Bạn đang xem bài viết Các từ thông dụng trong từ điển tiếng Huế trong kho tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc sử dụng từ điển trực tuyến trở nên càng phổ biến và thuận tiện hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về đặc trưng ngôn ngữ của mỗi địa phương, việc tìm hiểu về các từ thông dụng trong từ điển địa phương là rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá các từ thông dụng trong từ điển tiếng Huế – ngôn ngữ đặc trưng của địa phương này. Hãy cùng tìm hiểu và trau dồi kiến thức của mình nhé!
Tiếng nói Huế nghe rất đặc biệt so với các vùng miền khác bởi giọng nói đặc biệt của người Huế, các chữ riêng biệt của Huế và nhất là cách nói chất phác riêng biệt của nông thôn xứ Huế. Ngày nay khi giao tiếp với dân các xứ khác nên họ bỏ bớt không dùng các từ đặc thù của Huế. Nếu các bạn có dịp vào Huế, tiếp xúc với con người xứ Huế, các bạn muốn khám phá tiếng Huế, vậy các bạn hãy cùng theo dõi bài viết này.
Dưới đây Pgdphurieng.edu.vn.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn kho từ điển tiếng Huế thông dụng nhất, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Đầu tiên là một số các từ xưng hô trong gia đình, quan hệ ruột thịt theo tiếng Huế:
- Mẹ là “Mạ”, Bố là “Ba”.
- Ông là “Ôn”, Bà là “Mệ” (Ôn Nội, Mệ Nội, Ôn Ngoại, Mệ Ngoại).
- Bố Mẹ của Ông Bà thì gọi là “Cố”.
- Em hoặc chị của Bà Nội hay Bà Ngoại thì đều gọi là “Mụ”.
- Ra đường gặp người già nếu không thân thích thì thường chào là “thưa Mụ” (từ “thưa” ở Huế được dùng như từ “Chào”).
- Chị gái hay em gái của Bố thì đều gọi là O (chữ O tương đương với Cô).
- Chị gái hay em gái của mẹ đều gọi là “Dì”.
- Anh trai hay em trai của mẹ đều được gọi là “Cậu”.
- Vợ của Cậu được gọi là “Mợ” (người vùng quê ở Huế còn gọi Cậu là Cụ, gọi Mợ là Mự).
- Chồng của Dì được gọi là “Dượng”.
- Chỉ có anh trai của Bố hoặc vợ anh trai của Bố thì mới được gọi là “Bác”.
- Vợ của Chú được gọi là “Thím”.
Từ điển tiếng Huế thông dụng:
Từ ngữ tiếng Huế |
Cách hiểu |
A, Ă, Â |
|
Ai biết |
có biết đâu, ai mà biết được |
A rứa thê |
Lắm |
Ai biểu |
ai mượn, ai bảo |
Ai chịu cho nổi |
không ai chịu nổi |
Ai dè |
ai có ngờ đâu |
Ai đời |
ai ngờ |
Ai mô về nấy |
ai đâu về đấy |
Ai mô trả nấy |
phần ai người ấy trả |
Ai mượn |
Cũng vì |
Ai răng tui rứa |
Ai sao tôi vậy |
Ai nấy |
Mọi người, người nào người nấy |
Ai vẽ |
ai bảo/hậu quả do mình gây ra |
Ai từng đời |
sao có chuyện như vậy |
Anh hí |
anh nhé (Anh nhớ chuyện nớ, anh hí) |
Anh răng em rứa |
anh sao em vậy, vâng lời |
Ăn dặm |
ăn thêm bửa |
Ăn dín dín (Ăn nhín nhín) |
Ăn ít chút, đừng ăn |
Ấp ngủ |
ấp, dỗ nằm ngủ |
Ẩu tả |
làm ẩu, làm dối, cẩu thả, không đúng cách |
B |
|
Ba bảy mười bốn |
nói không trúng, nói tầm bậy |
Ba đàng ba sá |
nói không đúng |
Bất no |
no |
Ba bị |
ông ăn mày |
Ba cái đồ quỷ |
những đồ không đáng kể, không ra gì, không đáng |
Ba hoa xích đế (ba hoa chích chòe) |
ăn nói ba hoa, không nghiêm túc |
Ba hồi ri ba hồi rứa |
thay đổi luôn luôn |
Biết khi mô |
biết bao giờ |
Biết làm răng chừ |
biết làm sao bây giờ |
Biết mặt ngang mặt dọc |
biết rõ |
Biết mặt tau (lời đe dọa) |
sẽ làm cho đối thủ điêu đứng, làm cho biết mặt |
Biết mần răng |
biết làm sao |
Biết mấy cho bưa |
biết mấy cho vừa |
Biết mô |
Biết gì đâu, không biết |
Biết mô là bến bờ |
mênh mông, vô cùng |
Biết mô mà mò |
biết mô mà tìm |
Biết phong phóc |
biết rõ, trúng phong phóc |
Biết răng |
biết gì |
Biết răng chừ |
biết đến khi nào |
Biết răng không |
biết sao không |
Biết ri |
nếu biết thế này |
Biết rứa |
nếu biết thế |
Bỏ đi răng đành |
bỏ đi sao đành, không đành đoạn |
Bỏ đồ màu |
nêm gia vị vào món ăn |
