Bạn đang xem bài viết Các mốc khám thai quan trọng trong suốt thai kì mẹ cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thông thường những mốc khám thai quan trọng bao gồm 3 tháng đầu (3 lần), 3 tháng giữa, 3 tháng cuối, như vậy có tổng cộng 7 mốc khám thai quan trọng mà mẹ cần phải nhớ. Ngoài ra nếu như mẹ gặp phải các vấn đề bất thường về sức khỏe thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn và sẽ do bác sĩ chỉ định, dặn dò. Các mốc khám thai quan trọng cụ thể như sau:
Sau khi người phụ nữ trễ kinh 3 tuần
Khi bạn xuất hiện một số dấu hiệu ốm nghén và đặc biệt là trễ kinh 3 tuần, thử que thử thai lên 2 vạch thì bạn nên đến khám thai lần đầu tiên để xác định chính xác mình đã mang thai hay chưa.
Ở lần khám này mẹ không chỉ được siêu âm, mà còn làm một số xét nghiệm để phát hiện sớm một số bệnh lý như: tăng huyết áp, đái tháo đường… đồng thời bác sĩ sẽ đưa ra một số tư vấn về tình trạng sức khỏe của mẹ, mẹ có nên hay không nên tiếp tục mang thai. Đồng thời khám phụ khoa để phát hiện những bệnh lý nguy hiểm như: u xơ tử cung, u buồng trứng, viêm nhiễm,…
Tham khảo: Dấu hiệu mang thai tuần đầu chính xác, bạn có thể nhận biết tại nhà
Tuần thứ 11-14
Đây là mốc khám thai quan trọng, thông thường mẹ bầu sẽ được siêu âm 3D, 4D để đo độ mờ da gáy nhằm chuẩn đoán hội chứng Down. Đồng thời ở mốc này bác sĩ sẽ siêu âm thai để biết thai phát triển như thế nào, tính ngày dự sinh từ đó có cơ sở chẩn đoán trẻ sinh đủ tháng hay sinh thiếu tháng, biết được thai có già tháng hay không.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân, phòng tránh
– Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cầu chú ý những gì?
Tuần thứ 16- 20
Ở mốc khám thai tuần thứ 16, sản phụ được siêu âm hình thái chi tiết kiểm tra kĩ về dị tật của thai, đồng thời sẽ được tiến hành thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để theo dõi sự phát triển của thai.
Ngoài ra ở mốc thời gian từ tuần thai thứ 15- 19 thì có thể phát hiện được những dị tật bẩm sinh hay dị dạng bào thai. Nếu như ở mốc thời gian này mà thai nhi bị dị dạng thì có thể xử lý ngay, đồng thời giúp phát hiện bào thai có bị suy dinh dưỡng trong tử cung hay không, từ đó sẽ có những thay đổi trong khẩu phần ăn của người mẹ để khắc phục tình trạng này.
– Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân trong từng giai đoạn thai kỳ
Tuần thứ 21- 25
Thai phụ sẽ được siêu âm để kiểm tra dị tật và sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 21- 22. Đặc biệt ở giai đoạn này việc khám thai sẽ giúp sản phụ phát hiện ra tình trạng ở eo tử cung, cũng có thể phát hiện mắc bệnh lý u buồng trứng để từ đó có hướng xử lý sớm.
Tuần thứ 26
Ở tuần thứ 26 thai phụ sẽ được khám thai và làm xét nghiệm đồng thời được tiêm thêm mũi vắc xin phòng uốn ván.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu mang thai giả: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Tuần thứ 31- 35
Thai phụ sẽ được tiêm mũi vắc xin phòng uốn ván vào tuần thứ 31- 32, đồng thời ở giai đoạn này khi đi khám thai, thai phụ sẽ được siêu âm để biết được ngôi thai, vị trí của khung chậu có bị bất xứng với trọng lượng thai không…
Tuần thứ 36
Đây là mốc khám thai quan trọng vì ở mốc khám thai này bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về phương pháp sinh là nên sinh thường hay sinh mổ. Có trường hợp phải mổ chủ động khi thai đủ 38 tuần như: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ…
Đồng thời, sau mốc khám thai này, bạn cũng nên thường xuyên để ý các dấu hiệu sắp sinh hoặc chuyển dạ đồng thời chuẩn bị tinh thần và sức khỏe tốt nhất cho quá trình sinh nở nhé.
Tham khảo: 11 dấu hiệu sắp sinh con so (con đầu lòng) mẹ bầu cần nắm rõ
Việc nắm được những mốc khám thai quan trọng giúp sản phụ chủ động hơn trong việc thăm khám thai, nhằm theo dõi về tình trạng sức khỏe, đồng thời được bác sĩ tư vấn dự đoán trước cũng như có phương án xử lý kịp thời.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các mốc khám thai quan trọng trong suốt thai kì mẹ cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.