Bạn đang xem bài viết Cách điều chỉnh tâm lý tiêu cực khi mang thai tốt cho mẹ lẫn con tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Căng thẳng, stress khi mang thai là vấn đề thường gặp ở các bà bầu. Vậy phải làm sao để giải quyết vấn đề này? Cùng Pgdphurieng.edu.vn đi tìm giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Căng thẳng, stress khi mang thai do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra căng thẳng, stress khi mang thai. Cụ thể:
- Sự thay đổi đột ngột của các hormone trong cơ thể.
- Người mẹ quá lo lắng về sức khỏe của mình và của con, không dám ăn uống linh tinh hay hoạt động nhiều dẫn đến sự căng thẳng quá mức.
- Áp lực về kinh tế, đặc biệt là những người mẹ đơn thân.
- Xung đột với người thân, gia đình.
- Sự thay đổi về ngoại hình, vóc dáng và làn da gây ra tâm lý tự ti, căng thẳng.
- Những cơn đau nhức lưng, bụng, đau mỏi tay chân khiến mẹ bầu khó chịu, gây mất ngủ.
- Ăn uống không ngon hay kiêng cữ quá nhiều thứ làm cho tâm trạng không thật sự thoải mái.
Những ảnh hưởng của căng thẳng, stress khi mang thai
- Dễ mắc các bệnh tâm lý: Căng thẳng, stress kéo dài làm cho phụ nữ có bầu mắc phải bệnh trầm cảm hay rối loạn lo âu, gây ra nhiều suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến thai nhi.
- Sức khỏe giảm sút trầm trọng: Những căng thẳng khiến mẹ bầu đau tim, đau ngực, mất ngủ và gặp các vấn đề về xương khớp.
- Tăng nguy cơ sinh non: Sự thay đổi bất thường trong tâm lý có thể làm mẹ sinh non thiếu tháng, con sinh ra sẽ bị nhẹ cân, chậm phát triển hơn bình thường.
- Ảnh hưởng xấu đến thai nhi: Người mẹ gặp vấn đề về tâm lý khi mang thai có thể làm đứa bé chậm phát triển, dễ mắc bệnh tăng động, tự kỷ, chậm nói so với những đứa trẻ cùng tuổi.
Cách giúp mẹ bầu vượt qua căng thẳng stress
Nhận được nhiều sự quan tâm từ gia đình, người thân
Người chồng hãy dành thời gian lắng nghe những tâm sự của vợ để tạo cho cô ấy tâm trạng vui vẻ, thoải mái mỗi ngày. Người chồng cũng nên biết chia sẻ, giúp đỡ vợ trong những công việc nhà như nấu ăn, dọn dẹp để thể hiện sự yêu thương.
Bên cạnh đó, gia đình cũng nên tạo không khí vui vẻ thoải mái mỗi ngày, tôn trọng những mong muốn của bà bầu để họ luôn được thoải mái, vui vẻ trong suốt quá trình thai kỳ.
Tập thể dục thể thao ở mức độ nhẹ nhàng
Bà bầu nên tập thể dục hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cải thiện sức khỏe, máu huyết dễ lưu thông. Ngoài ra, bà bầu cũng nên đi bộ mỗi ngày khoảng 15 – 30 phút để hít thở không khí trong lành, giúp tâm trạng vui vẻ hơn.
Nếu cơ thể mẹ bầu quá đau nhức, không thể đi lại hay vận động mạnh được thì có thể luyện tập yoga hay ngồi thiền. Hai bài tập này có tác dụng cải thiện tâm trạng, giúp cho trẻ phát triển tốt nhất.
Đồng thời, việc luyện tập các bài tập yoga đúng cách trong thời gian mang thai còn giúp mẹ dễ sinh hơn rất nhiều. Vì vậy, một vài bài tập mỗi sáng sẽ giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn, giảm tối đa tình trạng căng thẳng, stress khi mang thai.
