Bạn đang xem bài viết Cách thay ruột xe đạp khi bị hỏng nhanh chóng và dễ dàng nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thay ruột xe đạp sẽ giúp gia tăng khả năng bám đường, giúp bạn di chuyển ổn định và hạn chế trơn trượt gây té ngã. Ở bài viết này, Pgdphurieng.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách thay ruột xe đạp khi bị hỏng nhanh chóng và dễ dàng nhất nhé!
Lợi ích của việc thay ruột xe đạp
Giống như những linh kiện khác, ruột xe đạp cũng có tuổi thọ. Do đó, người dùng nên thường xuyên kiểm tra và kịp thời thay thế khi ruột xe không còn đảm bảo chất lượng bởi một chiếc ruột xe đạp mới và chất lượng sẽ giúp:
- Tăng độ bám đường: Khi xe đạp được thay ruột mới, độ bám đường của bánh xe cũng được cải thiện, nhờ đó bạn có thể điều khiển xe dễ dàng, hạn chế trơn trượt gây té ngã.
- Giảm nguy cơ xẹp vỏ xe: Ruột xe đạp sử dụng lâu ngày sẽ bị mài mòn, đồng thời sau một vài lần bị thủng, ruột sẽ dễ bị thoát hơi dẫn đến bánh xe nhanh bị xẹp hơn. Thay ruột xe đạp mới sẽ hạn chế được tình trạng này.
- Tiết kiệm chi phí: Ruột xe chất lượng giúp vỏ xe ít bị xẹp, từ đó sẽ gia tăng tăng tuổi thọ cho lốp xe và giúp người dùng tiết kiệm được chi phí sửa chữa.
- Tăng hiệu suất: Ruột xe đạp mới có khả năng giảm ma sát với lốp hay với mặt đường, mang lại trải nghiệm di chuyển mượt mà, đồng thời cũng gia tăng hiệu suất và tốc độ của xe đạp.
Thay ruột xe đạp Road Continental 28′ S60 RE sẽ giúp gia tăng khả năng bám đường
Khi nào cần thay ruột xe đạp?
Để đảm bảo chất lượng của ruột xe đạp, người dùng nên thường xuyên kiểm tra và thay mới ngay khi nhận thấy những dấu hiệu sau:
- Ruột xe bị nứt nhiều, bị phù hay vênh: Nếu bạn thường lái xe ở khu vực ẩm ướt, ruột xe sẽ dễ bị ngấm nước, sau đó xuất hiện các vết nứt. Bên cạnh đó, khi di chuyển trên đường sỏi đá, áp suất khí trong ruột có thể bị tăng nhanh đột ngột cũng khiến ruột xe bị phù hay vênh.
- Bơm hơi xe thấy hơi khó vào: Khi bạn sử dụng quá lâu sẽ khiến lốp bị mòn và không khí dễ dàng thoát ra bên ngoài. Do đó mà bạn bơm hơi cho xe liên tục vẫn thấy bánh xe không căng.
- Thân xe rung lắc khi chạy: Tình trạng xe rung lắc khi chạy sẽ xảy ra khi ruột xe đạp quá mòn hoặc mòn không đều, dễ gây ra nhiều tai nạn nguy hiểm cho người lái.
Nếu thấy thân xe đạp rung lắc lúc chạy thì bạn nên kiểm tra và thay ruột xe mới
Dụng cụ cần chuẩn bị để thay ruột xe đạp
Trước khi tiến hành thay ruột xe đạp, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết sau:
- Ruột, van và lốp xe dự phòng: Là những dụng cụ cơ bản nhất để bạn thay ruột xe đạp. Có hai loại van bơm là van Presta (van Pháp) và van Schrader (van Mỹ), bạn hãy lưu ý chuẩn bị đúng loại van phù hợp với vành xe nhé!
- Cây nạy: Ruột xe đạp nằm bên trong lốp nên bạn cần sử dụng cây nạy để tách rời lốp với vành xe. Một mẹo nhỏ là bạn nên chuẩn bị sẵn 2 cây nạy để dễ thao tác nhé!
- Bơm xe đạp: Sau khi thay ruột xong, bạn hãy bơm hơi vào để kiểm tra lại ruột xe đã thay. Đồng thời, bạn cũng cần bơm đầy hơi để có thể di chuyển ổn định bằng xe đạp.
Sử dụng dụng cụ thay lốp xe RockBros QTB001 để nạy vỏ ra khỏi vành xe đạp
Cách thay ruột xe đạp
Bước 1: Giữ xe đạp đứng thẳng, chuyển sên về líp nhỏ nhất
Chuyển sên về líp nhỏ nhất sẽ giúp bạn tháo bánh xe ra một cách dễ dàng và nhanh chóng, từ đó việc thay lốp cũng trở nên thuận tiện hơn.
Người dùng cần chuyển sên về líp nhỏ nhất
Bước 2: Tháo lỏng hoặc gỡ thắng xe
Đối với phanh chữ V hay gắn trên các dòng xe đạp đường phố, bạn cần kéo hai đầu càng thắng lại gần nhau cho dây bớt căng, sau đó mở chốt ra. Đối với phanh vành trên các dòng xe đạp đua, bạn chỉ cần mở chốt khóa thắng là được.
