Bạn đang xem bài viết Các quốc gia khác trên thế giới đón lễ Vu Lan như thế nào? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lễ Vu Lan tại Việt Nam là một dịp lễ để cho các người con có thể báo hiếu cho cha mẹ, ông bà, hay là thời điểm để tưởng nhớ về tổ tiên. Ngày lễ này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới nữa. Vậy các quốc gia này tổ chức lễ Vu Lan khác gì với nước ta?
Lễ Vu Lan là gì? Việt Nam đón lễ Vu Lan như thế nào?
Lễ Vu Lan là một ngày đại lễ của đạo Phật, và đây là khoảng thời gian để cho những đứa con như chúng ta nhớ về tổ tiên, đồng thời thể hiện các cử chỉ thể hiện lòng hiếu thảo dành cho ông bà, cha mẹ. Về sau này, nhờ ý nghĩa cao đẹp của nó thì ngày lễ không còn nằm trong phạm vi ngày lễ của Phật giáo mà đã lan rộng ra toàn nước ta.
Ngày lễ Vu Lan ở nước ta được tổ chức vào ngày trăng rằm tháng 7 hằng năm, và cũng trùng với một ngày lễ của các quốc gia Á Đông là ngày Xá tội vong nhân.
Người Việt trong ngày này thường sẽ đi lên chùa, thả đèn hoa đăng hay đặc biệt hơn là nghi lễ cài bông hồng lên áo để thể hiện tình cảm thiêng liêng và tốt đẹp nhất dành cho cha mẹ của mình. Bông hồng đỏ sẽ dành cho những ai vẫn còn cha, mẹ, trong khi đó thì bông hồng trắng dành cho những người con kém may mắn hơn khi cha, mẹ đã đi vào cõi luân hồi và không còn bên cạnh mình nữa.
Xem chi tiết: Lễ Vu Lan là gì? Lễ Vu Lan là ngày nào trong năm? Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Các nước khác đón lễ Vu Lan như thế nào?
Lễ Vu Lan ở các quốc gia khác có một số điều thay đổi, từ đó tạo ra sự đa dạng vô cùng thú vị.
Lễ ma quỷ ở Trung Quốc
Tương tự như ở Việt Nam thì lễ Vu Lan ở Trung Quốc cũng được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm, và theo quan niệm của người Hoa thì đây là ngày mở cửa của quỷ môn, và trong ngày này âm khí rất nặng nên cần phải kiêng cữ khá nhiều.
Trong những ngày này thì người dân không thực hiện các việc quá quan trọng để tránh rước điều không may, như là tổ chức tiệc cưới. Ngoài ra, họ cũng không được nói những câu đắc tội hay không có lợi đối với linh giới để tránh gây nên âm linh, hoặc là không nên đứng gần biển hay ao hồ để tránh làm vật thế thân cho ma nước khi vô tình rơi xuống nước.
Và để cho các vong linh để cho người trần làm việc một cách suôn sẻ thì các nghi thức đốt hàng mã được diễn ra như một cách để cho vong linh đỡ vất vả, khổ, từ đó sẽ không quấy rầy đời sống hằng ngày của họ.
Ở Trung Quốc thì các Phật tử tổ chức ngày lễ này từ 15/7 – 30/7 âm lịch hằng năm với mục đích cầu nguyện cho những người đã quá cố. Hoạt động này được diễn ra suốt ngày đêm để cầu nguyện cho các vong linh bị dày vò nơi cảnh giới địa ngục hay là đã quá vãng được an lành và ấm no. Các hoạt động phổ biến được thực hiện trong ngày này là đốt tiền giấy, thả đèn hoa đăng,…
Lễ cô hồn ở Đài Loan
Thả hoa đăng là một nghi lễ lâu đời của người Đài Loan trong dịp lễ này, và mục đích của nó là soi sáng đường các linh hồn ở cõi âm lên mặt đất hay cho các oan hồn dưới nước lên để cầu nguyện cho họ được đầu thai sang kiếp khác. Và tài lộc sẽ đến với họ càng nhiều nếu như đèn của họ trôi đi càng xa.
Ngoài ra, một số hoạt động đặc biệt khác cũng được tổ chức tại đây như là hoạt động rước ma bằng những chiếc xe có chở trái cây và hình nộm cùng với những tiết mục múa lân khắp các nẻo đường. Ngoài ra thì ở các gia đình thì họ cũng chuẩn bị trái cây, thịt và hoa tươi để cúng cho ma đói trước nhà hoặc ở một ngôi miếu.
Lễ linh hồn ở Nhật Bản
Bon-Odori (hay gọi tắt là Obon) là tên gọi của ngày lễ Vu Lan tại đất nước xứ sở hoa anh đào. Và điểm độc đáo là ở các tỉnh phía Đông của nước Nhật thì lễ Vu Lan được diễn ra vào tháng 7 dương lịch, trong khi đó ở các tỉnh ở phía Tây nước Nhật thì lại diễn ra vào tháng 8 dương lịch.
