Bạn đang xem bài viết Các trò chơi học tập phù hợp cho trẻ mầm non – Top 15 nổi bật tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trẻ mầm non là đối tượng học tập và trải nghiệm thế giới đầu tiên của chúng ta. Từ sự tò mò và ham muốn khám phá của trẻ, các hoạt động học tập cần được thiết kế sao cho phù hợp với trình độ phát triển của chúng. Vì vậy, các trò chơi học tập đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục của trẻ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá top 15 trò chơi học tập phù hợp cho trẻ mầm non.
Mục lục nội dung
Trò chơi học tập giành cho trẻ mầm non thì có rất nhiều nhưng lựa chọn những trò chơi phù hợp với tính cách, độ tuổi và thể chất của trẻ là điều khiến không ít các cô và cha mẹ băn khoăn. Những trò chơi phù hợp với khả năng của trẻ sẽ giúp trẻ nhanh chóng tiếp thu và trau dồi kiến thức, phát huy được trí tưởng tượng của bản thân. Hôm nay Pgdphurieng.edu.vn.vn xin gửi đến bạn top 15 trò chơi học tập cho trẻ mầm non hay nhất để phát triển trẻ một cách toàn diện nhất.
1. Cáo và thỏ
Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tạo ra sự kết nối, đoàn kết cho trẻ.
Chuẩn bị: Khoảng sân hoặc lớp rộng. Số lượng các bạn chơi bao gồm 1 lớp học.
Luật chơi: Mỗi chú thỏ (1 người chơi) có một cái hang. Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Chú thỏ nào chậm chân sẽ bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang của mình thì sẽ bị ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
- Chọn một bé đóng vai cáo rồi rình ở một góc lớp. Số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì sẽ có một trẻ làm chuồng. Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi. trước khi bắt đầu trò chơi, cô yêu cầu các chú thỏ phải nhớ chuồng của mình.
- Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ sẽ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy và đọc bài thơ:
Trên bãi cỏ
Chú thỏ con
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.
- Sau khi đọc hết bài thơ thì cáo bắt đầu xuất hiện, cáo sẽ “gừm gừm” rồi đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ sẽ chạy nhanh về chuồng của mình. Những chú thỏ bị bắt hoặc chạy nhầm chuồng sẽ phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó, các vai chơi sẽ được thay đổi.
Lưu ý: Khi trẻ đã quen thuộc với trò chơi, cáo có thể xuất hiện ngay khi mới đọc được mấy câu hoặc bất kỳ đoạn nào trong bài thơ để các bé có thể phản xạ nhanh.
2. Ghi nhớ bước chân
Mục đích: Giúp trẻ nhớ được tên các loại hình học cơ bản như hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật
Chuẩn bị: Cô vẽ các hình học: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác
Luật chơi: Trẻ sẽ đi vào đúng ô theo hiệu lệnh của cô. Ai đi sai sẽ phải quay trở lại và nhường lượt chơi cho đội bạn. Đội thắng cuộc là đôi hết người chơi trước.
Cách chơi:
- Cô sẽ chia trẻ thành 2 nhóm bằng sau sau đó sẽ bốc thăm hoặc oẳn tù tì để chọn lượt chơi.
- Khi cô hô hình nào thì trẻ sẽ chạy vào hình đó. Ví dụ khi cô hô hình chữ nhật bé sẽ chạy vào hình chữ nhật, nếu bé bước sai vào một hình khác thì sẽ nhường lượt chơi cho đội bạn và ngược lại.
- Kết thúc lần chơi, đội nào hết người trước thì đội đó thắng cuộc.
3. Cái túi bí mật
Mục đích: Giúp trẻ tìm và đoán đồ vật bằng xúc giác
Chuẩn bị: Một cái túi vải to hoặc một cái hộp to trong đựng một số đồ vật gần gũi với trẻ nhất.
Cách chơi:
- Hai trẻ sẽ chơi một lần
- Cô sẽ đưa cho trẻ một tờ giấy ghi tên đồ vật được đựng trong thùng. Sau đó nhiệm vụ của trẻ sẽ là nêu công dụng, đặc điểm của đồ vật. Một trẻ khác sẽ thò tay vào trong túi tìm đúng vật mà bạn đã kể. Nếu tìm đúng trẻ đó sẽ được quyền mời người chơi lên thế chỗ của mình.