Tháo lỏng phanh xe đạp
Bước 3: Tháo bánh xe đạp
Bạn hãy mở nhanh phía bánh xe không có sên. Sau đó, dùng một tay giữ bánh xe, tay còn lại nâng cao khung xe để bánh xe dễ dàng trượt ra ngoài. Để tránh làm cong móc đề, bạn hãy đặt xe nằm xuống đất hướng về phía không có cùi đề.
Tháo bánh xe ra khỏi khung xe đạp
Bước 4: Tháo vỏ bánh xe đạp
Bạn hãy dùng mặt lõm của cây nạy vỏ, nạy vào bên trong giữa vỏ và vành xe ở vị trígần 1 chân căm, sau đó móc vỏ ra khỏi vành rồi dùng đầu có móc để cố định chân căm gần nhất.
Ở vị trí cách đó từ 10 – 15cm, bạn hãy dùng cây nạy vỏ thứ hai và thao tác tương tự. Sau khi nạy được khoảng 20 – 25cm vỏ, bạn dùng cây nạy thứ hai kéo dọc theo vành để tháo rời hoàn toàn một bên vỏ ra khỏi vành.
Dùng cây nạy để tháo vỏ ra khỏi vành xe đạp
Bước 5: Tháo ruột xe đạp và tìm nguyên nhân gây thủng
Đầu tiên, bạn hãy tháo ốc giữ van xe đạp, rồi rút ruột xe ra khỏi lỗ van. Tiếp theo đó, bạn cần kiểm tra và tìm ra nguyên nhân khiến bánh xe bị xẹp hơi. Bạn có thể nhìn bằng mắt hoặc dùng tay kiểm tra cẩn thận để tránh bị vật nhọn làm bị thương.
Lấy ruột xe ra khỏi vỏ và cẩn thận tìm nguyên nhân gây hỏng ruột
Bước 6: Thay ruột xe đạp
Để nhét ruột vào vỏ dễ dàng hơn, bạn hãy bơm một ít hơi vào ruột xe mới để giữ hình dạng ống. Tại vị trí lỗ van, bạn cẩn thận đưa đầu van vào, rồi nhét dần phần ruột vào vỏ xe cho tới hết. Tại khu vực đầu van, dùng hai ngón tay cái đẩy vỏ vào lại trong vành xe.
Càng về gần cuối, vỏ sẽ căng ra khiến bạn khó thao tác hơn. Nếu tay bạn không đủ khỏe để nhét hết ruột xe vào vỏ thì hãy dùng cây nạy để ấn các cạnh còn lại của vỏ xe vào. Đồng thời, bạn cần thao tác cẩn thận để cây nạy không chọc thủng ruột xe.
Sau khi hoàn tất, bạn hãy dùng tay bóp nhẹ dọc theo hai bên hông vỏ để kiểm tra xem ruột có bị kẹt giữa vỏ và vành hay không.
Nhét ruột xe đạp vào vỏ và kiểm tra
Bước 7: Gắn bánh xe lại vào khung xe đạp
Bạn hãy vặn ốc giữ van vào, sau đó bơm bánh xe đến mức áp suất chỉ định được in trên vỏ. Tiếp theo đó là kiểm tra lại xem sên xe đã nằm trên líp nhỏ nhất hay chưa, rồi đặt tay nắm của trụcQuick Release (khóa tháo mở nhanh) nằm xuống đối diện với bên không có cùi đề.
Khi đã hoàn thành các thao tác trên, bạn hãy tiến hành đưa bánh xe vào lại khung rồi dùng một lực vừa đủ, không quá lỏng cũng không quá cứng để đóng khóa mở nhanh lại. Ngoài ra, bạn cũng cần đóng chốt khóa thắng đối với phanh vành hay gài hai càng thắng lại đối với phanh chữ V.
Nếu sử dụng trụcThru-Axles, bạn hãy đưa bánh xe vào trước rồi nhét trục xuyên qua khung và đùm, vặn chắc lại theo chiều kim đồng hồ rồi đóng tay nắm lại.
Sau khi hoàn thành thao tác gắn bánh vào, bạn hãy dùng một tay nâng phía sau của xe lên, dùng tay còn lại quay bàn đạp, kiểm tra xem bánh xe đạp đã hoạt động ổn định hay chưa.
Lắp bánh xe vào khung xe đạp
Một số lưu ý khi chọn ruột xe đạp
Để chọn được ruột xe đạp mới đảm bảo chất lượng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra chất lượng của các mối hàn trên ruột xe bằng cách sử dụng tay sờ vào bề mặt ruột để chắc chắn rằng bề mặt phẳng, không lồi lõm hay có lỗ thủng.
- Tham khảo ý kiến của chuyên viên tư vấn tại cửa hàng để chọn được ruột xe phù hợp với lốp và loại xe đạp của bạn.
- Chọn mua ở cửa hàng uy tín để mua được sản phẩm chất lượng, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng.
- Chuẩn bị bộ dụng cụ chuyên dụng với đầy đủ các vật dụng cần thiết để việc thay ruột xe đạp được diễn ra một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn không có sự hiểu biết về xe đạp thì vẫn nên mang xe ra các cửa hàng uy tín để kiểm tra và sửa chữa để đảm bảo an toàn hơn.
Pgdphurieng.edu.vn là một trong những cửa hàng kinh doanh xe đạp và phụ kiện xe đạp uy tín
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn thay ruột xe đạp nhanh chóng và dễ dàng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp thêm nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách thay ruột xe đạp khi bị hỏng nhanh chóng và dễ dàng nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.