Các tục cúng lớn cũng được tổ chức tương tự như ở Việt Nam, và có một số bánh cúng như là bánh khảo có màu sắc sặc sỡ được làm từ bột gạo (Hasu Okashi) và được tạo hình thành hình hoa sen và được đặc trên bàn thờ (Obon-dana) cùng với các loại trái cây khác nhau.
Bốn ngày là khoảng thời gian mà người Phật giáo Nhật bản tổ chức lễ Obon. Từ ngày 13 đến ngày 16 thì món bánh dùng để cúng được thay đổi một cách linh hoạt, lần lượt là Mukaedango (bánh đón linh hồn), Ohagi (bánh bột gạo), Soumen (bún làm từ bột mì) và Okuridango (bánh tiễn linh hồn).
Một số hoạt động nổi bật trong ngày lễ này là nhảy vũ điệu Bon-Odori, nghi lễ Toro Nagashi (thả thuyền giấy), và thu hút rất nhiều du khách nước ngoài. Tương tự như ở Việt Nam thì đây là dịp để cho các người con về thăm viếng mộ tổ tiên, thăm hỏi họ hàng, tưởng nhớ công dưỡng dục của cha mẹ bằng cách tổ chức tiệc mừng tuổi.
Tham khảo: Gợi ý những món quà tặng mẹ ý nghĩa nhân ngày lễ Vu Lan
Ngày lễ Trung Nguyên ở Hàn Quốc
Jungwon hay lễ hội Trung Nguyên là ngày lễ được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm ở xứ sở kim chi. Đây là dịp để cho người dân ở dây tự phát lồ sám hối, nhận những lỗi lầm do mình gây ra. Vì thế, ngày này cũng có thể được gọi là ngày Tự tứ tại Hàn Quốc.
Ngoài ngày lễ Trung Nguyên ở Hàn Quốc ra thì ở đất nước này còn thêm một ngày là ngày Hạ Nguyên (Hawon), được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch. Cùng với ngày lễ Trung Nguyên thì đây là dịp để cho thần linh trên thiên giới xem xét độ thiện ác của chúng ta.
Các mâm cúng cũng sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian này để giúp cho các vong hồn được siêu thoát, đồng thời cũng thể hiện lòng báo ân, tri ân và cầu nguyện điều tốt lành cho ba mẹ và hay ông bà của họ.
Ngày lễ cúng cô hồn ở Singapore
Vì cộng đồng người Hoa ở đây khá là đông thế nên phong tục lễ ở đây khá tương tự với lại ở Hong Kong hay Trung Quốc. Ngày lễ được tổ chức vào ngày trăng rằm tháng 7 và có những điều kiêng cử nhất định như không chụp ảnh, treo quần áo ngoài nhà, huýt sáo hay là đi vào ban đêm ngoài đường.
Mặc cho nơi này rất hiện đại, một số hoạt động nổi bật tại đất nước này vẫn được bảo tồn bao gồm việc đốt vàng mã, tới chùa, chuẩn bị mâm cơm cúng hay là làm nhiều việc thiện.
Ngoài ra, việc bơi lội trong khoảng thời gian này cũng không được khuyến khích bởi theo người dân ở đây thì các linh hồn ở các nơi ao hồ hay biển sẽ có thể hại người để tái sinh lại trên trần gian.
Ngày lễ tổ tiên tại Malaysia
Tham viếng lăng mộ, tảo mộ, cúng dường Tam bảo hay là dâng cúng phẩm vật cho người thân đã quá cố là những hoạt động thường thấy tại ngày lễ Vu Lan ở Malaysia. Theo phong tục thì vào ngày lễ tháng 7 thì người dân sẽ gác hết các công việc xung quanh để thực hiện nghi thức siêu độ vong linh.
Tuy nhiên, phong tục đốt vàng mã ở đây ngày một mất dần bởi vì theo quan điểm của người dân ở đây thì chúng bắt nguồn từ Trung Hoa, nghĩa là có liên quan đến đạo Phật. Và số lượng người dân đi theo đạo Phật ở đất nước này khá ít thế nên phong tục này ngày một lu mờ dần.
Mặc dù vậy thì các hoạt động của các Phật tử ở Malaysia cũng không khác nhiều so với các đất nước khác, và đặc biệt hơn thì ở đây các hoạt động văn nghệ như diễn kịch, múa hát diễn ra tấp nập hơn, và hầu như là do Phật tử ở đây tự nguyện tham gia.
Lễ Vu Lan là một dịp lễ được tổ chức rộng rãi ở các quốc gia phương Đông, và mỗi nước lại có nét độc đáo và thú vị riêng. Hy vọng với những thông tin trên thì bạn được mở mang thêm tầm mắt nhé!
Xem thêm
>> Thanh tịnh mùa Vu Lan với mâm cơm chay cho 4 người ăn chỉ với 40K
>> Ngày Vu Lan, nghe lời dạy cách báo hiếu sao cho đúng lễ nghĩa
>> Nên làm gì trong tháng cô hồn để gặp điều may mắn, tránh rắc rối xui xẻo
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các quốc gia khác trên thế giới đón lễ Vu Lan như thế nào? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.