- Số lần chơi được tiến hành tùy theo số lượng đồ vật và khả năng của trẻ.
4. Trời nắng, trời mưa
Mục đích: Giúp trẻ phản ứng kịp thời với thời tiết
Chuẩn bị: Cô giáo chuẩn bị vẽ những vòng tròn trên sân. Sao cho vòng này cách vòng kia từ 30-40 cm để làm nơi trú mưa. Số vòng ít hơn số trẻ chơi từ 3-4 vòng.
Luật chơi: Khi có hiệu lệnh “trời mưa”, mỗi trẻ phải trốn vào một nơi trú mưa. Trẻ nào không tìm được nơi trú phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
- Trẻ đóng vai trò đi học, vừa đi vừa hát theo nhịp phách của cô giáo.
- Khi nghe hiệu lệnh của cô nói “trời mưa” thì tự mỗi trẻ phải tìm một nơi trú mưa nấp cho khỏi bị ướt (có nghĩa trẻ sẽ chạy vào vòng tròn mà cố đã vẽ).
- Trẻ nào chạy chậm không tìm được nơi để nấp thì sẽ bị ướt và phải chạy ra ngoài một lần chơi.
- Trò chơi tiếp tục, cô giáo ra lệnh “trời nắng” thì các trẻ sẽ đi ra xa vòng tròn. Hiệu lệnh “trời mưa” lại được hô thì trẻ phải tìm đường trú mưa.
5. Tàu hỏa
Luật chơi: Trẻ phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh của cô. Trẻ nào không thực hiện đúng phải ra ngoài không chơi 1 vòng.
Chuẩn bị: Cô giáo vạch 2 đường thẳng song song với nhau và một lá cờ màu xanh.
Cách chơi:
- Cô cho trẻ sếp thành hàng dọc, tay đặt lên vai nhau làm đoàn tàu hỏa đi trong 2 đường thẳng song song mà cô đã kẻ.
- Khi cô giáo giơ lá cờ xanh, trẻ di chuyển làm thành đoàn tàu, miệng kêu: “xình xịch”
- Khi cô giáo nói “tàu lên dốc” thì tất cả phải đi bằng gót chân và miệng kêu “tu tu”
- Khi cô giáo nói “tàu xuống dốc” thì tất cả phải đi bằng mũi chân và miệng kêu “tu tu”
Chú ý:
- Để trò chơi được vui hơn, cô giáo thường xuyên thay đổi hiệu lệnh.
- Khi trẻ đang đi bằng gót chân (tàu lên dốc) thì cô không nên ra ngay hiệu lệnh “tàu xuống dốc”
- Nhịp độ ra hiệu lệnh chậm quá thì trò chơi sẽ mất vui, nhịp độ ra hiệu lệnh nhanh quá thì hàng ngũ sẽ bị lộn xộn. Vì vậy giáo viên nên điều chính nhịp độ sao cho phù hợp.
- Khi trẻ chơi thành thạo cô sẽ mời một bé nào đó làm người quản trò.
6. Tìm đúng nhà
Mục đích: Cung cấp và giúp trẻ nhớ lâu hơn kiến thức của chủ đề đang học một cách tổng hợp. Kích thích tình tò mò ở trẻ.
Chuẩn bị:
- Một sa bàn cỏ trên đó cô tạo ra những khoảng trống để làm đường đi đến từng ngôi nhà.
- Ba ngôi nhà giống y hệt nhau đặt trên sa bàn đó.
- Trong ba ngôi nhà là những hình ảnh khác và một trong ba ngôi nhà đó có hình ảnh giống với hình ảnh bên ngoài.
- Ví dụ: Ở chủ đề động vật cô để trong ba ngôi nhà lần lượt hình ảnh con gà, con mèo, con thỏ và một hình ảnh con mèo bằng đồ chơi ở ngoài ngôi nhà.
Cách chơi:
- Trẻ sẽ lần lượt mở cửa từng ngôi nhà để kiểm tra xem có đúng ngôi nhà cần tìm không.
- Khi cửa được mở ra bên trong là hình ảnh gì thì trẻ sẽ thể hiện cử chỉ, hành động bất kỳ hoặc một bài hát phù hợp với hình ảnh đó.
Chú ý:
- Khi sắp xếp ngôi nhà cô nên để ngôi nhà cần tìm ở vị trí cuối cùng.
