Bạn đang xem bài viết Các dấu hiệu và hậu quả của việc nghiện game tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạn nghi ngờ con/em mình đang nghiện game nhưng không chắc chắn nỗi nghi ngờ này có đúng không? Hãy xác định nhanh qua các dấu hiệu trong bài viết này ngay.
Nghiện game đang dần trở nên phổ biến trong xã hội Việt những năm gần đây, sự gia tăng về đối tượng, độ tuổi, hậu quả khi mắc chứng nghiện game đã và đang trở thành mối lo lắng to lớn với rất nhiều người, gia đình, xã hội. Để biết con/em mình có đang nghiện game hay không, bạn nên tham khảo nội dung sau:
Những dấu hiệu nghiện game
Có 3 dấu hiệu đặc trưng thường gặp ở những người mắc chứng nghiện game:
Dấu hiệu nghiện game đầu tiên là khó hoặc không thể kiểm soát được cường độ, mức độ, thời gian, địa điểm chơi game, người nghiện game không có cách nào thoát được sự cám dỗ của việc chơi gam, không biết khi nào là thời điểm nên ngừng chơi…
Chọn ưu tiên chơi game lên trên mọi vấn đề khác là biểu hiện tăng dần của chứng nghiện game. Người nghiện game ở cấp độ này thậm chí còn trì hoãn những chuyện quan trọng, cấp bách khác như hạn cuối làm bài tập, ôn thi, công việc…
Một dấu hiệu rõ ràng và “nguy hiểm” nhất là chơi game ngày càng nhiều, bất chấp mọi hậu quả tiêu cực đến với mình và mọi người xung quanh như không ăn uống, ngủ nghỉ, trộm cắp… để có thời gian và nguồn tài chính chơi game thỏa thích.
Hậu quả khôn lường của việc nghiện game
Có rất nhiều hậu quả khôn lường sẽ xảy ra khi một người bị mắc chứng nghiện game.
Đối với sức khỏe
Người nghiệm game trực tuyến hoặc không trực tiếp thường ít ngủ, không ngủ cả ngày lẫn đêm, thời gian ngủ chỉ tầm 3 – 4 tiếng, lâu dần sẽ bị rối loạn giấc ngủ, dễ mệt mỏi, chán chường, cáu gắt, không có tinh thần.
Khi mê game, nhiều người có xu hướng ăn uống thất thường, ăn ít gây sụt cân, giảm sức khỏe, mất cảm giác ngon miệng.
Ngồi 1 chỗ khi chơi game, làm con người dễ bị “ù lì”, cơ thể ít vận động, khi vận động sẽ chậm chạp, nói chuyện chậm, nhỏ, từ ngữ ít ỏi, nghèo nàn, không thích nói chuyện.
Bị rối loạn trí nhớ, trí nhớ sẽ bị giảm sút trầm trọng, đầu tiên là trí nhớ ngắn hạn sẽ giảm sút, sau đó trí nhớ dài hạn vẫn còn duy trì tốt nhưng sau 1 thời gian dài chơi game, trí nhớ dài hạn cũng sẽ bị ảnh hưởng, giảm dần theo thời gian.
Đối với tinh thần
Người nghiệm chơi game thường cảm thấy cô đơn, lạc lỏng, vô dụng, tội lỗi, tăng nguy cơ bị trầm cảm.
Nhập tâm vào các hình ảnh, câu chuyện trong game,gây lệch lạc trong nhận thức về giá trị sống, có những suy nghĩ sai lệch so với cuộc sống thực tế. Quá nhập mình vào game, làm người nghiện game bị ảo hưởng, đa nhân cách, tăng dần các hành vi kỳ dị, quái đản, bạo lực với mọi người xung quanh.
Đối với xã hội
Tập trung quá nhiều thời gian cho game, khiến người nghiện game giảm sút sự giao lưu với mọi người, ít hoặc không quan tâm đến gia đình, bỏ bê công việc, học tập, trẻ có thành tích học tập kém, người đi làm có thể bị khiển trách nhiều, mất việc, đánh mất các mối quan hệ xã hội mình đã tạo dựng trước đó.
Bạn nên hiểu nghiện game là bệnh và người nghiện game là đối tượng đang bị rối loạn tâm thần. Nếu phát hiện bản thân, gia đình mình đang có người bị nghiện game thì cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán, xác định chính xác và phối hợp điều trị kịp thời để tránh tạo ra nhiều tiêu cực đối với sức khỏe, tinh thần của mình, gia đình và xã hội.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các dấu hiệu và hậu quả của việc nghiện game tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.