Máy tính không vào được mạng Win 10 thì phải làm sao? Đừng lo lắng, bạn có rất nhiều giải pháp. Dưới đây là cách sửa lỗi Win 10 không vào được mạng đơn giản nhưng hiệu quả nhất.
Internet hiện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế, nếu Win 10 không vào được mạng xảy ra, đó thực sự là một thảm họa với nhiều người. Sự cố này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới công việc lẫn học tập, nhất là khi bạn phải làm việc từ xa. Vậy làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này? Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu nhé!
Trước khi đi sâu vào các cách fix lỗi mạng Win 10 phức tạp, việc đầu tiên, trong hầu hết trường hợp, bạn nên làm là khởi động lại Modem/Router. Nó có thể là nguyên nhân chính dẫn tới lỗi Windows Can’t Connect To This Network – Windows không thể kết nối tới mạng này. Vì thế, hãy thử tắt router, đợi vài phút, sau đó bật lại nó để xem mạng có được kết nối bình thường. Nếu không, hãy thử những cách sửa lỗi mạng Win 10 bên dưới.
Cài đặt lại adaptor mạng
Có thể lỗi là ở adaptor (bộ điều hợp mạng). Đầu tiên, hãy thủ gỡ cài đặt adaptor và cài đặt lại.
Cách thực hiện:
- Ấn tổ hợp phím Windows Key + X.
- Chọn Device Manager từ danh sách.
- Trong cài đặt Device Manager, đi tới Network adapter.
- Nhấn chuột phải lên adapter mạng.
- Chọn Uninstall > OK.
- Khi driver được gỡ, bạn khởi động lại máy tính. Windows 10 sẽ nhắc bạn tự động cài đặt lại driver này. Nhấn OK và nó sẽ được cài lại.
Tắt Ipv6
Nguyên nhân máy tính không kết nối được mạng có thể do cấu hình sao trong cài đặt danh sách giao thức mạng IP. Khi đó, hãy thử vô hiệu hóa giao thức mạng IPv6.
Cách thực hiện:
- Vào Open Network and Sharing Center.
- Tìm Change adapter options và chọn kết nối hiện tại của bạn.
- Ấn chuột phải chọn Properties. Cửa sổ trạng thái kết nối sẽ mở ra.
- Tìm giao thức Internet phiên bản 6 (Ipv6).
- Bỏ chọn nó.
- Nhấn Enter sau đó khởi động lại máy tính.
Cập nhật các Driver mạng
Nguyên nhân có thể là do các driver bị lỗi thời. Hãy cập nhật nó lên mới nhất.
Hãy truy cập trang web của nhà sản xuất network adapter và tải xuống driver mới nhất. Sau khi tải về, hãy cài đặt nó lên máy tính. Cuối cùng là xem máy tính đã kết nối được mạng chưa nhé!
Bạn có thể sử dụng phần mềm Driver Easy để tự động nhận dạng và tìm ra các driver phù hợp cho hệ thống.
Forget và vào lại mạng WiFi
Đôi khi lỗi giao thức khiến bạn không thể kết nối với mạng WiFi cụ thể. Để khắc phục, hãy Forger nó và sau đó kết nối lại giống như khi bạn đăng nhập vào một mạng Wifi mới.
Cách thực hiện:
- Bấm vào biểu tượng mạng ở góc dưới bên phải màn hình.
- Chọn mạng WiFi mình muốn.
- Ấn chuột phải chọn Forget.
- Sau đó, kết nối lại mạng WiFi đó lần nữa bằng cách nhấp vào và nhập mật khẩu.
Vô hiệu hóa và kích hoạt lại Wireless Adapter
Nếu những cách trên vẫn chưa được, hãy thử vô hiệu hóa Wireless Adapter và cài đặt lại.
Cách thực hiện:
- Vào Open Network and Sharing Center.
- Chọn Change adapter options.
- Chọn mạng không dây của bạn. Nhấp chuột phải vào chọn Disable.
- Ấn chuột phải vào nó lại lần nữa chọn Enable.
Chế độ Wireless Mode
- Mở Open Network and Sharing Center, chọn phần WiFi
- Nhấp vào Change adapter options.
- Chọn mạng Wifi, ấn chuột phải và chọn Properties.
- Cửa sổ Properties mở ra. Ấn vào Configure.
- Chuyển đến tab Advanced, từ danh sách, chọn Wireless mode.
- Bây giờ hãy thay đổi giá trị của chế độ Wireless mode. Cho phù hợp với giá trị Wireless mode trên router của bạn.
Dùng lệnh ipconfig / release
- Gõ tìm Command Prompt. ở Start, ấn chọn để mở cửa sổ lệnh.
