Bạn đang xem bài viết Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mệt mỏi vì căn bệnh trĩ và cảm thấy “khó khăn” khi đến gặp bác sĩ để tư vấn điều trị trĩ, bạn hãy tham khảo thông tin này ngay nhé.
Hiện nay, do thói quen trong sinh hoạt, ít vận động và ngồi lâu, ngồi nhiều mà mọi người thường rất hay gặp bệnh trĩ, bệnh gây ra nhiều khó chịu, rắc rối và trở ngại cho cuộc sống. Có 2 cách điều trị bệnh trĩ chính là điều trị nội khoa và ngoại khoa, tùy theo tình trạng bệnh mà bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị bệnh trĩ nội khoa
– Phương pháp nội khoa chỉ áp dụng cho bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ như là trĩ nội cấp I (khi đi cầu ra máu, búi trĩ – cục thịt thừa chưa sa ra ngoài) và cấp độ II (búi trĩ đã sa ra ngoài nhưng sau khi đi cầu xong, búi trĩ tự thụt vô).
– Điều trị nội khoa bạn cần ngâm hậu môn trong nước ấm từ 2 đến 3 lần/ngày, mỗi lần tầm 10 phút, kết hợp sử dụng thuốc đặt hậu môn trị trĩ như là: Proctolog, thuốc tăng cường chức năng thành mạch như Tottri, Viên giấp cá…, thuốc bôi trị trĩ như: Cotripro Gel
– Chế độ ăn hằng ngày nên có nhiều rau củ quả, ngũ cốc, bột mì, uống nhiều nước để bổ sung chất xơ, chất làm mềm phân cho cơ thể.
– Khi đi đại tiện nên hạn chế rặn tối đa để tránh búi trĩ sa ra ngoài.
– Lưu ý, chảy máu trực tràng – hậu môn chưa chắc là trĩ, để xác định chính xác dấu hiệu ra máu có là trĩ để áp dụng cách điều trị trên hay không, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện thăm khám kỹ càng.
Điều trị bệnh trĩ ngoại khoa
Sử dụng các thủ thuật
1. Thủ thuật tiêm xơ búi trĩ thực hiện bằng cách bơm 1 – 2 ml chất làm xơ (phenol 5%, polidocanol, urea hydrochloride, quinine) bằng kim tiêm dưới lớp niêm mạc búi trĩ để tạo xơ, ngăn cho máu không lưu thông tới vị trí này, làm cho búi trĩ teo đi và từ từ biến mất. Thủ thuật này được dùng trị trĩ nội cấp độ II, III, không sử dụng cho trường hợp máu khó đông, tiểu đường, người bị viêm đại trực tràng…
2. Áp dụng cách thắt dây chun làm rụng búi trĩ, cho bệnh trĩ nội cấp độ I và II, tuyệt đối không sử dụng cho trĩ nội cấp độ III, IV. Sau khi thắt dây chun, từ ngày thứ 6 – 10 người bệnh có thể bị chảy ít máu. Bác sĩ sẽ báo trước cho người bệnh ngày trĩ rụng, trong quá trình thắt dây chun, nếu cảm thấy bị đau, sốt, bí tiểu cần đến bệnh viên thăm khám lại vì có thể bạn đang bị nhiễm trùng đáy chậu.
3. Ngoài ra còn có thủ thuật quang đông hồng ngoại cũng thích hợp dùng cho trĩ nội cấp độ I, II và đốt laser búi trĩ khi điều trị trĩ nội cấp độ II.
– Dù áp dụng thủ thuật nào, bạn cũng nên điều trị trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa, thực hiện thủ thuật tại bệnh viện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
Sử dụng cách phẫu thuật
1. Phẫu thuật theo phương pháp Feguson, Miliant Morgan, White heatcắt búi trĩ trực tiếp, thường áp dụng cho trĩ nội cấp độ III (búi trĩ sa ra ngoài nhiều, đi cầu xong cần dùng tay ấn búi trĩ mới thụt vào), IV (búi trĩ ở ngoài hậu môn “thường xuyên” gây khó chịu cho người bệnh), trĩ hỗn hợp – trĩ biến chứng.
Ưu điểm: Cắt búi trĩ trực tiếp, nhanh chóng, không còn cảm giác búi trĩ “cọm, cọ” khi di chuyển, sinh hoạt ngay sau khi phẫu thuật.
Khuyết điểm: Khi sử dụng phương pháp này, phần đệm ống hậu môn sẽ bị cắt bỏ mất dễ gây ra tình trạng són phân sau này cho người bệnh. Ngoài ra còn dễ làm tổn thương đến các đầu mút thần kinh nằm ở khu vực ống hậu môn kéo dài thời gian đau đớn cho người bệnh.
2. Phẫu thuật theo phương pháp Longo được chỉ định áp dụng cho trĩ nội cấp độ II, III, trĩ vòng. Trong phương pháp này người ta dùng 1 công cụ khâu vòng cắt bỏ 1 khoanh niêm mạc búi trĩ tầm 2 – 5 cm trên đường lược rồi đặt đinh rập khâu lại niêm mạc, những mạch máu đi đến búi trĩ bị khâu cắt, mục đích là làm búi trĩ teo nhỏ, giảm kích cỡ.
Ưu điểm: Ít đau, người bệnh chỉ cần ở lại bệnh viện 1 – 2 ngày sau mổ là có thể ra về và trở lại sinh hoạt sớm.
Khuyết điểm: Giá cả cao vì giá máy bấm nối chuyên dụng cao, phương pháp này khó xử lý những trường hợp trĩ hỗn hợp có kèm theo sa niêm mạc trực tràng nhiều.
3. Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ có sự hướng dẫn của thiết bị siêu âm Doppler, dành cho trĩ nội cấp độ I – III. Phương pháp này cũng có mục đích làm teo búi trĩ và nó tập trung vào việc cắt nguồn động mạch chạy dưới niêm mạc búi trĩ. Thiết bị Doppler xác định vị trí động mạch trĩ, sau đó bác sĩ thắt động mạch trĩ bằng mũi khâu 2 – 3 cm trên đường lược, búi trĩ sa được cố định vào trong ống hậu môn bằng đường khâu vắt dọc theo ống hậu môn.
Ưu điểm: Phẩu thuật đơn giản, hiệu quả, có độ an toàn cao và ít gây đau sau mổ.
Khuyết điểm: Các mạch trĩ dễ bị bỏ sót khi phẫu thuật theo phương pháp này.
Qua những cách điều trị bệnh trĩ này, Dược An Khang mong rằng bạn đã hiểu thêm về việc trị trĩ và có định hướng cách trị trĩ phù hợp nhất với mình.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.