Bạn đang xem bài viết Cách sơ cứu đuối nước kịp thời trong tình huống khẩn cấp tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mùa hè là thời điểm mà chúng ta sẽ rất thích đi bơi, đi tắm biển, tắm suối. Vì thế, việc trang bị cho mình kỹ năng sơ cứu khi bị đuối nước là điều rất cần thiết. Cùng Pgdphurieng.edu.vn bổ sung kiến thức về cách sơ cứu khi gặp đuối nước để bảo vệ mình và giúp đỡ những người gặp nạn nhé.
Tình trạng đuối nước diễn ra như thế nào?
Khi nạn nhân bị ngạt nước thì tim sẽ có phản ứng đập chậm lại, đây là phản xạ vì nạn nhân bị ngừng thở. Điều này sẽ dẫn tới việc thiếu oxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp.
Nếu trong khoảng từ 20 giây đến 2 – 5 phút (tùy thuộc từng nạn nhân) khả năng hô hấp vẫn chưa trở lại bình thường thì sẽ xuất hiện hiện tượng nước bị hít vào gây co thắt thanh quản tức thì, gây ra cơn ngừng thở lần 2.
Sau đó là các nhịp thở bắt buộc, điều này khiến cho nước, dị vật bị hít vào phổi. Hậu quả là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong.
Nguyên nhân gây đuối nước
Đuối nước là tình trạng bị ngạt do nước bị hít vào phổi, hoặc tắc đường thở do sự co thắt thanh quản khi nạn nhân đang ở dưới nước. Trường hợp này thường xảy ra khi đi bơi, đi thuyền hoặc đang hoạt động dưới nước. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở nhà như trong bồn nước, chum, vại, rãnh nước,..
Cách sơ cứu đuối nước
Nguyên tắc cấp cứu tại chỗ
Trường hợp nạn nhân còn tỉnh và giãy giụa dưới nước
Ném xuống nước gần vị trí nạn nhân một vật có khả năng nổi cao như: Khúc gỗ, phao, sợi dây,…để kéo nạn nhân lên và không được nhảy xuống nếu không biết bơi.
Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.
Trường hợp nạn nhân bất tỉnh dưới nước
Gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu. Kiểm tra xem nạn nhân còn thở không.
Nguyên tắc này cần phải làm nhanh chóng và đúng phương pháp:
- Tuyệt đối không được nhảy xuống nước nếu không biết bơi hoặc không được huấn luyện cách đưa người đuối nước lên bờ.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước để giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân.
- Lấy dị vật (nếu có) và cấp cứu thổi ngạt ngay khi đưa đầu nạn nhân lên khỏi mặt nước trước khi đưa vào bờ.
- Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực càng sớm càng tốt .
Các bước sơ cứu đuối nước
Bước 1 Đặt nạn nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng.
Bước 2 Quan sát sự di động của lồng ngực:
- Trường hợp nạn nhân ngưng thở thì lồng ngực sẽ không còn di động: Hãy tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức ngay lập tức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 15/2 (2 cấp cứu viên) hoặc 30/2 (1 cấp cứu viên) trong 2 phút rồi quan sát lại nạn nhân có thở lại được không? Môi có hồng lên lại không? Có phản ứng khi kích thích đau không? Nếu chưa thấy dấu hiệu khả quan thì bạn vẫn nên tiếp tục ấn tim, thổi ngạt kể cả đang trên đường đi đến cơ sở y tế.
- Trường hợp nạn nhân vẫn có khả năng tự thở: Bạn hãy đặt nạn nhân ở tư thế an toàn là nằm nghiêng một bên nhằm giúp nạn nhân dễ nôn dị vật ra ngoài.
Bước 3Thay bỏ quần áo ướt và giữ ấm cơ thể nạn nhân bằng cách đắp lên người nạn nhân chăn hay một tấm khăn khô.
Bước 4Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần đó nhanh nhất để kiểm tra, ngay cả khi nạn nhân đã tự thở được và có vẻ hồi phục bình thường sau khi sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước.
Những sai lầm cần tránh khi bị đuối nước
- Không nên dốc ngược nạn nhân, vác lên vai chạy vì việc này có thể làm lỡ mất “thời điểm vàng” để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân.
- Sự thật nước ở trong phổi không nhiều vì thế khi hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực lượng nó sẽ được đẩy ra và khi khi năng thở trở lại.
- Khôngsử dụng phương pháp dân gian như: Lăn lu,… vì có thể khiến nạn nhân rơi vào vào tình trạng nguy kịch hơn, bỏ lỡ “thời gian vàng”.
Một số câu hỏi thường gặp
“Thời điểm vàng” khi sơ cứu đuối nước là lúc nào?
“Thời điểm vàng” là trong khoảng 1-4 phút đầu tiên ngay khi xảy ra cơn ngừng thở lúc bị chìm trong nước để kịp thời ngăn chặn tình trạng ngạt nước. Bên cạnh đó, bạn phải đồng thời xử lý các chấn thương kèm theo như: Chấn thương đầu cổ và cột sống.
Sau sơ cứu người bị đuối nước tỉnh lại có cần đưa đến bệnh viện?
Sau sơ cứu người bị đuối nước đã tỉnh lại nhưng vẫn cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra xem nạn nhân có bị phù phổi cấp sau khi đuối nước hay còn được gọi là “chết đuối trên cạn”.
Đuối nước trên cạn là gì?
Đây là tình trạng nguy hiểm nhưng ít người biết đến, nguyên nhân do bệnh nhân đã hít phải một lượng nước vào trong phổi, cản trở phổi cung cấp oxy cho máu, dẫn tới phù phổi cấp, suy hô hấp.
Một số dấu hiệu của phù phổi cấp như: Khó thở, đau ngực, ho, thay đổi đột ngột hành vi, người mệt mỏi,…Những dấu hiệu tưởng chừng bình thường nên không dễ dàng phát hiện, đặc biệt ở trẻ em. Vì thế khi nạn nhân tỉnh lại sau sơ cứu vẫn cần phải được đưa tới cấp cứu để kiểm tra kĩ và điều trị nhanh chóng, nếu để lâu sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong cao.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cho bản thân mình và giúp đỡ được người gặp nạn. Chúc bạn có chuyến vui chơi vui vẻ và an toàn.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH)
Chọn mua khẩu trang tại Pgdphurieng.edu.vn để bảo vệ sức khỏe bản thân:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách sơ cứu đuối nước kịp thời trong tình huống khẩn cấp tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.