- Nhập các lệnh dưới đây, enter cuối mỗi dòng lệnh.
ipconfig /release
ipconfig /renew
- Sau đó khởi động lại máy tính.
Thay Network Adaptor
Nếu tất cả các cách trên không được thì phần lớn là do Network Adaptor của bạn có vấn đề. Vì vậy, hãy cài đặt Network Adaptor mới vào hệ thống của mình.
Adaptor mạng dùng cùng kiểu bảo mật
Để bảo vệ dữ liệu, các kết nối không dây đi kèm các kiểu bảo mật nhất định như WPA2-PSK (AES) hoặc WPA-PSK (AES). Bạn thường phải dùng một kiểu bảo mật nào đó để mạng hoạt động. Điều quan trọng nhất cần nhớ là máy tính và bộ điều hợp mạng không dây phải dùng chung một kiểu bảo mật.
Để đảm bảo cài đặt tương tự nhau cho cả hai thiết bị, hãy làm theo những bước đơn giản dưới đây:
- Mở Network and Sharing Center.
- Click vào tùy chọn Manage Wireless Networks.
- Khi đang ở trong trang Manage Wireless Networks, tìm mạng không dây của bạn.
- Giờ click chuột phải vào nó và chọn Properties.
- Thao tác này sẽ mở ra một trang cài đặt mới. Tại đây, bạn có thể thay đổi các thiết lập an ninh cho mạng.
- Tới tab Security Settings và đảm bảo đã chọn kiểu bảo mật giống của router không dây.
- Nếu không chắc chắn về kiểu bảo mật của adaptor đang dùng, chỉ cần thử lựa chọn khác cho tới khi bạn tìm thấy thiết lập tương đồng.
- Cuối cùng, click OK để lưu các thiết lập.
Bổ sung kết nối theo cách thủ công
Khi thấy lỗi “you can’t connect to this network”, nghĩa là mạng đang có vấn đề do adaptor wifi bị cấu hình sai hoặc lỗi kết nối. Bạn có thể tự tay thêm kết nối mạng để tránh sự cố Windows phổ biến này.
- Mở Network and Sharing Center.
- Giờ click Set Up A New Connection Or Network từ cài đặt bạn thấy.
- Trên cửa sổ tiếp theo, bạn có thể chọn kết nối mạng theo cách thủ công.
- Tìm tùy chọn phù hợp, click vào nó, rồi nhập thông tin mạng được yêu cầu như khóa bảo mật, tên mạng và kiểu bảo mật.
- Sau khi đã cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết, bạn có thể click Next để hoàn tất hướng dẫn.
Chỉnh sửa độ rộng kênh của bộ điều hợp mạng
Windows có thể báo “Windows 10 can’t connect to this network” khi độ rộng của kênh điều hợp mạng gây lỗi. Bạn có thể điều chỉnh độ rộng kênh để khắc phục sự cố này trong một số trường hợp. Các bước thực hiện như sau:
- Nhấn phím
Windows
+S
. - Chọn Network and Sharing Center từ danh sách kết quả bạn thấy.
- Trên trang tiếp theo, click Change Adaptor Settings.
- Giờ bạn có thể xác định vị trí Wireless Adaptor.
- Click vào nó và tới Wireless Adaptor Properties.
- Một cửa sổ mới hiện ra.
- Chọn tab Advanced.
- Chọn độ rộng kênh 802.11 và thay đổi giá trị sang 20MHz.
- Giờ click OK để lưu thay đổi bạn vừa thực hiện.
Cài đặt driver theo cách thủ công
Khi không thể khắc phục lỗi “Windows 10 can’t connect to WIFI”, hãy thử làm thêm bước cài đặt driver bộ điều hợp mạng theo cách thủ công.
Các driver thiết bị thường là nguyên nhân gốc rễ gây ra những lỗi kiểu này. Nếu đã thực hiện các bước trên nhưng không hiệu quả thì vấn đề rất có thể do driver. Hãy làm theo các bước sau:
- Mở Device Manager.
- Tìm bộ điều hợp mạng.
- Click chuột phải vào nó.
- Từ menu thả xuống, chọn Update Driver Software.
- Giờ click vào Browse my Computer để xác định phần mềm driver.
- Trên cửa sổ tiếp theo, click vào Let me pick from a list of device drives on my computer.
- Đảm bảo không tích ‘Show compatible hardware’.
- Tìm nhà sản xuất bộ điều hợp mạng và chọn driver bạn muốn cài đặt.
- Đợi cài đặt driver hoàn tất, rồi khởi động lại máy tính để áp dụng thay đổi.
