Bạn đang xem bài viết Cách đánh vần bảng chữ cái tiếng Việt theo chương trình giáo dục mới tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Con bạn bắt đầu vào lớp 1, các bạn muốn tìm kiếm cách đánh vần chữ cái tiếng Việt để ở nhà kèm thêm cho con mình? Dưới đây là cách đánh vần chữ cái tiếng Việt theo chương trình giáo dục mới, mời các bạn cùng theo dõi.
Dưới đây là bảng âm và chữ, cách phân biệt âm và chữ cùng với các nguyên tắc đánh vần theo chương trình Công nghệ Giáo dục.
Âm và chữ
Chữ |
Phát Âm |
Chữ |
Phát Âm |
Chữ |
Phát Âm |
a |
a |
i |
i |
q |
cờ |
ă |
á |
k |
cờ |
r |
rờ |
â |
ớ |
kh |
khờ |
t |
tờ |
b |
bờ |
l |
lờ |
s |
sờ |
c |
cờ |
m |
mờ |
th |
thờ |
ch |
chờ |
n |
nờ |
tr |
trờ |
d |
dờ |
ng |
ngờ |
u |
u |
đ |
đờ |
ngh |
ngờ kép |
ư |
ư |
e |
e |
nh |
nhờ |
v |
vờ |
ê |
ê |
o |
o |
x |
xờ |
g |
gờ |
ô |
ô |
y |
i |
gh |
gờ kép |
ơ |
ơ |
iê(yê, ia, ya) |
ia |
gi |
giờ |
p |
pờ |
uô(ua) |
ua |
h |
hờ |
ph |
phờ |
ươ(ưa) |
ưa |
Trong chương trình Công nghệ Giáo dục mới, các bạn cần phân biệt rõ Âm và Chữ.
- Âm là vật thật, là âm thanh.
- Chữ là vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định lại âm.
Thông thường, 1 âm được ghi lại bằng 1 chữ cái (a, b, c, d, đ, e, l, m..). Nhưng cũng có những trường hợp 1 âm không phải chỉ được ghi lại bằng 1 chữ mà có thể là 2, 3, 4 chữ, do đó để viết chính xác các bạn cần căn cứ vào Luật chính tả.
Ví dụ: Âm /ngờ/ được ghi bằng 2 chữ: ng và ngh (ngờ kép).
Âm /cờ/ được ghi bằng 3 chữ: c, k, q.
Âm /ia/ được ghi bằng 4 chữ: iê, ia, yê, ya.
Lưu ý: Theo quan điểm của Công nghệ Giáo dục, 1 âm ghi lại bằng 1 chữ nghĩa là các chữ ghi âm có vai trò như nhau. Do đó, 1 âm /chờ/ được ghi lại bằng 1 chữ ch (chờ) chứ không phải là được ghép lại từ 2 chữ c và h.
Cách đánh vần chữ cái theo chương trình Công nghệ Giáo dục.
1. Nguyên tắc đánh vần trong Công nghệ Giáo dục.
- Đánh vần theo Âm, không đánh vần theo Chữ.
Ví dụ: Ca: /cờ/ – /a/ -/ca/
Ke: /cờ/ – /e/ -/ke/
Quê: /cờ/ -/uê/ -/quê/
Do đó đánh vần theo âm nên khi viết các bạn phải viết theo Luật chính tả: Âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng chữ k. Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q, âm đệm viết bằng chữ u.
- Đánh vần theo cơ chế 2 bước:
+ Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang (khi đánh vần tiếng thanh ngang thì tách ra phần đầu/ phần vần).
Ví dụ: ba: /bờ/ – /a/ – /ba/
+ Bước 2: Đánh vần tiếng có thanh (khi đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang thì tạm thời tách thanh ra, để lại thanh ngang).
Ví dụ: bà: /ba/ – huyền – /bà/
Các bé chỉ học đánh vần tiếng có thanh khi đã đánh vần trơn tiếng thanh ngang.
2. Lưu ý
Công nghệ Giáo dục còn hướng dẫn khi chưa đọc được tiếng có thanh thì có các bước để đánh vần lại.
Cách 1:
- Dùng tay che dấu thanh để các bé đọc được tiếng thanh ngang /ba/. Sau đó trả lại dấu thanh để đánh vần /ba/ – huyền – bà.
- Nếu che dấu thanh mà các bé chưa đọc được ngay tiếng thanh ngang thì che tiếp phần vần, để các bé nhận ra phụ âm /b/. Bỏ dấu che nguyên âm /a/ để nhận ra nguyên âm /a/ và đánh vần /bờ/ – /a/ – /ba/ sau đó là /ba/ – huyền – /bà/.
Cách 2: Đưa tiếng /bà/ vào mô hình phân tích tiếng:
Phân tích rồi đọc cả tiếng thanh ngang, sau đó thêm thanh vào để được tiếng có thanh: /ba/ – huyền – /bà/.
Nếu các bé vẫn chưa hiểu thì các bạn phân tích tiếp tiếng thanh ngang: /bờ/ – /a/ – /ba/ và tiếp tục thêm thanh vào để được tiếng /bà/.
3. Một số ví dụ cụ thể
Trong tiếng Việt, tiếng gồm có 3 phần: Phần đầu – phần vần – phần thanh.
Phần vần gồm các Âm giữ các vai trò: Âm đệm – âm chính – âm cuối.
Theo sách Công nghệ Giáo dục sẽ có 4 kiểu vần:
- Vần chỉ có âm chính, ví dụ: ba, chè, …
- Vần có âm đệm và âm chính, ví dụ: hoa, quế,…
- Vần có âm chính và âm cuối, ví dụ: lan, sáng,…
- Vần có đủ âm đệm – âm chính – âm cuối, ví dụ: quên, hoàng, …
Từ các kiểu vần này, có thể tạo nên được rất nhiều loại Tiếng khác nhau.
- Tiếng chỉ có âm chính: y
ý: /y/ – sắc – /ý/
- Tiếng có âm đầu – âm chính:
Che: /chờ/ – /e/ – /che/
Che: /che/ – hỏi – /chẻ/
- Tiếng có âm đệm – âm chính:
Uy: /u/ – /y/ – /uy/
Ủy: /uy/ – hỏi – /ủy/
- Tiếng có âm đầu – âm đệm – âm chính:
Hoa: /hờ/ – /oa/ – /hoa/
Quy: /cờ/ – /uy/ – /quy/
Quý: /quy/ – sắc – /quý/
- Tiếng có âm chính – âm cuối:
Em: /e/ – /mờ/ – /em/
Yên: /ia/ – /nờ/ – /yên/
Yến: /yên/ – /sắc/ – /yến/
Trên đây là cách đánh vần bảng chữ cái tiếng Việt theo chương trình giáo dục mới, các bạn có thể tham khảo để có thể đưa ra cách dạy học sinh hay con cái một cách chính xác nhất. Các bạn có thể xem thêm bảng âm vần theo chương trình giáo dục mới tại đây chèn giúp mình link bài Bảng âm vần lớp 1 mới nhất khi up bài lên web
Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách đánh vần bảng chữ cái tiếng Việt theo chương trình giáo dục mới tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/cach-danh-van-bang-chu-cai-tieng-viet-theo-chuong-trinh-giao-duc-moi/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: