Bộ lọc Instagram vô cùng đa dạng và phong phú. Vậy bộ lọc Instagram là gì? Cách dùng chúng ra sao? Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu nhé!
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của từng bộ lọc Instagram và biết chúng phù hợp nhất cho những bức ảnh nào.
Lưu ý: Sử dụng bộ lọc Instagram tương tự như trên các phần mềm chỉnh sửa ảnh khác. Nhìn chung, bạn không cần tuân theo quy tắc cụ thể nào. Đôi khi, hiệu quả của chúng vượt qua sự mong đợi của bạn. Vì thế, không nhất thiết bạn phải làm theo những gợi ý bên dưới.
- Download Instagram
- Download Instagram cho Android
- Download Instagram cho iOS
- Download Instagram cho Windows Phone
- Download Instagram cho Windows 10
Bộ lọc trên Instagram là gì?
Bộ lọc trên Instagarm là tính năng cho phép bạn chỉnh sửa ảnh bằng một click, bằng cách áp dụng các chỉnh sửa thiết lập trước cho ảnh mà Instagram đã tạo cho bạn.
Bộ lọc Instagram cũ được phát hành lần đầu tiện vào năm 2011 với một số tùy chọn đơn giản để lọc ảnh ở độ phân giải cao hơn, một đường viền tùy chọn hoặc một số hiệu ứng xoay đẹp mắt. Những tùy chọn này hiện dường như quá cơ bản, tuy nhiên chúng là khởi đầu tuyệt vời cho những ai thiếu kinh nghiệm chỉnh sửa ảnh.
Hiện tại, Instagram cho phép người dùng chọn một trong số 25 bộ lọc khác nhau. Bạn dễ dàng lựa chọn bộ lọc yêu thích chỉ bằng cách lướt màn hình sang trái hoặc phải.
Ví dụ, bức ảnh này dùng bộ lọc Gingham cho ảnh giữa, ảnh cuối cùng là bộ lọc Inkwell cho ảnh đen & trắng.
Như bạn thấy, chỉ cần click một nút bấm và áp dụng một bộ lọc cho phép bạn thay đổi hoàn toàn hình ảnh cùng thông điệp mà ảnh gốc muốn truyền tải.
Cách bộ lọc Instagram làm việc?
Nhà sáng lập Instagram, Kevin Systrom đã từng giải thích trên Quora vài lần về cách họ phát triển bộ lọc như sau:
“Nó thực sự là tổ hợp của một loạt các phương pháp khác nhau. Trong một số trường hợp, chúng tôi vẽ lên trên hình, có lúc lại thực hiện phép tính pixel. Nó thực sự phụ thuộc vào hiệu ứng chúng tôi định sáng tạo. Ví dụ: Lomo-fi thực sự không khác gì bộ lọc tăng cường tương phản ảnh. Ngược lại, Toaster là một trong số bộ lọc phức tạp nhất (chậm nhưng phổ biến) mà chúng tôi có với nhiều lần thử nghiệm và vẽ… Bộ lọc Instagram là sự kết hợp nhiều hiệu ứng: các nét cong, chế độ hòa trộn, sắc thái… Thực tế, tôi luôn tạo chúng trong Photoshop trước khi thiết lập thuật toán làm chúng hoạt động trên điện thoại.”
Cách tìm bộ lọc trên Instagram
Bộ lọc Instagram dùng thực tế tăng cường để thêm hiệu ứng đặc biệt vào Stories và bài viết trong Instagram. Một số bộ lọc được tích hợp sẵn trong ứng dụng nhưng thực tế, bạn có nhiều lựa chọn hơn thế. Dưới đây là cách tìm bộ lọc Instagram:
- Trong app Instagram, mở camera và vuốt sang trái qua các icon ở phía dưới cùng của màn hình, sau đó, chạm biểu tượng hình kính lúp (Browse Effects).
- Chạm vào một trong số các bộ lọc bạn thấy hoặc vuốt qua các danh mục ở phía trên cùng của ứng dụng. Để tìm theo tên/từ khóa, chạm icon kính lúp.
- Khi chạm vào một bộ lọc, bạn sẽ thấy hình ảnh xem trước của nó. Chạm Try It hoặc mũi tên trỏ xuống để tải bộ lọc.
- Chạm OK để lưu bộ lọc. Khi quay lại camera đó, vuốt sang phải trên các icon ở phía dưới cùng của màn hình để tìm bộ lọc mới.
Clarendon
Tác dụng: Tăng cường đổ bóng và làm sáng các chi tiết nổi bật trên bức hình.
Khi nào dùng: Áp dụng bộ lọc tuyệt nhất trên hình chụp thú cưng hay ảnh theo trường phái tối giản, nơi bạn muốn màu sắc là trung tâm.