- Trò chơi này có thể áp dụng vào hoạt động cho trẻ làm quen với âm nhạc, môi trường xung quanh.
- Nên có những phần thưởng để khích lệ các bé.
7. Người làm vườn
Mục đích: Giúp trẻ củng cố khả năng phân loại (cây, rau hoặc quả) và phát triển kỹ năng phân tích ký hiệu tượng trưng.
Chuẩn bị:
- Những miếng dán hình tròn có màu xanh, đỏ, vàng.
- Mô hình hoặc tranh ảnh các loại cây.
Cách chơi:
- Chơi theo nhóm dưới hình thức thi đua.
- Quản trò sẽ nói: “Bây giờ chúng ta sẽ là những bác làm vườn có hàng rào màu xanh, đỏ, vàng. Vườn màu xanh trồng cây bóng mát. Vườn màu đỏ trồng cây cây, vườn màu vàng trồng cây ăn quả hoặc cây rau”.
- Nhóm đeo phù hiệu xanh sẽ trồng cây bóng mát, đeo phù hiệu đỏ trồng cây cảnh, phù hiệu vàng sẽ trồng rau hoặc cây ăn quả”,
- Sau đó trẻ sẽ chơi trên nền nhạc 1-2 phút. Nhóm nào nhặt đúng và được nhiều thì nhóm đó thắng.
8. Tôi đang nói về con vật nào?
Mục đích: Giúp trẻ củng cố hình ảnh các con vật. Phát triển ngôn ngữ miêu tả, khả năng tư duy của trẻ.
Chuẩn bị:
- Một không gian rộng rãi, thoáng mát.
- Các bông hoa nhỏ bằng giấy hoặc nhựa với các màu sắc khác nhau (đỏ, vàng, xanh) để tính điểm cho các đội khi đoán đúng tên con vật.
Cách chơi:
- Có thể chơi theo hình thức nối vòng hoặc chia thành hai tổ.
- Cứ một trẻ miêu tả đặc điểm của con vật, một trẻ đoán tên con vật. Ví dụ, khi một bạn miêu tả rằng con vật này có hai tai to như hai cái quạt, có vòi dài, trẻ kia sẽ đoán ra là Con Voi…
- Nếu trẻ chơi đông, quản trò nên chia thành hai đội chơi. Một đội mô phỏng hành động của con vật, đội kia phải quan sát và đoán đúng tên con vật mà đội bạn vừa mô phỏng. Lưu ý, đội sau không được mô phỏng lại hành động của con vật mà đội trước đã mô phỏng.
- Hai đội sẽ bắt thăm xem đội nào sẽ làm động tác trước. Để đưa ra được hành động mô phỏng vận động của con vật, các trẻ trong đội sẽ phải thảo luận với nhau để đi đến thống nhất xem mô phỏng về con vật nào. Đội bạn, sau khi quan sát, cũng cần thảo luận để đưa ra câu thảo luận cho chính xác.
9. Sắp xếp theo thứ tự
Mục đích: Cung cấp cho trẻ kiến thức về quá trình chăm sóc và phát triển của cây, củng cố biểu tượng về số và phép đếm. Phát triển khả năng phán đoán, trí tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ.
Chuẩn bị:
- Mỗi đội được phát một bộ tranh về quá trình phát triển của các loại cây khác nhau và chăm sóc cây (ví dụ: tranh gieo hạt, tranh chăm sóc cây, tranh cây ra hoa, kết quả, tranh hái quả, tranh mang quả biếu bà…)
- Bảng gài gắn xung quanh khu vực chơi
- Bộ chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6
Cách chơi:
Cách chơi này áp dụng cho nhóm cá nhân hoặc dưới hình thức thi đua xem đội nào nhanh hơn.
Cách 1: Người quản trò để các bức tranh (gieo hạt, chăm sóc cây, cây ra hoa, cây có quả chín) vào trong một cái rổ. Sau đó, yêu cầu trẻ xếp các bức tranh theo quá trình phát triển của cây.
Cách 2: Người quản trò gắn các bức tranh lên bảng không theo thứ tự (theo chiều dọc). Yêu cầu trẻ xếp lại cho đúng thứ tự, tìm số và gắn vào bên cạnh theo quá trình cây phát triển. Khi các đội thực hiện xong, quản trò lần lượt cho các đội nói về sự phát triển của cây mà mình vừa thực hiện.
