Bạn đang xem bài viết Cách chữa viêm tai giữa cho trẻ mà bố mẹ cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viêm tai giữa là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ, là vấn đề sức khỏe của trẻ em trên toàn cầu. Viêm tai giữa nếu không điều trị triệt để có thể trở thành mạn tính, ảnh hưởng nhiều đến chức năng nghe của trẻ. Vậy cách chữa viêm tai giữa cho trẻ như thế nào, hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng viêm niêm mạc của tai giữa, có thể diễn tiến cấp tính hoặc mạn tính, do nhiều nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi, thường xảy ra nhất ở trẻ em. Viêm tai giữa diễn tiến trong vòng 3 tuần với các triệu chứng như sốt, đau tai và màng nhĩ đỏ.
Đa số những trường hợp viêm tai giữa đều khởi phát bởi nhiễm trùng hô hấp trên, tác nhân ban đầu thường là do siêu vi. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và sức đề kháng của trẻ mà tai giữa có thể viêm ở nhiều mức độ khác nhau.
Khoảng thời gian an toàn
Các triệu chứng của viêm tai giữa thường cải thiện sau vài ngày, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng sẽ tự khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần mà không cần can thiệp điều trị.
Tuy nhiên, khả năng này rất hiếm xảy ra, cha mẹ không thể chủ quan vấn đề viêm tai giữa của trẻ, khi trẻ xuất hiện các tình trạng viêm nhiễm như trên, phụ huynh hãy nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Kiểm soát cơn đau
Bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy bớt đau và dễ chịu hơn.
Một số loại thuốc giảm đau mà bác sĩ hay dùng như acetaminophen hoặc ibuprofen. Đặc biệt cần lưu ý thận trọng dùng aspirin cho trẻ vì thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye.
Liệu pháp kháng sinh
Hiện nay, vấn đề sử dụng kháng sinh tràn lan dẫn đến hình thành nhiều biến thể vi khuẩn kháng thuốc khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Do đó, không nên sử dụng kháng sinh khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Kháng sinh có tác dụng ức chế và diệt trừ vi khuẩn gây viêm tai giữa của trẻ. Các vi khuẩn gây viêm tai giữa thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis,…
Thực hiện các phẫu thuật nếu cần thiết
Nạo VA
Nạo VA là thủ thuật khá đơn giản, nhanh, hiệu quả cao, được coi vừa là biện pháp điều trị loại bỏ hết tổ chức VA vừa là phương pháp phòng bệnh, tránh được các biến chứng do VA gây nên.
Tuy nhiên, một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật nạo VA như chảy máu, rối loạn chức năng khẩu cái mềm – hầu, tật trẹo cổ, hẹp hầu mũi, tổn thương vòi nhĩ,…
Đặt ống thông khí
Đặt ống thông khí màng nhĩ là thủ thuật đưa một ống nhỏ vào màng nhĩ, tạo đường thông khí giữa tai ngoài và tai giữa, giúp ngăn ngừa các chất dịch ứ đọng sau màng nhĩ.
Thường chỉ định đặt ống thông khí màng nhĩ là khi bệnh nhân thất bại trong việc kiểm soát tình trạng viêm tai giữa cấp bằng điều trị và dự phòng kháng sinh.
Sai lầm trong điều trị viêm tai giữa
Viêm tai giữa nếu được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ không để lại di chứng và hậu quả nặng nề cho trẻ về sau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cha mẹ chủ quan và tự ý điều trị cho bé tại nhà dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như nghe kém, mất thính lực, viêm não – màng não,…
Sau đây là một số sai lầm trong điều trị viêm tai giữa ở trẻ em:
- Dùng kháng sinh khi chưa có bằng chứng nhiễm trùng rõ ràng: kháng sinh chỉ có khả năng ức chế vi khuẩn, điều này đồng nghĩa nếu nguyên nhân bệnh không phải do vi khuẩn thì uống kháng sinh cũng không có tác dụng, mặt khác còn có thể khiến trẻ bị dị ứng, tiêu chảy, ảnh hưởng chức năng gan, thận,…
- Dùng oxy già để rửa tai: oxy già là chất có tác dụng sát khuẩn mạnh, làm tổn thương niêm mạc tai. Sử dụng lâu dài gây xơ hẹp ống tai, ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.
- Rắc các loại thuốc không rõ nguồn gốc vào tai trẻ, sử dụng thuốc sai cách: nhiều phụ huynh thường nghiền kháng sinh và rắc trực tiếp vào tai trẻ, điều này không những không có tác dụng mà còn gây bít tắc ống tai và màng nhĩ khiến mủ không thể chảy ra ngoài, tình trạng của trẻ càng nặng thêm.
Cách phòng ngừa viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa có thể dự phòng bằng các cách sau:
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những trẻ đang mắc bệnh cảm cúm.
- Giữ ấm tốt cho trẻ.
- Không để trẻ tiếp xúc khói thuốc lá.
- Cho trẻ bú sữa mẹ để nâng cao sức đề kháng.
- Chủng ngừa đầy đủ cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sau đây, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Dấu hiệu cổ cứng.
- Quấy khóc nhiều.
- Lừ đừ, biếng ăn, không chịu bú mẹ.
- Đau tai dữ dội.
- Sốt cao.
- Liệt mặt.
- Dịch hoặc máu chảy ra từ tai.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh viêm tai giữa
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện Tai mũi họng TPHCM, Bệnh viện Nhi đồng,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…
Xem thêm:
- Bệnh ù tai, nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa
- 4 dấu hiệu viêm tai trong (viêm mê đạo tai) bạn cần chú ý
- 7 cách chữa đau tai tại nhà đơn giản, an toàn giúp bạn nhanh khỏi bệnh
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc cũng như các bậc phụ huynh những thông tin bổ ích về cách trị viêm tai giữa cho trẻ. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: Mayo Clinic, Healthline
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách chữa viêm tai giữa cho trẻ mà bố mẹ cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.