Gingham
Tác dụng: Làm bạc màu ảnh. Nếu dùng cho một bức ảnh hơi tối, nó có thể khiến màu nền chuyển sang tông vàng. Nếu sử dụng với ảnh sáng màu, nó sẽ có diện mạo tươi sáng, mơ màng hơn.
Khi nào dùng: Gingham gợi nhớ tới một số bộ lọc VSCO thông dụng, mang tới cảm giác vintage. Đây chắc chắn là bộ lọc dân fashionista và hipster không thể thiếu.
Moon
Tác dụng: Phiên bản đen – trắng của Gingham, tăng cường đổ bóng nhiều hơn một chút.
Khi nào dùng: Bộ lọc này sử dụng tốt nhất cho những ai muốn chụp ảnh phong cách cổ xưa, đặc biệt phù hợp với ảnh chân dung.
Lark
Tác dụng: Lark làm sáng ảnh và tăng cường sắc thái tất cả các màu, ngoại trừ màu đỏ.
Khi nào dùng: Sử dụng Lark khi chụp cảnh tự nhiên và chân dung ngoài trời. Bộ lọc này rất tuyệt và cực kỳ tinh tế, làm sáng bừng làn da bánh mật, cây xanh và bầu trời trong. Nó cũng là bộ lọc đáng thử cho ảnh đồ ăn, khiến chúng trở nên cực hấp dẫn trong mắt người khác.
Reyes
Tác dụng: Reyes khử bão hòa ảnh, làm sáng và mang tới cảm giác hoài cổ.
Khi nào dùng: Phù hợp với ảnh chân dung, nhất là khi bạn muốn che đi khuyết điểm trên da. Bạn không cần thêm sự trợ giúp của bất kỳ phần mềm chỉnh sửa ảnh nào khi dùng Reyes.
Juno
Tác dụng: Tăng cường màu sắc, làm sáng màu đỏ, vàng và cam.
Khi nào dùng: Chụp ảnh đường phố và những ai muốn có bức hình tông màu đậm.
Slumber
Tác dụng: Tạo lớp phủ màu vàng khử bão hòa hầu hết mọi màu ảnh.
Khi nào dùng: Sử dụng nó khi muốn có hình vintage lãng mạn, đặc biệt hợp ảnh chụp đường phố và thiên nhiên.
Crema
Tác dụng: Khử bão hòa ảnh và làm mượt tone da.
Khi nào dùng: Phổ biến chụp đồ ăn, nhất là ở quán cà phê. Nó cũng hoạt động tốt với ảnh thiên nhiên ngoài trời.
Ludwig
Tác dụng: Tăng cường sắc thái ảnh, màu ấm trở nên ấm áp hơn, màu lạnh tối hơn, bóng và chỗ đẹp nhất nổi bật hơn.
Khi nào dùng: Chụp ảnh cảnh quan thành phố, tòa nhà, mặt trời mọc, thậm chí thêm hiệu ứng thú vị vào ảnh đen trắng.
Aden
Tác dụng: Bộ lọc tương phản thấp làm mịn, khử bão hòa ảnh một chút và đem tới hiệu ứng pastel. Nó cũng làm ấm các màu lạnh.
Khi nào dùng: Chụp ảnh chân dung với làn da mịn mướt, cảnh mùa thu và hình có hiệu ứng lóe sáng.
Perpetua
Tác dụng: Làm sáng ảnh, tăng cường tone xanh và vàng.
Khi nào dùng: Cảnh ngoài trời, bãi biển.
Amaro
Tác dụng: Làm sáng tiêu điểm ảnh. Trong một số trường hợp, nó làm mờ viền ảnh.
Khi nào dùng: Ảnh đường phố, mùa thu và khi muốn hình có sắc thái cổ.
Mayfair
Tác dụng: Mayfair làm ấm màu ảnh, đặt một số điểm nổi bật vào tâm ảnh và làm mờ các góc.
Khi nào dùng: Instagram gợi ý sử dụng Mayfair khi muốn hình chụp có ánh sáng rực rỡ kèm tính năng Lux của ứng dụng, tự động chỉnh độ tương phản ở các bức hình thiếu sáng.
Rise
Tác dụng: Rise “thêm” sắc vàng huyền ảo, làm sáng hình và phảng phất nét vintage ngọt ngào.
Khi nào dùng: Chụp chân dung, cận cảnh.
Hudson
Tác dụng: Tinh chỉnh màu khiến bức ảnh trở nên tuyệt hơn. Bất kỳ màu ấm nào trong ảnh đều trở nên ôn hòa và làm mờ ảnh một cách tinh tế.
