Bạn đang xem bài viết Cách sử dụng xe đạp địa hình cho người mới bắt đầu chi tiết nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Xe đạp địa hình không chỉ dành cho người hoạt động thể thao mà mọi người cũng có thể sử dụng để phục vụ cho nhu cầu, sở thích của bản thân. Nếu bạn chưa từng đi xe đạp địa hình, hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách sử dụng nhé!
Xem ngay dụng cụ sửa chữa, vệ sinh đang giảm giá SỐC
Cách sử dụng bộ truyền động của xe đạp địa hình
Tay lái bên trái/bên phải
Thông thường, tay đề sẽ được nhà sản xuất bố trí ở phần tay lái (ghi đông) của xe đạp địa hình, có chức năng điều khiển bộ đề.
Tay đề bao gồm tay đề bên trái và bên phải mỗi bên sẽ giữ một chức năng riêng:
- Tay đề trái có chức năng chuyển xích sang các đĩa.
- Tay đề phải có chức năng chuyển xích lên các tầng của líp.
Việc điều chỉnh giữa các dĩa và giữa các líp tác động trực tiếp lên lực đạp của bạn, nó giúp bạn dễ dàng di chuyển leo dốc, xuống dốc hoặc kiểm soát tốc độ.
Xác định cấp số bộ đề
Trên mỗi tay bấm ở dòng xe đạp địa hình đều có hiển thị cấp số bộ đề để người dùng có thể vận hành xe đạp linh hoạt hơn, đồng thời tăng tốc độ đạp xe lên mức tối đa khi sử dụng.
Ví dụ:
- Tay bấm chuyển líp hiển thị 7 số tương ứng với 7 líp
- Tay bấm chuyển dĩa có 2 số tương ứng với 2 dĩa tổng cộng 14 tốc độ.
Cách sang số
Đối với bên tay bấm để điều chuyển dĩa (tay trái). Bạn bấm tay gạt lớn nhất để lên số, ngược lại bấm tay gạt nhỏ để xuống số. Khi đó, bạn cần vừa bấm tay bấm đồng thời vừa đạp xe, không được bấm tay bấm khi không đạp xe.
Đối với tay bấm để chỉnh líp, bấm tay gạt lớn nhất đồng thời kết hợp vừa đạp vừa gạt để lên số và tay gạt nhỏ để xuống số. Việc điều chỉnh líp sẽ tạo lực đẩy, giúp cho xe có thể di chuyển dễ dàng khi lên hoặc xuống dốc.
Lưu ý trước khi chuẩn bị đạp xe địa hình
Trước khi chuẩn bị đạp xe địa hình ở những địa điểm có chướng ngại vật, địa hình gồ ghề, bạn cần phải thường xuyên luyện tập để làm quen với cách vận hành, sử dụng cấp số bộ đề,… ở những địa hình khác nhau từ bằng phẳng đến gấp khúc, gồ ghề.
Bởi dùng phanh xe đạp địa hình trên những cung đường ngoằn ngoèo, gồ ghề không đơn giản chỉ cần dừng bóp phanh là xe sẽ dừng một cách an toàn mà cần phải linh hoạt xử lý tình huống bất ngờ một cách khéo léo, nhằm tránh trường hợp trơn trượt, thắng gấp, té xe, gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Lưu ý trong quá trình đạp xe địa hình
Khi sử dụng xe đạp địa hình leo dốc bạn cần giữ đều tốc độ di chuyển của xe và đạp đều chân để không bị tụt lùi. Thêm vào đó, để giảm bớt lực cản của gió thì hãy cúi người về phía trước, đồng thời hạn chế nhổm ra khỏi yên xe làm giảm độ bám đất của bánh xe sau.
Khixuống dốc, bạn nên giữ bàn đạp song song với mặt đất để tránh sự cố không mong muốn như va đập vào tảng đá, các vật cản khác,…
Cách kiểm tra và bảo dưỡng xe đạp địa hình sau mỗi chuyến đi
Bước 1: Dụng cụ chuẩn bị
- Chai tẩy dầu nhớt chuyên dụng
- Xịt silicon bảo dưỡng ron cao su
- Nhớt sên
- Xịt chống rỉ sét
- Bàn chải đánh răng
- Bàn chải chà líp
- Mỡ bò
- Khăn lau sên
- Chai xịt nước sạch
Bước 2: Vệ sinh bộ truyền động
Sử dụng dung dịch tẩy dầu nhớt chuyên dụng xịt đều lên bộ truyền động, sau đó chờ khoảng 2 phút để dung dịch thấm vào làm mềm bùn, đất dơ bám trên thiết bị.
Tiếp đến, dùng hộp rửa sên chuyên dụng hoặc bàn chải đánh răng để vệ sinh sạch sẽ sên, phải đảm bảo các mắt sên đã được chà không còn sót mắt sên nào dính bẩn.
Tiếp theo, xịt thêm dung dịch tẩy rửa chuyên dụng vào líp để làm ướt, rồi sử dụng bàn chải đánh răng để chà sạch, đảm bảo vòng líp được vệ sinh sạch sẽ không sót vòng nào. Rồi dùng bàn chải chà líp chuyên dụng để làm sạch sâu bên trong ổ líp.
