Bạn đang xem bài viết Cách chỉnh cục đẩy công suất căn bản cho âm thanh chuẩn nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiều người sử dụng amply, loa karaoke nhưng không biết tới cục đẩy và cũng không biết cách chỉnh cục đẩy công suất như thế nào cho chuẩn. Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tham khảo ngay cách chỉnh cục đẩy công suất căn bản cho âm thanh chuẩn nhất sau đây nhé!
Lợi ích khi chỉnh thông số cục đẩy công suất phù hợp
Cục đẩy có tác dụng khuếch đại tín hiệu âm thanh để đẩy ra loa, mang lại hiệu suất âm thanh cao nhất. Ngoài ra, thiết bị này còn có tác dụng làm giảm độ méo tiếng của loa karaoke, giúp hệ thống âm thanh được bền bỉ hơn, hạn chế tình trạng chập, cháy.
Tuy nhiên, khi sử dụng cục đẩy công suất, bạn cũng cần chú ý chỉnh các thông số đúng cách để tối ưu trải nghiệm nghe nhạc, hát karaoke; đồng thời bảo vệ các thiết bị, tránh trường hợp vặn sai các nút khiến hệ thống âm thanh bị hư hỏng.
Cách chỉnh một số nút trên cục đẩy công suất
Mode: Bridge, Parallel, Stereo
Chế độ Bridge
Bridge được hiểu như một chế độ âm thanh mono và phát ra âm thanh từ một điểm cố định. Chế độ này thường có tải trở kháng thấp, do đó nếu không chỉnh đúng sẽ gây nguy hiểm vì công suất tải tăng lên tới 2 lần.
Bước 1: Ở mặt sau cục đẩy công suất, bạn chuyển công tắc chế độ sang Bridge/BRD.
Bước 2:
- Khi đấu dây vào cọc loa: Để kết nối, bạn chỉ có thể sử dụng 2 cọc dương (+) trên cục đẩy. Thông thường cọc phải sẽ là cọc dương (+), cọc trái sẽ là cọc âm (-).
- Khi sử dụng cổng SpeakOn: Bạn cần thao tác đấu dây vào jack kết nối dựa vào hướng dẫn của nhà sản xuất.
Chế độ Parallel
Parallel là một chế độ âm thanh mono tương tự như Bridge nhưng được sử dụng theo cơ chế đấu nối song song, khi cấp tín hiệu ở 1 đường thì đường kia cũng có tín hiệu. Vì thế, chế độ này thường được sử dụng ở các không gian lớn mà không cần quá nhiều thiết bị khuếch đại do khi ghép nhiều cặp loa vào sẽ làm giảm tổng trở.
Bước 1: Chuyển nút công tắc sau cục đẩy sang Parallel hoặc PRL.
Bước 2: Bạn tiếp tục thao tác đấu 2 cọc dương với nhau. Trường hợp sử dụng đường 70V để kéo loa xa thì bạn nên bật công tắc CH1 và CH2 sang chế độ 70V.
Chế độ Stereo
Stereo thường được sử dụng ở các dàn âm thanh có 2 vế loa, tín hiệu vào cổng nào thì tín hiệu cũng ra ở cổng đó. Ở mỗi thiết bị khác nhau chế độ Stereo sẽ có những mức trở kháng khác nhau từ 2 – 4 – 8 Ω tương ứng với trở kháng của loa.
Bước 1: Gạt công tắc về chữ Stereo hoặc STR.
Bước 2: Đấu nối dây loa cùng với jack kết nối giống như hướng dẫn sử dụng thiết bị khuếch đại.
Sensitivity
Đây là chức năng cho phép bạn chỉnh độ nhạy ngõ vào để tăng giảm công suất đầu ra của cục đẩy giúp bảo vệ loa (nếu loa có công suất chịu đựng nhỏ) hoặc giúp một chiếc loa có công suất tương đương với cục đẩy phát ra âm thanh căng, mạnh mẽ nhất. Mức chỉnh cố định ở mỗi cục đẩy có thể không giống nhau.