Khi nào dùng: Rất tuyệt để chụp ảnh ngoài trời, trung tâm thành phố nhộn nhịp hay cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nhất là cảnh mùa đông băng giá.
Valencia
Tác dụng: Nếu tuổi thơ của bạn ở thập niên 80, bộ lọc sắc vàng này giống như ảnh bạn chụp thời thơ ấu. Màu chỉ hơi sáng, giống như khi bật đèn flash quay phim.
Khi nào dùng: Valencia là bộ lọc đa năng và khá linh hoạt. Áp dụng nó tuyệt nhất vào những tấm hình chụp bạn muốn theo kiểu truyền thống hoặc cổ điển.
X-Pro II
Tác dụng: Tăng độ tương phản, thêm họa tiết mạnh và biến tất cả màu sắc trở nên ấm hơn.
Khi nào dùng: Bạn sẽ muốn tránh dùng X-Pro II với các bức hình chân dung cận cảnh bởi hiệu ứng của nó có thể ảnh hưởng tới màu da, thế nhưng nó cực kỳ đẹp với ảnh chụp cảnh rộng như thành phố, thiên nhiên, thời trang…
Sierra
Tác dụng: Sierra là bộ lọc mộng mơ, giống Rise. Nó chỉ tối hơn Rise một chút nhờ hiệu ứng làm mờ và làm sáng tốt.
Khi nào dùng: Chụp ảnh thiên nhiên ngoài trời, ảnh vật thể… Lựa chọn hoàn hảo cho tín đồ hipster.
Willow
Tác dụng: Bộ lọc đơn sắc này là hiệu ứng gần nhất với bộ lọc sepia (nâu đỏ). Nó pha trộn giữa màu đen, trắng và nâu đỏ mà không quá lóa mắt.
Khi nào dùng: Chụp chân dung, cảnh biển và thiên nhiên hùng vĩ.
Lo-Fi
Tác dụng: Lo-fi làm sáng màu bằng cách tăng độ bão hòa, trong khi thêm độ bóng vào ảnh.
Khi nào dùng: Chụp món ăn hay nơi có nhiều cây cỏ.
Inkwell
Tác dụng: Bộ lọc đen trắng cơ bản.
Khi nào dùng: Chụp chân dung cực đẹp và tạo hiệu ứng thú vị trên cảnh ngoài trời.
Hefe
Tác dụng: Tăng bão hòa màu sắc, thêm một chút mờ ảo và làm ấm ảnh.
Khi nào dùng: Đây là cách tăng độ bão hòa ảnh dễ dàng bằng một click, đặc biệt phù hợp chụp cảnh thiên nhiên.
Nashville
Tác dụng: Bộ lọc sắc hồng làm ấm màu ảnh, đồng thời làm sáng toàn bộ bức hình.
Khi nào dùng: Nashville tương đối giống Valencia khi mang nét hoài cổ vào ảnh, nhưng nó rõ rệt hơn hẳn. Nếu bạn yêu thích phong cách vintage thì đây là lựa chọn đáng thử.
Earlybird
Tác dụng: Earlybird khử bão hòa ảnh một chút với tone màu tươi sáng. Nó cũng thêm chút sắc nâu và làm mờ ảnh.
Khi nào dùng: Đây là bộ lọc cổ điển đích thực của Instagram. Với sự trợ giúp của Earlybird, bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào cũng như thể được chụp từ thế kỷ trước.
Sutro
Tác dụng: Sutro làm mờ ảnh đáng kể, ảnh tối hơn và khiến chúng trở nên mơ hồ bằng việc nhấn mạnh vào màu tím, nâu.
Khi nào dùng: Phù hợp mọi bức hình ngoại trừ ảnh chân dung. Sutro sẽ khiến ảnh chụp thiên nhiên trông huyền bí hơn, hoàng hôn ám ảnh hơn và bầu trời xanh ngắt hơn.
Toaster
Tác dụng: Một bộ lọc thập nhiên 80 khác. Bộ lọc này bổ sung vào vùng trung tâm sắc đỏ rực và rám nắng. Về cơ bản, bộ lọc này sưởi ấm ảnh của bạn, biến bức hình như được chụp bằng máy ảnh film.
Khi nào dùng: Chụp cảnh ngoài trời vào ban ngày.
Brannan
Tác dụng: Brannan là bộ lọc có độ tương phản, phơi sáng cao, làm sáng và phủ lên tấm hình sắc vàng nhạt.
Khi nào dùng: Nếu muốn ảnh chân dung như được chụp ở thế kỷ trước thì đây là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn.
1977
Tác dụng: Làm mờ và thêm sắc đỏ hoặc hồng vào ảnh.
