Bạn đang xem bài viết Cách phân biệt cua lành, cua độc khi mua hải sản tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tác hại của cua độc
Cua độc có chứa hai loại độc tố cực mạnh là Saxitonin và Tetrodotoxin. Nếu trúng phải hai loại độc này, sau khi ăn từ 20 phút đến 3 giờ, cơ thể sẽ có dấu hiệu như sau:
– Tê, rát bỏng ở môi, đầu lưỡi.
– Đau bụng, buồn nôn.
– Nôn rất dữ dội.
– Tê bì chân tay, đi đứng loạng choạng.
– Đau đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức.
– Hôn mê sâu.
Tệ hại hơn, khi ăn phải cua độc mà không được cấp cứu kịp thời, có thể bị suy hô hấp cấp, sưng phù cổ họng, trụy tim và dẫn đến tử vong chỉ trong vòng 30 phút đến 8 giờ.
Cách phân biệt cua lành và cua độc
– Cua độc thường có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt, mai cua có nhiều chấm, vằn vện hoặc có hạt.
– Cua lành có màu sắc không bắt mắt, thường xanh rêu hoặc nâu đen, mai trơn láng, phần bụng trắng, không có hoặc có ít lông.
– Cua độc thường sống ở những vùng rạn san hô và có thể ăn phải những sinh vật biển có độc, dẫn đến thịt của chúng có độc.
– Nên mua cua biển ở những nơi uy tín, chất lượng, tránh ăn cua đã chết lâu vì có thể sản sinh độc tố Histamin có thể gây hôn mê, suy hô hấp, tử vong.
Nhận dạng một số loại cua độc thường xuất hiện ở vùng biển Việt Nam
Ở vùng biển Việt Nam hiện nay có 4 loại cua cực độc, tuyệt đối không nên ăn.
– Cua đá biển có vỏ màu tím sậm, mình hình elip ngang, mai tròn, chân dài, càng ngắn.
– Cua mặt quỷ có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm, có nhiều u lồi dẹt. Cua mặt quỷ sống có màu xanh da trời pha xanh lá cây – với những đốt màu trắng, nâu và vàng. Phần chân và càng cua có màu nâu đen.
– Cua Florida có thân mình hình elip ngang, có màu đỏ tía loang lổ với những chấm nhỏ màu đỏ trông rất bắt mắt.
– Cua hạt có dạng nửa vòng tròn, mai cua được phủ kín bởi các hạt, có màu xanh lá cây đậm hơi vàng, nâu vàng hoặc đỏ tía. Đốt ngón chân có màu đen.
Xem thêm: Cách phân biệt cua khỏe và cua bệnh
Hi vọng những thông tin mà Pgdphurieng.edu.vn mang đến cho bạn, bạn có thể tránh mua những con cua có độc tố, bảo vệ sức khỏe gia đình mình. Hãy chia sẻ với chúng tôi những kinh nghiệm chọn mua hải sản của bạn nhé!
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách phân biệt cua lành, cua độc khi mua hải sản tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.