Bật/tắt chế độ Airplane
Trên smartphone Android hoặc iOS, khi gặp lỗi không vào được mạng, một trong số việc bạn cần phải làm là chuyển sang chế độ máy bay – Airplane để xem vấn đề có được khắc phục. Phương pháp này hiệu quả trong nhiều trường hợp bởi nó giúp thiết bị ngắt kết nối hoàn toàn với mọi mạng. Sau đó, bạn có thể tắt chế độ máy bay và kết nối lại mạng Internet lựa chọn.
Bạn có áp dụng phương pháp này trên PC khi Win 10 không kết nối Internet:
- Click icon giống thông báo ở góc phải phía dưới để mở trung tâm tác vụ của Windows – Windows Action.
- Bạn sẽ thấy một số lựa chọn có thể kích hoạt hoặc vô hiệu hóa cho máy tính. Click vào ô Airplane mode để bật nó.
- Ô này sẽ chuyển hoàn toàn sang màu xanh. Điều đó có nghĩa chế độ máy bay đã được bật trên PC.
- Đợi khoảng một phút, sau đó click lại ô này lần nữa để tắt chế độ Airplane của máy tính.
- Kết nối lại mạng và bạn có thể thấy lỗi win 10 không vào được mạng đã biến mất.
Cập nhật Windows
Chạy phiên bản cũ của Windows có thể phát sinh nhiều lỗi, vì thế, bạn nên cập nhật Windows liên tục. Về cơ bản, nếu đang gặp lỗi do lỗ hổng ở phiên bản Windows hiện tại, khả năng cao nó sẽ được sửa ở phiên bản mới hơn. Vì thế, hãy update phiên bản hệ điều hành mới nhất để khắc phục lỗi máy tính không vào được mạng Win 10.
Để cập nhật Windows, nhấn phím Windows + I để mở Settings hệ thống và chọn Update & Security từ danh sách các tùy chọn.
Tab Windows Update mặc định sẽ mở ra trong cài đặt Update & Security. Tiếp theo, click Check for updates ở bên phải.
Windows giờ sẽ tìm kiếm bản cập nhật bất kỳ, rồi tải & cài đặt chúng trên hệ thống nếu có. Sau khi cập nhật hệ điều hành thành công, hãy kiểm tra xem lỗi Win 10 không vào được mạng đã hết hay chưa.
Chạy Network Adapter Troubleshooter
Nếu những phương pháp sửa máy tính mất mạng Win 10 trên không giải quyết được vấn đề, giờ là lúc bạn chạy trình khắc phục sự cố Network Adapter. Windows 10 cung cấp rất nhiều công cụ này. Chúng tự động nhận diện và sửa lỗ hổng dẫn tới lỗi đó. Trong trường hợp ‘Windows Can’t Connect To This Network’, trình khắc phục sự cố Network Adapter có thể giúp bạn.
- Để chạy công cụ này, nhấn Windows + I để mở Settings và chọn Update & Security từ danh sách các lựa chọn.
- Trong cài đặt Update & Security, bạn sẽ thấy nhiều tab được liệt kê ở bên trái. Chọn tab Troubleshoot, rồi click Additional troubleshooters ở bên phải.
- Giờ cuộn xuống dưới và chọn Network Adapter. Sau khi đã xác định được vị trí, chọn nó, rồi click Run the troubleshooter hiện ra.
- Cửa sổ xử lý vấn đề cho Network Adapter sẽ hiện ra. Làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất quá trình cần thiết. Sau đó, kiểm tra lại kết nối internet tới PC của bạn.
Khởi động lại hoặc reset router
Đôi khi, router của bạn bị mắc kẹt một chút và cần khởi động lại để nó hoạt động. Vì thế, reset nhanh router có thể là cách nhanh gọn để khắc phục các sự cố như máy tính không vào được mạng hay kết nối Wi-Fi không ổn định.
Phương pháp reset router sẽ tùy thuộc vào mẫu bạn đang sử dụng. Tuy nhiên, router thường có một nút nguồn. Bạn có thể dùng nó để bật, tắt lại router. Nếu không, bạn chỉ cần truy cập trang cấu hình router và khởi động lại nó từ đây.
Bạn có thể thử khôi phục bộ định tuyến mạng về cài đặt mặc định ban đầu, qua một nút bấm trên router hoặc trang cấu hình của nó. Thế nhưng, bạn sẽ phải cấu hình lại router sau khi làm việc này.
Nhìn chung, một trong số những giải pháp trên có thể sửa lỗi mạng Win 10 nhanh chóng. Ngoài ra, chúng cũng có thể giải quyết các sự cố thường gặp khác khi bạn sử dụng máy tính.
Máy tính không vào được mạng Win 10 là sự cố khá phổ biến. Vì thế, nếu không may gặp phải, đừng lo lắng, hãy áp dụng những cách trên là vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách sửa lỗi máy tính không vào được mạng trên Windows 10 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.