Bạn đang xem bài viết Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay đã có rất nhiều quy định mới về việc xử phạt nồng độ cồn vượt mức khi điều khiển phương tiện giao thông. Vậy làm sao để đo nồng độ cồn (Blood Alcohol Concentration – BAC) đúng và mức xử phạt nồng độ cồn vượt mức như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Vì sao lại đo nồng độ cồn (Blood Alcohol Concentration) trong hơi thở?
Cồn là một chất gây ảo giác nặng với hệ thần kinh, nó làm hệ thần kinh mất phương hướng, mất khả năng tự chủ. Đối với người điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ khiến người điều khiển gây tai nạn.
Do vậy cảnh sát giao thông dùng máy đo độ cồn để kiểm tra nồng độ cồn thông qua hơi thở mục đích biết người tham gia giao thông đã uống bao nhiêu rượu, bia, và có đủ điều kiện để điều khiển phương tiện giao thông an toàn không?
Sở dĩ cồn của người uống xuất hiện trong hơi thở vì nó được hấp thụ từ miệng, cổ họng, dạ dày và ruột đi vào máu. Theo nghiên cứu thì cồn không thay đổi về mặt cấu trúc hóa học trong máu. Vì vậy khi máu đi qua phổi thì cồn bay hơi di chuyển qua màng hô hấp của phổi đi vào không khí.
Cách tính nồng độ cồn (BAC) trong hơi thở
Nồng độ cồn trong khí thở được tính theo công thức: B= C:210
Trong đó:
B: là nồng độ cồn trong khí thở.
C: là nồng độ cồn trong máu và C được tính theo công thức: C = 1,056*A:(10W*R)= (Theo công thức này A là số đvc uống vào, W là cân nặng, R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 với nam và r = 0,6 với nữ).
Ví dụ: Một nam giới 65kg uống 440ml bia 5% cồn tương đương 2 đơn vị cồn thì nồng độ cồn trong máu là C= 1,056*20:(10*65*0,7)= 0,04641 và tương đương 46,41mg/100ml máu.
Khi đó nồng độ cồn trong khí thở sẽ được tính là: B=46,41:210=0,22mg/lít khí thở. Với nồng độ cồn này là bạn đã bị cảnh sát giông thông xử phạt.
Uống bia xong làm sao biết được bao lâu mới được phép lái xe, công thức sẽ được tính như sau:
Tốc độ đào thải nồng độ cồn trong máu: T=C:0,015.
Theo như ví dụ trên thì T được tính như sau: T=C:0,015=0,04641:0,015=3 giờ. Có nghĩa là với nam giới uống 440ml bia có nồng độ cồn 5% thì cần khoảng 3 giờ nghỉ ngơi mới được phép lái xe để không bị phạt.
Quy định về mức xử phạt khi hơi thở vượt mức nồng độ cồn cho phép
Căn cứ theo điểm c khoản 6; điểm c khoản 7 và điểm e khoản 8 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
-
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
-
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
-
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Trên đây là công thức tính nồng độ cồn (BAC) trong hơi thở, tuy nhiên đây chỉ ở mức tham khảo thôi nhé, vì có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong hơi thở nữa. Tốt nhất đã uống rượu bia dù ít hay nhiều cũng không nên lái xe để đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội nhé!
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.