10. Thi xem ai nói đúng
Mục đích: Trò chơi vận động cho trẻ mầm non này giúp củng cố vốn từ của trẻ. Rèn luyện trí nhớ, khả năng nhanh nhạy của trẻ.
Chuẩn bị: Một quả bóng to.
Cách chơi:
- Cho trẻ đứng thành vòng tròn, quản trò đứng ở giữa cầm một quả bóng. Quản trò vừa tung bóng cho từng trẻ vừa nói tên một thứ hoa, quả hoặc con vật, đồ vật nào đó. Trẻ phải nói được từ khái quát hoặc từ cụ thể của loại quả đó.
- Quản trò tung bóng cho bé A và nói: “Cà rốt”. Bé A trả lời: “Củ cà rốt”.
- Quản trò tung bóng cho bé B và nói “Gà”. Bé C trả lời: “Gia cầm”.
- Quản trò tung bóng cho bé C và nói: “Sư tử”. Bé D trả lời: “Thú rừng”
- Quản trò tung bóng cho bé D và nói “Hướng Dương”. Bé D trẻ trả lời: “Hoa hướng dương”
- Sau đó cô có thể yêu cầu ngược lại. Cô nói hoa, quả, con vật trẻ phải kể được tên một số loại hoa hoặc quả nhưng không được trùng nhau.
11. Ô tô vào bến
Chuẩn bị: Cô chuẩn bị 4 đến 5 lá cờ có màu sắc khác nhau. Chia sân chơi làm 4 đến 5 chỗ tương ứng với màu sắc lá cờ.
Luật chơi: Ô tô vào đúng bên của mình. Trẻ nào đi nhầm phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
- Cô giáo phát cho trẻ một lá cờ hoặc giấy màu có cùng màu với cô giáo.
- Trẻ sẽ làm ô tô với nhiều màu sắc khác nhau.
- Cô giáo nói “Ô tô chuẩn bị vào bến” thì lúc này cô đưa hiệu lệnh màu cờ nào thì ô tô màu đó sẽ vào bến.
- Cô cho trẻ chạy tự do trong phòng, vừa chạy vừa quay tay trước ngực như lái ô tô, vừa nói “bim, bim …”
- Cứ khỏag 30 giây, cô giáo ra hiệu lệnh một lần. Khi cô giơ màu cờ nào thì ô tô đó chạy về bến. Ô tô khác vẫn tiếp tục chạy nhưng chạy chậm lại. Trẻ nào nhầm bến sẽ phải ra ngoài 1 lượt chơi.
12. Ô cửa bí mật
Trò chơi được áp dụng vào tìm hiểu môi trường xung quanh ở các chủ đề: động vật, ngành nghề, phương tiện giao thông. Hoạt động âm nhạc ở các chủ đề: động thực vật, một số ngành nghề.
Mục đích: Nhằm củng cố và ôn luyện cho trẻ một số kiến thức ở chủ điểm mà trẻ đang học.
Chuẩn bị:
- Ba ngôi nhà với ba ô cửa khác nhau (xanh, đỏ, vàng) trong mỗi ngôi nhà sẽ là những hình ảnh hoặc đồ vật khác nhau liên quan đến bài học hoặc chủ điểm mà trẻ đang học.
- Với chủ điểm ngành nghề, cô để ngôi nhà có ô cửa màu vàng là hình ảnh bác sĩ, ngôi nhà có cửa màu đỏ là hình ảnh chú bộ đội, ngôi nhà có cửa màu xanh là hình ảnh hoặc đồ dùng của bác nông dân.
Cách chơi:
- Trẻ sẽ chọn ô cửa theo ý mình.
- Khi mở ô cửa ra, bên trong có hình ảnh hoặc bất kỳ vật nào thì cô sẽ yêu cầu trẻ thể hiện một bài hát hoặc phù hợp với hình ảnh đó.
- Nếu làm được tốt sẽ được nhận quà.
- Ví dụ: Khi trẻ chọn ô cửa màu xanh, nếu trong ô cửa là hình ảnh bác nông dân thì cô có thể yêu cầu trẻ hát một bài hoặc thể hiện một số hành động của bác nông dân.
Chú ý: Khi cho trẻ chơi trò này cô có thể cho cả lớp chơi hoặc chơi theo các nhóm.
