Bạn đang xem bài viết Các giống cây cà phê phổ biến ở Việt Nam tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cà phê là một loại thức uống gần như là “truyền thống” vào mỗi buổi sáng của người dân Việt Nam. Có người thì thích cà phê sữa, có người lại thích cà phê đen,… Tuy nhiên các bạn có biết cà phê mà bạn đang uống được làm từ giống cây cà phê nào không? Nếu chưa thì cùng chúng mình tìm hiểu nhé.
Cà phê chè (Arabica)
Đây là giống cà phê được du nhập vào Việt Nam đầu tiên vào năm 1857, thông qua các nhà truyền giáo người Pháp. Sau một thời gian được trồng ở các tỉnh thành phía Bắc hay Trung Bắc như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đều không thành công thì người ta mới phát hiện ra Tây Nguyên chính là địa điểm thích hợp để trồng cà phê.
Loại cây cà phê này thường có thân và tán nhỏ. Hạt của nó thì hơi dài. Hương vị thì khác biệt vì có vị đắng nhẹ, hơi chua, hương thơm nhẹ nhàng. Khi pha uống thì có màu nâu nhạt.
Cà phê vối (Robusta)
Cà phê Robusta (Coffea canephora) có nguồn gốc từ các khu rừng cao nguyên ở Ethiopia và được người Pháp đưa vào Việt Nam năm 1908. Sau quá trình thử nghiệm thì loại cà phê này đã được trồng ở khu vực Tây Nguyên.
Loại cà phê này có hạt nhỏ hơn Arabica. Nó được sấy trực tiếp chứ không phải lên men nên vị đắng sẽ chiếm chủ yếu. Nhiều người nói Robusta uống nặng, nhiều cafein hơn.
Cà phê mít (Cherry)
Cà phê mít nguồn gốc ở xứ Ubangui Chari, thuộc Biển Hồ gần sa mạc Xahara. Cây cà phê được du nhập vào Việt Nam năm 1905. Ngược lại với hai loại cà phê trên thì cà phê mít lại được trồng nhiều ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Đắc Lắc và Buôn Mê Thuột lại ít trồng loại cà phê này.
Hạt cà phê mít có màu vàng sáng, ở hai đầu của hạt hơi nhọn. Nhìn qua thì nó hơi giống hạt lúa. Cà phê cherry có vị hơi chua nhẹ, hương thơm dịu.
Cà phê Moka
Cà phê Moka được trồng từ những năm 30 của những thế kỷ trước. Và được người Pháp đưa vào Việt Nam. Loại cà phê này được trồng nhiều ở Đà Lạt, Lân Đồng.
Loại cà phê này có hương vị tuyệt hảo nhưng thay vào đó lại được chăm sóc rất kỹ công. Với hương thơm ngất ngây, vị của nó hơi chua một cách nhẹ nhàng.
Với những thông tin về các loại cà phê phổ biến ở Việt Nam thì bạn có thể hiểu rõ được những loại cà phê mà mình đang uống. Nếu biết thêm về các thông tin khác thì hãy để lại bình luận để chúng mình biết nhé.
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các giống cây cà phê phổ biến ở Việt Nam tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.