Kế đến, dùng bàn chải đánh răng chà sạch bánh xe đề, thông thường những đất bẩn thường dính cứng ở bánh xe đề nên cần phải chà kỹ, rồi xịt nước sạch để rửa trôi hết chất dơ. Dùng khăn để lau khô sên, líp, dĩa và cùi đề.
Châm nhớt sên xe, thực hiện thao tác vừa xoay giò dĩa vừa châm nhớt lên sên. Trường hợp, đối với mùa mưa bạn nên châm khoảng 15 – 20 giọt để hạn chế bám bẩn, còn vào mùa khô, bạn châm mỗi mắt sên 1 giọt nhé.
Lưu ý: Bạn nên xịt rửa kỹ từng chi tiết, đảm bảo dung dịch tẩy được rửa trôi hết.
Bước 3: Kiểm tra cốt bánh xe
Bạn cần lật ngược xe lại và mở tay gạt để kiểm tra cốt bánh xe, một tay giữ cố định núm cốt bánh còn tay kia xoay tay gạt ngược chiều kim đồng hồ.
Cốt bánh xe phải đầy đủ các linh kiện như lò xo không biến dạng, thân cốt thẳng không rỉ sét. Nếu rỉ sét bạn dùng chai xịt chống rỉ lên và lau sạch.
Sau đó, bôi một ít mỡ bò lên phần ren vặn, không nên bôi quá nhiều sẽ làm xe dễ dơ hơn rồi vặn núm xoay theo chiều kim đồng hồ để siết cốt bánh xe. Bạn xoay bánh xe và dùng ngón tay để kiểm tra độ đảo của bánh.
Trường hợp, nếu bánh xe đảo quá nhiều bạn nên đem đến trung tâm bảo trì sửa chữa xe đạp gần nhất để cân chỉnh lại, đảm bảo độ an toàn nhất có thể.
Lưu ý: Phần đầu nhỏ của lò xo phải hướng vào trong bánh xe.
Bước 4: Kiểm tra cáp đề
Bạn cần bấm cho sên xuống líp nhỏ nhất để chỉnh dây cáp đề sau, sau đó bấm cho sên di chuyển lên líp lớn từng bậc và quan sát sên.
Trường hợp, sên líp không mượt là do dây cáp đề bị giãn, bạn chỉ cần tăng dây cáp để sên lên líp mượt hơn là xong.
Để sên có thể di chuyển lên líp, bạn cần vặn nút tăng cáp ngược chiều kim đồng hồ, vặn một cách vừa phải. Tiếp đến, bấm sên lên xuống líp để kiểm tra lại lần nữa.
Còn với trường hợp sên xuống líp nhỏ không mượt là do dây cáp đề quá căng. Để khắc phục tình trạng, bạn chỉ cần xoay nút cáp theo chiều kim đồng hồ để xả lỏng dây và không nên xoay quá nhiều.
Bước 5: Vệ sinh phuộc
Dùng nước sạch hoặc nước pha dung dịch rửa xe xịt lên ống ty phuộc, rồi dùng khăn sạch để lau sạch phần ty phuộc. Để làm sạch bùn, đất bẩn bám dính trên phốt cao su phuộc bạn nên dùng mép khăn để thao tác dễ dàng hơn.
Tiếp đến, sử dụng chai xịt silicon bảo dưỡng phốt cao su lên ty phuộc và dùng khăn mềm lau đều. Bạn nên để phần phốt cao su ướt dung dịch silicon, chờ cho dung dịch tự khô để nó được ngấm và bôi trơn hơn.
Nếu bạn sử dụng phuộc hơi thì bạn cần phải dùng ống bơm phuộc chuyên dụng để kiểm tra lại áp suất trong phuộc. Tuy nhiên, để đảm bảo lượng hơi bơm vào được canh chính xác nhất, bạn hãy đem đến cửa hàng nhé!
Bước 6: Kiểm tra thắng
Bạn cần kiểm tra khoảng cách bóp thắng. Nếu tay thắng bóp quá sâu vào tay lái sẽ rất khó để bóp thắng và gây nguy hiểm, nên chỉnh lại độ sâu vừa đủ để đảm bảo an toàn.
Đối với thắng dùng dây cáp thì vặn nút tăng dây cáp để giảm độ sâu tay thắng khi bóp và vặn ngược chiều kim đồng hồ để căng dây. Vừa vặn nút tăng cáp vừa bóp nhấn tay thắng để xem vừa tay chưa. Sau đó, vặn lại vòng khóa theo kim đồng đồng để cố định lại nút tăng dây cáp.
Tiếp đến, kiểm tra độ mòn của má phanh, nếu má phanh mòn gần đến phần kim loại hoặc độ dày khoảng 1mm thì nên thay mới.
Bài viết trên Pgdphurieng.edu.vn đã hướng dẫn bạn cách sử dụng xe đạp địa hình cho người mới bắt đầu chi tiết nhất. Nếu bạn có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách sử dụng xe đạp địa hình cho người mới bắt đầu chi tiết nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.