Khi nào dùng: Chụp hình theo trường phái cổ, phù hợp cảnh biển, sông hồ và những ai muốn có hiệu ứng lóe sáng tự nhiên trong khung hình.
Kelvin
Tác dụng: Nếu có chút nắng mặt trời trong ảnh của bạn, Kelvin sẽ làm nó như thể được chụp ở khung giờ vàng, khoảnh khắc hoàn hảo đó vào buổi chiều muộn, khi mặt trời chiếu sáng vừa phải. Bộ lọc này là cách làm ấm ảnh đơn giản nhưng hiệu ứng của nó có thể hơi sặc sỡ tùy thuộc vào sắc thái ảnh gốc.
Khi nào dùng: Xử lý tốt ảnh có nhiều ánh sáng tự nhiên hoặc muốn tạo ánh sáng đẹp.
Walden
Tác dụng: Làm sáng tâm hình, thêm sắc xanh lạnh vào màu ảnh.
Khi nào dùng: Walden đẹp nhất khi chụp chân dung. Ngoài ra, nó cũng xử lý tốt ánh sáng ảnh, mang tới cảm giác vintage rõ hơn.
Stinson
Tác dụng: Làm sáng và mịn màu sắc.
Khi nào dùng: Thích hợp chụp chân dung, cảnh biển hay bất kỳ tấm hình nào bạn muốn làm sáng một chút và có diện mạo hoài cổ, tinh tế.
Vesper
Tác dụng: Làm mịn da, thêm sắc vàng và hơi hướng vintage vào tác phẩm.
Khi nào dùng: Chụp chân dung.
Maven
Tác dụng: Làm tối ảnh, tăng cường độ bóng, phủ sắc vàng nhạt lên toàn bộ hình.
Khi nào dùng: Chụp công trình kiến trúc, tạo hiệu ứng bắt mắt trên bầu trời và bãi cỏ xanh.
Ginza
Tác dụng: Bộ lọc màu sáng, thêm ánh sáng ấm áp cho tấm hình của bạn.
Khi nào dùng: Ảnh ngoài trời, cảnh thời tiết, biển, chân dung, thành phố hoặc thời trang.
Skyline
Tác dụng: Nó giống như bộ lọc tự động điều chỉnh, làm sáng màu ảnh, khiến chúng trở nên nổi bật.
Khi nào dùng: Bất kỳ tấm hình bạn muốn làm sáng.
Dogpatch
Tác dụng: Tăng độ tương phản hình ảnh, làm sáng màu một chút.
Khi nào dùng: Instagram khuyến khích sử dụng bộ lọc này khi muốn có tác phẩm gây ấn tượng mạnh mẽ. Giống như nhiều bộ lọc khác, nó thích hợp sử dụng với những tấm hình có ánh sáng rực rỡ. Bạn nên tránh dùng Dogpatch trên ảnh bầu trời đêm.
Helena
Tác dụng: Thêm màu cam và xúc cảm vào thước hình.
Khi nào dùng: Xử lý tốt ảnh chân dung, ngoài trời hay những tấm hình nào bạn muốn tăng thêm độ ấm áp.
Ashby
Tác dụng: Bộ lọc này cho hình ảnh một ánh sáng tuyệt vời và cảm giác vintage tinh tế mà không làm tăng độ bóng hình. Đây chính là ưu điểm khiến Ashby vượt trội hơn hẳn Rise và Sierra.
Khi nào dùng: Chụp chân dung hay bất kỳ tấm ảnh muốn theo trường phái vintage một chút.
Charmes
Tác dụng: Charmes là bộ lọc có độ tương phản cao, làm ấm màu trong ảnh bằng sắc đỏ.
Khi nào dùng: Chụp đường phố đông đúc, cảnh thành phố. Bộ lọc đặc biệt đẹp khi áp dụng trên ảnh thiếu sáng.
Brooklyn
Tác dụng: Làm sáng ảnh và tăng cường tone vàng, mang tới nét đẹp tao nhã.
Khi nào dùng: Chụp hoa, cảnh quan. Nhìn chung, những tấm hình ngoài trời sẽ được hưởng lợi từ hiệu ứng này.
Nếu bạn không tìm thấy những bộ lọc này, hãy tạo một bài đăng Instagram mới. Click nút + => chọn ảnh => Next. Cuộn xuống dưới bộ lọc, chạm Manage. Nó sẽ dẫn bạn tới trang bật/tắt bộ lọc.
Nếu những bộ lọc này chưa làm bạn hài lòng, bạn có thể tự mình tùy chỉnh hoặc sử dụng trợ giúp từ công cụ chỉnh sửa ảnh khác.
Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn!.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách dùng các bộ lọc trên Instagram của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.