khi mang thai ngôi ngược?
Ngôi thai ngược (ngôi mông) là gì? Cần làm gì khi mang thai ngôi ngược?
Bạn có biết vì sao ăn kiêng ít calo mà không giảm được cân?
Bạn có biết vì sao ăn kiêng ít calo mà không giảm được cân?
5 nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ
5 nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ
Previous Post: « 10 loại trái cây “cấp cứu” khi bị bệnh
Next Post: Cấm chặn ngã tư – luật phổ biến trên thế giới nhưng lạ lẫm với tài xế Việt »

Primary Sidebar

Tra Cứu Điểm Thi

  • Tra Cứu Điểm Thi Lớp 10
  • Tra Cứu Điểm Thi Tốt Nghiệp THPT
  • Tra Cứu Đại Học – Tìm Trường

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online Hữu Ích

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Liên Kết Hữu Ích

DMCA.com Protection Status DMCA compliant imageCopyright © 2025 · Pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích 78win xoilac tv xem bong da truc tuyen KUBET 78win Hitclub