Bạn đang xem bài viết Cách phòng ngừa dị ứng phấn hoa và lông thú cho trẻ em tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dị ứng phấn hoa hay lông chó mèo là tình trạng thường bắt gặp ở trẻ nhỏ kèm theo các triệu chứng khác nhau. Dị ứng nhìn chung không gây nguy hiểm những mang đến sự khó chịu cho trẻ. Vì vậy hãy đọc bài viết này để biết cách phòng ngừa dị ứng phấn hoa và lông thú cho trẻ em nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Các tác nhân gây dị ứng thường gặp
Dị ứng phấn hoa
Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, phấn hoa là một loại bột rất mịn được tạo ra bởi thực vật, hoa và cỏ trong quá trình thụ phấn. Ở một vài người, cơ thể bắt đầu phản ứng bất lợi để “chống lại” kháng nguyên.
Thông thường, hệ thống miễn dịch hoạt động để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm và ngăn ngừa bệnh tật.
Dị ứng phấn hoa có thể xảy ra quanh năm hoặc chỉ vào những thời điểm nhất định trong năm. Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị dị ứng với phấn hoa, trường hợp nhẹ người bệnh có thể sử dụng các biện pháp tại nhà để điều trị Tuy nhiên, nếu dị ứng nặng, bệnh nhân có thể phải nhập viện và có thể phải cấp cứu.
Dị ứng với lông chó mèo
Dị ứng với chó và mèo ngày nay rất phổ biến. Lông thú cưng là tác nhân chính gây dị ứng thú cưng này. Cụ thể hơn, vật nuôi có thể tiết protein vào da chết, nước bọt và nước tiểu của chúng, có thể gây ra các phản ứng bất thường và dị ứng.
Tuy nhiên, lông thú cưng ít gây dị ứng, tình trạng dị ứng xảy ra là do các chất kích ứng như bụi, protein và keratin bám vào lông thú cưng, khi rụng sẽ bám vào thảm, quần áo, đệm ghế và gây dị ứng. Khi một người nhạy cảm hít phải lông có chứa chất kích ứng, có thể gây ra dị ứng lông thú.
Triệu chứng dị ứng ở trẻ em
Ở trẻ quá mẫn cảm với tác nhân gây dị ứng, các triệu chứng phổ biến là:
- Nghẹt mũi, sổ mũi
- Cảm giác tăng áp lực xoang
- Đau mặt
- Ngứa, chảy nước mắt
- Ngứa họng
- Da sưng, đỏ da
- Mất vị giác hoặc mùi
- Niêm mạc mũi và sưng và ngứa quanh mắt
- Ho, khó thở hoặc thở khò khè trong 15-30 phút sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng
- Phát ban trên mặt, cổ hoặc ngực;
- Bệnh nhân hen lên cơn hen nặng…
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi đứa trẻ, các triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện đột ngột trong vòng 15 đến 20 phút sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Cách phòng ngừa dị ứng cho trẻ em
Cách phòng tránh dị ứng phấn hoa
- Nếu được chẩn đoán di ứng phấn hoa, cha mẹ nên đeo khẩu trang, đeo kính cho trẻ khi ra ngoài để giảm nguy cơ hít phải và tiếp xúc phấn hoa.
- Chiết xuất thảo dược và các loại thảo mộc có thể được sử dụng như biện pháp chữa dị ứng phấn hoa tại nhà
- Giữ nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên giặt rèm cửa, vỏ sofa, quần áo, khăn tắm, ga trải giường, vỏ gối…
- Sử dụng máy sấy quần áo thay vì phơi quần áo bên ngoài.
- Giảm nguy cơ bụi, phấn hoa và nấm mốc trong không khí bằng cách sử dụng máy hút bụi hoặc máy lọc không khí có bộ lọc không khí tiêu chuẩn HEPA.
Cách phòng ngừa dị ứng lông thú
- Để ngăn ngừa dị ứng với chó và mèo, tốt nhất là không nên nuôi thú cưng trong nhà.
- Nếu bạn nuôi thú cưng, hãy vệ sinh chúng thường xuyên.
- Hạn chế tiếp xúc gần giữa trẻ em với chó mèo như ôm, vuốt ve, hôn hít.
- Giữ không gian sống sạch sẽ và thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn màn.
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi ở ngoài trời, đặc biệt là những nơi có vật nuôi.
- Sử dụng máy lọc không khí gia đình để lọc mảng bám da chết và protein vật nuôi trôi nổi trong không khí.
Bài viết trên là các tác nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa dị ứng cho trẻ em mà Pgdphurieng.edu.vn đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã mang đến bạn những thông tin hữu ích!
Nguồn: Vinmec
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách phòng ngừa dị ứng phấn hoa và lông thú cho trẻ em tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.