Bạn đang xem bài viết Cách nhân giống trầu bà lá xẻ đơn giản cho hội mê kiểng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Với hình dáng độc lạ, màu xanh đậm tràn trề sức sống, cây trầu bà lá xẻ trở nên được nhiều tín đồ mê cây kiểng ưa thích. Pgdphurieng.edu.vn chia sẻ cách nhân giống loài cây này đơn giản ngay tại nhà mà dân thích cây cảnh nên biết.
Vật dụng cần có
- Kéo hoặc kiềm cắt dành cho cây kiểng hay dao lam cũng được
- Cồn sát khuẩn 70 độ hoặc Povidine
- Giá thể hoặc viên đất nung, đá Perlite
- Chậu trồng, đất trồng và nước tưới
Cách nhân giống trầu bà lá xẻ
Bước 1 Xác định phần nốt thân để giâm
Đầu tiên, bạn nên xác định một đoạn thân có nốt, lá hoặc rễ khí và cắt nó. Để dễ nhận biết phần nốt thân thì chúng chính là những khoanh tròn màu nâu trên thân, đây là nơi những mầm lá mới nhú ra và rễ mới sẽ hình thành.
Những lưu ý khi chọn nốt cắt khi nhân giống cây Monstera
Bạn nên lựa đoạn thân dài chừng 20cm với từ 2 đến 3 nốt thân để dễ dàng giâm cành cho ra cây mọc rễ và sức sống lớn hơn, vì thân càng dài thì khả năng dự trữ năng lượng để cung cấp và nuôi mầm lá càng lớn.
Tốt nhất là chọn các nốt có kèm 1 – 2 lá, hoặc rễ khí, vì có những đặc điểm này cây sẽ dễ phát triển mầm nhanh hơn bằng khả năng quang hợp của lá và khả năng hút ẩm và các chất dinh dưỡng của rễ khí.
Tuy nhiên, không phải tất cả các bộ phận của cây Monstera đều có thể nhân giống như:
- Những chiếc lá nhưng không đi kèm với nốt
- Phần rễ hoặc rễ khí nhưng không đi kèm với nốt thân
- Đoạn thân không có nốt và chẳng có lá
Bước 2 Cắt phần nốt thân và tách cây con ra khỏi cây mẹ
Sau khi chọn được phần thân để nhân giống, bạn sẽ thực hiện bước tách cây. Trước khi cắt phần nốt thân thì bạn nên khử trùng dụng cụ cắt bằng cồn hoặc povidine. Việc khử trùng giúp sau khi cắt, mặt cắt giữa cây con và cây mẹ mau lành vết thương và tránh bị nhiễm trùng.
Bước 3 Ươm đoạn thân cắt để ra mầm
Sau khi cắt xong đoạn cây để nhân giống, đặt chúng nơi mát mẻ và khô ráo khoảng 1 ngày để khô vết cắt. Sau đó, bạn có thể giâm chúng trong nước hay cấy vào giá để ươm. Hoặc trộn đất mùn, đất thịt và giâm vào chậu cây.
Lưu ý
Nếu bạn giâm đoạn thân trong nước thì cây dễ dàng mọc rễ hơn, ra mầm hơn. Còn nếu dùng giá thì bạn có thể thêm đất nung hay đá perlite vào nước để tạo thế cùng giúp giảm tỉ lệ thối úng của đoạn nốt.
Bước 4 Tạo điều kiện cho các nốt thân nhanh ra mầm.
Tiếp đến, bạn đặt chúng nơi khô thoáng, có ánh sáng nhẹ ở gần cửa sổ hoặc dưới mái hiên để kích thích các tế bào trong các nốt thân phát triển nhờ quang hợp. Nếu đặt trong nhà, nên tránh đặt ở nơi luồng hơi của máy lạnh thổi trực tiếp vào.
Bước 5 Nhớ chăm sóc thường xuyên
Ngoài tạo điều kiện cho nốt thân phát triển, bạn cũng nên chăm sóc chúng để mau ra mầm, ra rễ. Đối với việc giâm cành vào trong nước để ươm giống, bạn nên thay nước mỗi ngày, ít nhất 2 – 3 ngày/lần còn giâm vào giá thêm đất thì tưới nước để tạo độ ẩm.
Lưu ý
Tránh tưới nước quá nhiều khi đoạn thân chưa nảy mầm, ra rễ vì dễ gây úng đoạn nốt. Chỉ nên làm ẩm bề mặt hoặc tưới khi thấy phần giá thể bị khô.
Bước 6 Trồng vào chậu
Khi đoạn thân đã phát triển ra rễ, nảy mầm lá mới thì chuẩn bị chiếc chậu có trộn đất thường với ít phân chuồng, xơ dừa và 1 thanh cây để làm giá đỡ cho chúng và chăm sóc chúng mỗi ngày là được.
Lưu ý
Thời gian đoạn thân ra rễ và nảy mầm khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức sống của đoạn thân mà bạn đã cắt và môi trường chúng phát triển, sự chăm sóc của bạn.
Vì thế, bạn phải kiên trì tới cùng nếu chưa thấy đoạn thân ra rễ, nhanh nhất là 2 tuần mà lâu nhất khả năng 2 tháng, cho nên hãy chăm sóc kỹ càng cho chúng mau phát triển nhé.
Lưu ý: Nếu cành giâm bị thối rữa, đen thì phải làm sao?
Không phải lúc nào nhân giống đều thành công 100%, chắc hẳn sẽ có thất bại, ai cũng phải lần đầu gặp nếu lần đầu giâm giống. Thông thường trường hợp này xảy ra khi cành giâm bị thối rữa và đen.
Nếu xảy ra hiện tượng này, bạn nên cắt bỏ phần đen, thối rữa đến khi chỉ còn phần lành lặn, còn săn chắc. Nếu đoạn thân bạn chọn quá ngắn, không còn chỗ để cắt thì bạn nên bỏ chúng đi. Vì thế vào bước 1, bạn nên chọn đoạn thân dài và có đủ điều kiện như được đề cập thì nếu xảy ra, bạn có thể khắc phục.
Bên trên là các bước nhân giống cây trầu bà lá xẻ đơn giản mà dân mê kiểng nên nắm. Mong qua bài chia sẻ, các bạn hiểu thêm về các bước giâm cành cây trầu bà này cũng như những lưu ý khi trồng để việc nhân giống dễ dàng và có được cây trầu bà lá xẻ mong muốn.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nhân giống trầu bà lá xẻ đơn giản cho hội mê kiểng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.