Bạn đang xem bài viết Cách nấu vịt tiềm nước dừa vừa ngon vừa bổ dưỡng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vịt tiềm nước dừa là một món ăn đã không còn xa lạ với nhiều hộ gia đình, đặc biệt là khu vực miền Nam nước ta. Với các nguyên liệu dễ tìm cùng cách chế biến vô cùng đơn giản, bạn đã có thể tự tay chế biến món vịt tiềm này trong các bữa ăn hàng ngày, vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như tạo nên khẩu vị mới mẻ hơn. Cùng mình đến với nguyên liệu và cách thực hiện món vịt tiềm nước dừa tuyệt hảo ngay dưới đây nào.
Tham khảo thêm: Cách nấu mì vịt tiềm ngon, thanh ngọt chuẩn vị người Hoa
Nguyên liệu
- Vịt xiêm: 1 con
- Nước cốt dừa
- Nguyên liệu đi kèm gồm sả tươi, tỏi, ớt, hành lá, rau ngò, gừng tươi
- Gia vị: hạt nêm, đường, nước mắm, tiêu bột, muối hột, rượu trắng và dầu ăn
Cách làm vịt tiềm nước dừa
Bước 1: sơ chế vịt
Vịt sau khi làm sạch, bạn cho rượu trắng ( 5 thìa cà phê), muối hột ( 1 muỗng canh) hoặc gừng tươi đập dập chà xát xung quanh con vịt để khử mùi hôi. Sau đó, bạn chặt vịt thành từng khúc vừa ăn để vào bát to.
Bước 2: ướp thịt vịt
Cho hạt nêm (3 thìa cà phê), muối ( ½ muỗng cà phê), đường ( 2 thìa cà phê), tiêu bột ( 1 thìa cà phê), vài lát gừng vào tô vịt đã chặt khúc, trộn đều và để thịt trong khoảng 15 phút để chúng ngấm đều gia vị. Tùy theo số lượng của thịt vịt mà bạn có thể tùy chỉnh nêm nếm gia vị cho phù hợp.
Đối với nước cốt dừa, bạn có thể sử dụng nước cốt dừa dạng hộp đóng sẵn hoặc tự làm đều được. Nếu tự làm nước cốt dừa, sau khi xay dừa, bạn hãy cho nước ấm vào dừa đã xay, đợi khoảng 15 phút sau đó lọc là bạn đã có được thành phẩm nước cốt dừa nhà làm rồi đấy.
Bước 3: nấu thịt vịt
Đầu tiên, bạn hãy để chảo thật nóng và cho dầu ăn vào cùng với gừng, tỏi, xả băm nhuyễn phi thơm cho đến khi chúng vàng đều.
Tiếp đến bạn cho phần thịt vịt đã ướp vào đảo cho đến khi thịt săn và chín và thêm nước cốt dừa vào. Đừng quên cho thêm ít nước lọc vào ngập bề mặt vịt để hầm khoảng 15-20 phút cho thịt được chín và mềm
Bước 4: nêm cho vừa ăn
Sau khi thịt mềm, bạn nêm nếm lại cho vừa ăn và thêm hành lá, rau ngò, ớt vào cho dậy mùi thơm là có thể sử dụng được rồi.
Thành phẩm
Một số lưu ý khi làm món vịt tiềm
- Để giúp món ăn được ngon hơn chính là bạn chọn một con vịt xiêm đực, lông mượt, chon con vịt vừa, không quá to như vậy vịt sẽ không bị quá nhiều mỡ và gia vị thấm đều hơn.
- Bạn có thể cho thêm cà rốt, củ cải, nấm rơm… tùy theo sở thích mỗi người để món ăn được phong phú, đa dạng hơn.
- Không nấu quá mặn vì rất dễ làm ảnh hưởng đến hương vị béo, thơm của nước dừa.
Với món vịt tiềm nước dừa, bạn có thể kết hợp ăn cùng với cơm, bún, bánh mỳ đều được. Mùi vị ngọt của thịt vịt hòa với vị béo của nước cốt dừa chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Chúc bạn thành công với món ăn này nhé.
- Cách làm gỏi vịt hoa chuối thanh nhiệt thiệt nhanh ngày nóng
Đến các cửa hàng Pgdphurieng.edu.vn gần nhất để chọn mua thực phẩm tươi ngon nhé!
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nấu vịt tiềm nước dừa vừa ngon vừa bổ dưỡng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.