Bạn đang xem bài viết Cách phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thời tiết nắng nóng làm mọi người dễ bị cảm nắng, mệt mỏi, suy nhược,… và thậm chí là đột quỵ. Để giảm nguy cơ bị đột quỵ vào mùa nóng này, hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau.
Đột quỵ mùa nóng thường xảy ra với những người đang mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến hệ tim mạch, người lạm dụng rượu bia,… Nhằm hạn chế tối đa khả năng bị đột quỵ não khi mắc các chứng bệnh trên, bạn tốt hơn hết nên phòng ngừa hiệu quả.
Bổ sung thực phẩm giải nhiệt
Ngày nóng, thân nhiệt con người thường cao, bạn nên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giải nhiệt mùa nóng bổ dưỡng như giá đỗ, bông cải xanh, bắp cải, rong biển,…
Hơn nữa, bạn cũng nên duy trì chế độ ăn nhạt, không ăn quá mặn để giảm nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, huyết áp tối đa.
Chọn những môn tập thể dục trong nhà
Vẫn biết nắng làm bạn mệt, lười nhưng hãy duy trì tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe. Tuy vậy, khi tập thể dục bạn cũng nên quan tâm đến cảm xúc và cơ thể mình, không cần thiết phải ra ngoài trời nắng nóng để tập thể dục: chạy bộ hay đạp xe dưới trời nắng (đây là điều không nên).
Bạn hoàn toàn có thể luyện tập hằng ngày với các môn thể thao trong nhà như tập gym, yoga, chạy, đi trên máy chạy bộ. Không luyện tập quá sức, nên xen kẽ thời gian tập và nghỉ ngơi hợp lý, uống đủ nước.
Khám sức khỏe định kỳ
Không những người có nguy cơ cao bị đột quỵ mùa nóng mà người khỏe mạnh cũng nên đi khám tối thiểu 1 – 2 lần/năm để bác sĩ kiểm tra, phát hiện, điều trị, phòng ngừa đột quỵ kịp thời.
Hạn chế ra ngoài trời nắng
Khi trời quá nắng, bạn hạn chế ra ngoài đường, làm việc tay chân dưới trời nắng ở khung giờ từ 10 – 16 giờ.
Đội mũ nón rộng vành, dùng dù khi di chuyển dưới trời nắng.
Người lớn tuổi, người có sức khỏe kém, đang mắc bệnh tim mạch, đã từng bị đột quỵ không ra nắng sau 10 giờ sáng, cũng không làm việc hay vận động cố sức mùa nóng.
Lưu ý khi sử dụng điều hòa
Duy trì nhiệt độ điều hòa từ 26 – 28 độC, nếu dùng quạt nên mở rộng cửa để không khí lưu chuyển, thông thoáng hơn. Khi đi trời nóng về thì để từ từ cho cơ thể thích nghi với nhiệt độ trong nhà rồi mới bật điều hòa hoặc từ trong điều hoà đi ra ngoài trời nắng thì tắt điều hoà, mở cửa thông thoáng cho cơ thể thích nghi rồi mới đi ra ngoài trời nắng, tránh bị sốc nhiệt đột ngột
Uống đủ nước
Uống nước nhiều trong ngày để tránh mất nước, bù muối bằng cách tiêu thụ nước chanh, canh rau, trái cây,…
Bổ sung các thực phẩm giàu chất béo tốt
Các chất béo lành mạnh như Omega-3 giúp làm giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch, tăng cường sức khỏe hệ tim mạch. Bạn có thể tìm thấy các chất béo tốt trong những dầu cá, các loại hạt, olive, quả bơ.
Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều đậu nành, thực phẩm này giàu protein, amino axit, sắt, canxi và nhiều vi chất tốt cho khả năng phòng ngừa cao.
Người Nhật vào mùa nóng hay sử dụng món Natto, 1 món ăn làm từ đậu nành lên men rất vào mỗi buổi sáng để cung cấp nhiều sinh lực cho cơ thể, ngăn ngừa hình thành cục máu đông (nguyên nhân chính gây ra chứng tai biến, đột quỵ).
Thực hiện đúng các chỉ dẫn trên, đảm bảo sức khỏe của bạn luôn dồi dào, không lo bị đột quỵ mùa nắng nữa nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách phòng ngừa đột quỵ mùa nắng nóng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.