Bỏ giỏ |
bỏ trong túi một cách chắc chắn |
Bỏ mứa |
ăn còn dư |
Bồn |
bồng |
Bơn lên để xuống |
đưa lên đưa xuống |
Bổ béo chi mô (thấm béo chi mô) |
không đáng |
Bổ cái oạch |
Té cái ịch |
Bổ chổng mông |
Bổ té sấp |
Bộ rứa |
Thế thì |
C |
|
Chũi |
chổi |
Chi hung dữ ri |
Làm gì nhiều thế |
Chơ răng |
Chứ sao |
Cái chi tề |
Cái gì mà quên mất |
Chũi cùn |
Chổi ngắn, thường là thứ chổi rành đã mòn dùng để quét sân, chỗ nhớp, trong bếp (cho khỏi văng bụi) |
Chụi mắt |
dụi mắt, chùi mắt |
Chụi, dùi, cà |
chà |
Chụi mũi |
chùi mũi, móc mũi cho đỡ ngứa |
Chum |
lu |
Chụm |
đun, nấu hoặc tụm lại |
Chụm bếp |
đun bếp |
Ca tới ca lui |
không ngớt nói lui nói tới |
Can chi |
không can gì đầu |
Can chi mô |
không can hệ gì đâu |
Cà gật cà tang |
không song suốt, có trắc trở |
Cà kê dê ngỗng |
chuyện không đâu vào đầu mất thì giờ |
Cà rịch cà tang |
chậm rãi, không nhanh nhẹn |
Chụm cúi (chụm lửa) |
đốt củi, đốt lửa |
Chụm (dụm) |
tụ tập |
Chụp |
1. Vồ (chụp ếch); 2. che đậy |
Chưa biết khi mô |
Chưa biết khi nào |
Chưa bưa răng |
chưa vừa hay răng |
Chưa khi mô |
chưa khi nào |
Chưa tề |
quá, quá sức |
Chưa tởn |
chưa sợ, chưa chừa |
Chưa tra |
chưa già |
D, Đ |
|
Dễ ẹc |
quá dễ |
Dị |
khác lạ với thường tình |
Dị chưa tề |
lạ chưa, chướng quá, khó coi quá |
Dị òm |
chướng quá, kỳ quá, người ta cười |
Dòm lui dòm tới |
nhìn trước nhìn sau |
Dòm mặt |
1. nhìn mặt để ngắm nghía; 2. lễ dạm hỏi coi là lễ dòm mặt |
Dạn miệng dạn mồm |
dám ăn dám nói, có gan dám nói |
Dám chọc mệ |
ý nói “dám đụng đến người bề trên |
Dài lòn thòn |
dài lòng thòng |
Dang nắng |
phơi nắng |
Da diết |
không vơi, không nguôi, quá sức, tha thiết |
Đừng có ồn |
Không được bàn tán |
Đừng có rên |
Không than van hối hận |
Đừng vơ đũa cả nắm |
Không phải ai cũng thế |
Đừng xỏ miệng vô |
Đừng nói vào |
Đường cấy |
Đường cái |
Doai mỏ |
Đưa miệng ra |
Làm răng chừ hè |
Làm sao bây giờ |
Răng ri |
Sao lại thế này |
Làm chi rứa |
Làm sao thế |
Huế mềm |
Người xứ Huế mình |
Đã bưa |
Đã vừa |
Trên đây chỉ là một số ít từ ngữ thông dụng tiếng Huế, các bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn và tìm hiểu kỹ hơn về tiếng Huế bằng file pdf Kho từ điển tiếng Huế mà Pgdphurieng.edu.vn.vn đã tổng hợp dưới đây để tham khảo nhé.
Tải file Kho từ điển tiếng Huế thông dụng tại đây:
khotudientienghue.pdf
tudientienghue.pdf
Trên đây Pgdphurieng.edu.vn.vn đã chia sẻ đến các bạn kho từ điển tiếng Huế thông dụng nhất, hi vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu thêm về từ ngữ tiếng Huế để có thể hiểu hơn và yêu hơn về con người vùng đất đáng yêu này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu các từ thông dụng trong từ điển tiếng Huế, chúng ta có thể thấy sự đa dạng và đặc trưng của ngôn ngữ Huế trong việc sử dụng từ ngữ. Các từ này thể hiện sự phong phú trong văn hóa Huế và giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ trở nên phong phú, sáng tạo hơn. Ngoài ra, việc giữ gìn và phát huy các từ thông dụng này trong ngôn ngữ hàng ngày là một cách để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ Huế.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các từ thông dụng trong từ điển tiếng Huế trong kho tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/kho-tu-dien-tieng-hue-thong-dung/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan:
1. Ngựai – Kẻ ngốc, dại dột
2. Nuwác – Bợm
3. Hụt – Không thành công, thất bại
4. Chang chính – Hoang dại
5. Vần tối – Không rõ ràng
6. Hương – Mui hương, hương thơm
7. Com cẩm – Đầy màu sắc, phóng túng
8. Còn hiên – Còn khôn, còn có khả năng
9. Măng non – Trẻ con
10. Hờn hững – Tức giận, giận dữ.