Tham gia các lớp học tâm lý cho bà bầu
Những bà mẹ nên tham gia các lớp học tâm lý để chuẩn bị sẵn hàng trang và tâm lý cho việc sinh nở và chăm sóc con cái. Tại đây, bạn có thể học được cách kiểm soát tâm lý, cách chăm sóc con cái ở từng giai đoạn để tránh những lo lắng quá mức.
Bà bầu có thể tham gia các lớp học này tại địa phương hoặc có thể tự học thông qua việc đọc sách, tìm hiểu trên các trang mạng hay tham gia các lớp học online.
Massage thư giãn cho bà bầu
Các liệu pháp massage thư giãn toàn thân sẽ giúp bà bầu giảm tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, tê bì chân tay. Bằng phương pháp này, bà bầu sẽ được chăm sóc về cả thể chất lẫn tinh thần.
Bà bầu nên áp dụng các dịch vụ này tại các spa hay các trung tâm dành riêng cho phụ nữ có thai. Nếu không thể di chuyển quá nhiều hay vận động mạnh thì có thể tự xoa bóp chân tay, vai gáy, ngâm chân bằng nước nóng, massage với tinh dầu nóng để mang đến hiệu quả tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Coi trọng giấc ngủ
Mất ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra stress. Mỗi người bình thường nên ngủ từ 7 – 8 tiếng một ngày nhưng bà bầu cần ngủ nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe tốt.
Bà bầu nên đi ngủ trước 11h đêm và nên ngủ đủ giấc vào buổi trưa để cơ thể có đủ năng lượng, tinh thần tỉnh táo, thoải mái.
Tâm sự với chồng
Bà bầu nên tâm sự, chia sẻ với chồng về những vấn đề xảy ra hàng ngày để có thể giải quyết những tức giận, khó chịu, bực bội trong lòng. Hãy thẳng thắn chia sẻ mọi chuyện với chồng để luôn có cách giải quyết mọi việc một cách tốt nhất.
Khi những vấn đề bức xúc được nói ra và được giải quyết, bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Sử dụng các loại tinh dầu
Tinh dầu là sản phẩm được chiết xuất từ tự nhiên nên độ an toàn rất cao, có tác dụng tốt cho sức khỏe và tinh thần.
Sử dụng tinh dầu có thể giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, stress khi mang thai, đồng thời gia tăng sức đề kháng.
Ngoài ra, sản phẩm này còn giữ ấm cho cơ thể, tránh nguy cơ trúng gió gây cảm cúm vào mùa lạnh. Bà bầu hãy xoa một chút tinh dầu vào lòng bàn chân, lòng bàn tay trước khi đi ngủ và khi đi ra ngoài để giữ ấm cho cơ thể tốt hơn nhé!
Điều chỉnh dinh dưỡng và sinh hoạt
Dinh dưỡng và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết mỗi ngày.
- Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm các loại nước trái cây.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Chia bữa ăn lớn thành nhiều bữa nhỏ để tránh hệ tiêu hóa hoạt động quá mức.
- Tránh ăn quá khuya và quá no vào buổi tối.
- Sử dụng các thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, giàu dinh dưỡng.
- Đi bộ nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
Gặp gỡ chuyên gia tâm lý nếu cần thiết
Khi gặp phải những vấn đề khúc mắc hoặc khó giải quyết, hãy nhờ đến các chuyên gia tâm lý để có thể giải tỏa tâm trạng tốt hơn. Các chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra những định hướng, cách giải quyết phù hợp giúp bà bầu biết cách cân bằng cảm xúc để loại bỏ những căng thẳng. Khi các vướng mắc đã được gỡ bỏ thì những stress, căng thẳng, bức bối trong lòng được giảm đi giúp mẹ bầu thoải mái, vui vẻ hơn.
Trên đây là những chia sẻ của Pgdphurieng.edu.vn về những cách điều chỉnh tâm lý tiêu cực khi mang thai để tốt cho mẹ lẫn con. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể bỏ túi được những kiến thức hữu ích. Cảm ơn vì đã theo dõi!
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách điều chỉnh tâm lý tiêu cực khi mang thai tốt cho mẹ lẫn con tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.