Bạn cần nắm 2 điểm sau để ứng dụng chỉnh Sensitivity trên cục đẩy sao cho phù hợp:
- Khi đưa vào cục đẩy cùng mức tín hiệu, cùng mức volume và dùng cùng 1 loa, nếu bạn đặt độ nhạy ở 0,775V thì âm lượng sẽ lớn hơn ở 1V và ở 1V sẽ lớn hơn 1,4V. Tính năng này sẽ cần dùng đến nếu như công suất RMS của loa nhỏ hơn nhiều so với cục đẩy, nếu chỉnh không phù hợp sẽ gây hỏng loa.
- Khi bạn đưa tín hiệu vào cục đẩy đạt 0,775V – 1V – 1,4V thì cục đẩy phát huy hết công suất hiệu dụng (công suất trung bình) của nó. Để đạt công suất lớn nhất thì bạn phải đưa tín hiệu vào đạt 0,775V, 1V hoặc 1,4V tương ứng khi thiết lập độ nhạy ở mức 0,775V, 1V hoặc 1,4V. Như vậy, bạn có thể chỉnh ở mức 0,775V và cấp tín hiệu đầu vào đúng 0,775V để chơi nhạc trên một chiếc loa có công suất RMS ngang cục đẩy với trải nghiệm tốt nhất.
Hi-Pass và Lo-Pass
Khi đặt Hi-Pass, tín hiệu ở dưới dải tần số chỉ định đều được giảm đi. Lo-Pass sẽ trái ngược với Hi-Pass, nó có tác dụng làm giảm tín hiệu của các dải tần cao hơn điểm muốn cắt đi.
Hi-Pass và Lo-Pass thường cắt từ khoảng -6 dB cho đến -18 dB trên một quãng tám. Nếu trong một bản nhạc xuất hiện quá nhiều âm cao bạn có thể sử dụng Lo-Pass để điều chỉnh và ngược lại bạn có có thể sử dụng Hi-Pass khi bài nhạc có nhiều âm trầm.
Lift/Ground
Người ta thường dùng chế độ Lift/Ground để thao tác nối đất cục đẩy. Trong nhiều trường hợp, thao tác này giúp cho thiết bị của bạn không bị rò điện, đồng thời âm thanh phát ra với chất lượng tốt hơn và không bị rè.
Khi bạn muốn thiết bị nối đất, bạn có thể gạt công tắc xuống nút Ground, còn nếu không thì bạn vẫn có thể để ở mức Lift.
Limiter
Chế độ Limiter được tích hợp trong cục đẩy có tác dụng ngăn ngừa sự méo tiếng và quá tải trong chuỗi tín hiệu âm thanh. Ngoài ra, chế độ này còn bảo vệ cục đẩy khi đặt âm lượng ở mức tối đa.
Những lưu ý khi sử dụng cục đẩy công suất
Khi sử dụng cục đẩy công suất bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Cục đẩy công suất cần được đặt ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh tác động mạnh từ ngoại lực.
- Nguồn điện cung cấp cho cục đẩy phải đủ mạnh và các dây điện phải có chất lượng tốt để tránh tình trạng điện áp thấp gây hư hỏng.
- Bạn không nên vặn âm lượng lên mức cao nhất và nên đưa về 0 trước khi bật nguồn thiết bị.
- Trước khi muốn kết nối với loa hoặc amply bạn cần tiến hành tắt nguồn thiết bị.
- Khi các đèn trên cục đẩy phát sáng, bạn cần kiểm tra ngay các chức năng và bo mạch vì có thể lúc này cục đẩy đang gặp sự cố.
Trên đây là bài viết tìm hiểu cách chỉnh cục đẩy công suất căn bản cho âm thanh chuẩn nhất. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách chỉnh cục đẩy công suất căn bản cho âm thanh chuẩn nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.