13. Ai nhanh hơn
Mục đích: Giúp trẻ nắm bắt được đặc điểm của loại quả
Luật chơi: Trẻ chọn các loại theo đúng yêu cầu, gọi tên loại quả được chọn rồi đem chúng vê đúng rổ chức từng loại quả.
Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một rổ đựng các loại quả đồ chơi.
- Một số loại quả không có đồ thì có thể in tranh.
- 3 rổ để đựng loại quả các nhau.
Cách chơi:
- Cô lần lượt đưa ra hình ảnh các loại cho trẻ quan sát đặt câu hỏi để trẻ trả lời.
- Câu hỏi cô đặt phải nhấn mạnh từng đặc điểm, tác dụng, lợi ích của các loại quả.
- Sau đó cô sẽ yêu cầu các cháu mang các loại quả trên tay mình xếp vào đúng rổ mà cô đã chuẩn bị.
14. Đóng vai các con vật
Mục đích: Rèn kỹ năng nhận biết, phân biệt các con vật qua động tác, tiếng kêu.
Chuẩn bị: Nhạc bài hát cá vàng bơi
Cách chơi:
- Cô và trẻ hát bài hát “Cá vàng bơi”
- Các con đoán xem cá có hoạt động gì?
- Trong bài hát con cá làm những động tác gì? Sau khi trẻ trả lời, cô cho trẻ xem tranh và chỉ vào từng động tác của cá. Nếu trẻ không trả lời được thì cô sẽ cho trẻ xem tranh trước và xem đến đâu sẽ kể tên hoạt động đến đấy.
- Sau đó cô đưa ra đáp án, trong bài hát con cá làm 4 động tác: bơi, ngoi, lặn, múa.
- Sau đó cô sẽ cho trẻ nghe nhạc, vừa nghe vừa hát theo. Đến động tác nào thì cả lớp sẽ làm 5 lần động tác đó. Khi trẻ làm cô đêm số lần vận động của trẻ.
15. Vượt chướng ngại vật
Chuẩn bị:
- Hầm chui hoặc thùng carton
- Phấn vạch
- Dây đeo vòng: vòng bằng nhựa hay bìa cứng
- Chai nhựa có cổ chai hình cổ vịt hoặc hình khác.
Cách chơi:
- Cô giáo chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm tối đã 5 trẻ
- Sau khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ chạy lên bật (chụm 2 chân) qua “suối”, chạy, bò chui qua đường hầm, chạy đến dây đeo vòng nhảy lên cao lấy vòng bằng 2 tay sau đó đứng tại chỗ ném vòng vào cổ chai, chạy về xếp cuối hàng.
Yêu cầu:
- Trẻ trước chạy đến hầm, bò chui qua hầm thì trẻ theo sau mới bắt đầu chạy từ điểm xuất phát. Không cần chờ hiệu lệnh của cô giáo.
- Trẻ chơi liên tục trong khoảng 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
Từ những trò chơi học tập phù hợp cho trẻ mầm non trên đây, chúng ta có thể thấy rằng việc giáo dục và giải trí có thể đi đôi với nhau để tạo ra một môi trường học tập thú vị và hiệu quả cho các em nhỏ. Với sự phát triển của công nghệ, các trò chơi học tập đang ngày càng được cập nhật và phát triển với đa dạng các chủ đề và hình thức hấp dẫn. Tuy nhiên, người lớn cần phải có sự thấu hiểu và hỗ trợ cho các em trong việc lựa chọn và sử dụng các trò chơi học tập này sao cho phù hợp và có tính giáo dục cao nhất. Qua đó, trẻ sẽ học hỏi được nhiều kiến thức mới một cách tự nhiên và không bị áp lực, đồng thời cũng phát triển được các kỹ năng như tự tin, sáng tạo và giao tiếp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các trò chơi học tập phù hợp cho trẻ mầm non – Top 15 nổi bật tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/top-15-tro-choi-hoc-tap-cho-tre-mam-non-hay-nhat/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan:
1. Trò chơi học tập
2. Trẻ mầm non
3. Hoạt động giáo dục
4. Học tập qua trò chơi
5. Phát triển trí tuệ
6. Đồ chơi giáo dục
7. Học mà chơi, chơi mà học
8. Trò chơi phát triển thể chất
9. Trò chơi phát triển ngôn ngữ
10. Điểm danh những trò chơi giáo dục cho trẻ mầm non