Bạn đang xem bài viết Cách làm mì Soba Nhật Bản thủ công tại nhà đơn giản chuẩn ngon tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mì Soba là một loại mì khá nổi tiếng ở Nhật Bản với hương vị thơm ngon và cách ăn độc đáo. Chính vì vậy, hôm nay Pgdphurieng.edu.vn sẽ hướng dẫn cách làm mì này. Bạn hãy theo dõi nha!
Chuẩn bị
10 phútChế biến
60 phútDành cho
2 người
Nguyên liệu làm mì Soba Nhật Bản
- 200gr bột kiều mạch
- 50gr bột mì
- 2150ml nước kiềm
- 80ml rượu sake
- 80ml nước tương đậu nành
- 170ml rượu mirin
- 2 miếng tảo bẹ
- 50gr cá ngừ bào
- 1 củ cải trắng
- 1 củ gừng
- 2 nhánh hành lá cắt nhuyễn
- 5gr mù tạt
- 10gr rong biển sợi
- 5gr vừng rang
- Dụng cụ: Thớt, dao, nồi, cây gỗ cán bột, đĩa, chén, sàn tre, rây lọc, khay
Mẹo hay
Bí quyết của người Nhật là họ sử dụng nước có kiềm tính cao. Vì vậy, khi làm mì Soba sẽ sử dụng nước có độ pH từ 9.0 hoặc nước kiềm độ 3.
Để mua được bột kiều mạch, rượu sake, rượu mirin, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng chuyên bán các loại thực phẩm của Nhật có uy tín trên địa bàn hoặc bạn cũng có thể mua trên các trang thương mại điện tử.
Cách làm mì Soba Nhật Bản
Bước 1 Trộn và nhồi hỗn hợp bột
Bạn cho 50gr bột mì và 200gr bột kiều mạch qua rây lọc thật mịn cho vào đĩa lớn rồi rót 120ml nước kiềm vào bột.
Sau đó, bạn dùng đầu các ngón tay xới và trộn thật đều sao cho nước ngấm vào từng phần bột nhỏ, tiếp tục cào cho đến bột tơi mịn và ngấm đều vào nước.
Bạn cho tiếp 30ml nước kiềm còn lại vào và nhào trong khoảng 15 phút cho đến khi thành một cục bột mềm mịn và không còn dính vào thành đĩa.
Kế tiếp, bạn vo bột thành viên tròn rồi vê bột thành hình nón cho đến khi bạn đập bột xuống đĩa và thấy bột nảy nhẹ lên, có độ bám dính không đổ viên bột đã đạt yêu cầu.
Bước 2 Cán bột
Bạn đưa bột ra mặt phẳng, dùng tay ấn nhẹ và dàn bột thành miếng tròn, dẹt với đường kính khoảng 30cm.
Lưu ý
Bạn có thể phủ thêm bột áo (nếu cần)
Khi bột đã dàn mỏng, bạn dùng cây cán gỗ dài để cán bột được mỏng thêm.
Khi bột đã dàn mỏng và rộng, bạn cuốn bột vào thân cán để tạo thành hình một miếng bột vuông, rắc thêm bột áo chống dính rồi lăn thanh cán để bột dàn dài ra.
Bạn tiếp tục cán mỏng thêm và cuốn bột vào thanh cán theo chiều vuông góc với chiều vừa mới cán.
Bạn cán tiếp miếng bột thành hình chữ nhật cho mỏng, thật đều ở tất cả các cạnh.
Bạn tiếp tục cuốn bột vào thanh cán và lặp lại cách lăn cho bột ngày càng mỏng thêm. Bột có thể hơi dính, bạn phải gỡ nhẹ và cán chậm cho bột không bị rách.
Lưu ý
Hãy sử dụng 2 cườm tay và xoa đều tay trên trục cán từ tâm trục ra hai đầu, như vậy lực sẽ được dàn đều, giúp bột mỏng đều và dàn ra hơn.
Bước 3 Cắt mì
Khi bột đã mỏng khoảng 1mm thì bạn bắt đầu rắc 1 lớp bột áo thật dày, gập bột làm đôi. Tiếp tục rắc bột áo rồi gập làm bốn.
Kế tiếp, bạn rắc một lớp bột áo dày trên thớt trước khi đặt mì lên để cắt mì.
Bạn dùng dao dài, lưỡi phẳng để cắt mì thành những sợi đều nhau khoảng 1.5mm.
Sau đó, bạn rũ bỏ sạch bột thừa rồi xếp vào khay riêng.
Bước 4 Luộc mì
Bạn cho 2 lít nước kiềm độ 3 vào nồi rồi đun sôi, cho mì vào luộc nhanh khoảng 2 phút cho đến khi các sợi mì nổi lên mặt nước.
Kế tiếp, bạn nhanh chóng vớt mì ra kết hợp rũ nhẹ cho tơi mì và thả vào nước lạnh để nhiệt độ của mì giảm nhanh tiếp tục vớt mì ra và thả mì vào bát nước đá rồi xóc mì cho thật ráo.
Sau đó, bạn xếp mì ra một sàn tre để chuẩn bị cho món mì soba lạnh.
Bước 5 Làm nước tương
Bạn đổ 80ml rượu sake vào nồi, đun sôi ở mức lửa vừa và khuấy đều cho bốc hết hơi rượu rồi bạn cho tiếp 80ml nước tương đậu nành và 170 ml rượu mirin vào để nấu cùng.
Tiếp đó, bạn cho vào nồi 2 miếng tảo bẹ, 1 chén cá ngừ bào, 1 chén nước lọc để nước tương có độ đậm vừa miệng.
Sau đó, bạn lọc nước tương qua rây rồi để riêng.
Bước 6 Trang trí
Bạn mài củ cải trắng để ăn kèm, lọc bỏ nước củ cải rồi xếp lên đĩa nhỏ.
Bạn cũng mài gừng rồi xếp ra đĩa.
Tiếp đó, bạn xếp rong biển Nori rồi rắc thêm một ít vừng rang lên mì.
Xếp một chén nước tương và một chén nước luộc mì ra khay.
Cuối cùng, bạn lần lượt xếp củ cải mài, gừng mài và một ít hành lá cắt nhuyễn và mù tạt ra khay là hoàn thành.
Thành phẩm
Mì Soba Nhật Bản được bày trí trông thật đẹp mắt. Khi ăn, sợi mì có độ dai dai hòa cùng với nước luộc mì còn nóng và vị đậm đà của nước tương, thêm một chút cay nhẹ của mù tạt rất ngon miệng. Với món ăn này bạn có thể chế biến làm bữa ăn chính trong gia đình vẫn được đấy nhé!
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn bỏ túi cho mình cách làm mì Soba Nhật Bản thủ công với công thức từ Pgdphurieng.edu.vn nhé! Chúc bạn thành công với món ngon này nhé!
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách làm mì Soba Nhật Bản thủ công tại nhà đơn giản chuẩn ngon tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.