Bạn đang xem bài viết Các công nghệ thiết yếu trên nguồn máy tính tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một bộ nguồn ổn định sẽ giúp người sử dụng an tâm hơn trong thời gian dài sử dụng và sẽ tiết kiệm điện hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, bộ nguồn ổn định cũng giúp các linh kiện trong máy tính kéo dài tuổi thọ nhờ việc cung cấp mức điện áp phù hợp cho các đầu ra. Dưới đây là những công nghệ thiết yếu trên một bộ nguồn dành cho máy tính cơ bản.
1. Chuẩn 80 Plus
Đầu tiên, chúng ta phải nhắc đến chuẩn 80 Plus vì đây là một trong số những thông số quan trọng trên bộ nguồn. Chỉ số 80 Plus cho chúng ta thấy được khả năng chuyển đổi điện áp xoay chiều sang điện áp một chiều của bộ nguồn. Nếu như bộ nguồn có chỉ số 80 Plus càng cao thì có nghĩa là chúng càng tiết kiệm điện và đương nhiên là chúng cũng đắt tiền hơn rất nhiều. Hiện nay, chủ số 80 Plus đang được chia ra làm các loại như sau:
- 80 Plus: Khả năng chuyển đổi điện đạt trên 80%
- 80 Plus Bronze: Khả năng chuyển đổi điện đạt trên 82%
- 80 Plus Silver: Khả năng chuyển đổi điện đạt trên 85%
- 80 Plus Gold: Khả năng chuyển đổi đạt trên 87%
- 80 Plus Platinum: Khả năng chuyển đổi trên 89%
- 80Plus Titanlum: Khả năng chuyển đổi trên 90%
Lưu ý: Chỉ số 80 Plus không giúp chúng ta đánh giá được công suất của một bộ nguồn vì chúng chỉ là tỉ lệ chuyển đổi công suất điện xoay chiều sang điện một chiều. Dựa vào 80 Plus để đánh giá công suất thực tế của một bộ nguồn là hoàn toàn sai.
2. Auto Stop Fan
Ngày nay, các bộ nguồn cao cấp đã được trang bị công nghệ Auto Stop Fan – Tự động tạm dừng quạt trên nguồn để giảm độ ồn, tăng tuổi thọ của quạt. Để trang bị được công nghệ này thì các nhà sản xuất đã phải trang bị thêm cảm biến nhiệt bên trong bộ nguồn của mình. Khi nhiệt độ đủ cao và đủ nóng thì quạt mới được kích hoạt để làm mát cho những linh kiện. Trong trường hợp các linh kiện chưa đạt đến ngưỡng nhiệt độ cần làm mát thì quạt sẽ tạm dừng để giảm độ ồn.
3. OCP – Bảo vệ quá mức trên mỗi đường
Công nghệ “OCP – Bảo vệ quá mức trên mỗi đường” trên bộ nguồn có nhiệm vụ tự động tắt nguồn máy tính khi dòng điện cung cấp bởi mỗi rail (đường) vượt quá cường độ dòng điện đầu ra tối đa của bộ nguồn. Nhìn chung, công nghệ này tương tự như OPP nhưng thay vì tắt khi tổng công suất bộ nguồn vượt quá mức thì OCP tắt khi công suất mỗi đường rail vượt quá mức.
4. OVP – Bảo vệ quá điện áp
Nhiệm vụ của bộ nguồn trên máy tính là nắn điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều với mức điện áp phổ biến là 12V, 5V và 3.3V. Công nghệ OVP sẽ có nhiệm vụ theo dõi các đầu điện áp 12V, 5V và 3.3V được xuất ra từ bộ nguồn, nếu các nguồn điện áp ra vượt quá định mức thì chúng sẽ tự động tắt nguồn để bảo vệ cho các linh kiện máy tính.
Trong thực tế, linh kiện máy tính bị hỏng thường xuyên xuất phát từ nguyên nhân vượt mức điện áp của sản phẩm hỗ trợ do các bộ nguồn không có công nghệ OVP.
Ví dụ:CPU trên máy tính sử dụng nguồn điện 12V và bộ nguồn đang gặp lỗi khiến đường 12V thành 17V. Lúc này OVP sẽ được kích hoạt để tắt toàn bộ nguồn đi, giúp bo mạch chủ/ CPU không bị cháy hay thiệt hại nặng.
5. SCP – Bảo vệ ngắn mạch
Công nghệ “SCP – Bảo vệ ngắn mạch” cũng là một trong số những công nghệ quan trọng trên nguồn máy tính ngày nay, đặc biệt là những người làm việc trong môi trường khắc nghiệt. Trong trường hợp dây, bảng mạch bị ngắn mạch vì những tác nhân bên ngoài thì bộ nguồn sẽ tự tắt và không cho khởi động lại để tránh thiệt hại nặng nề.
Với công nghệ SCP, các bạn chỉ khởi động được nguồn khi không còn sự cố ngắn mạch trong bo mạch nguồn.
6. OPP – Bảo vệ quá mức tổng công suất
Công nghệ bảo vệ “OPP – Bảo vệ quá mức tổng công suất” không thể thiếu trên bất kỳ sản phẩm nguồn nào, từ giá rẻ cho đến cao cấp. Nhiệm vụ của công nghệ OPP đó chính là tự động tắt nguồn máy tính khi công suất tiêu thụ của các linh kiện vượt quá công suất định mức của một bộ nguồn.
Ví dụ:Bộ nguồn máy tính có công suất 500W nhưng các linh kiện đang tiêu thụ đến 600W thì máy tính sẽ tự động bị tắt bởi bộ nguồn để bảo vệ cho các linh kiện trong nguồn khỏi quá tải.
7. OTP – Bảo vệ quá nhiệt
Công nghệ OTP – Bảo vệ quá nhiệt sẽ được tự động kích hoạt khi nhiệt độ tổng thể của bộ nguồn vượt ngưỡng thiết kế của nhà sản xuất (thường xuất hiện khi quạt hỏng). Việc OTP kích hoạt sẽ giúp nhiệt độ bộ nguồn được giảm và không bị cháy, chảy mối hàn do nhiệt độ quá cao.
8. UVP – Bảo vệ dưới điện áp
Công nghệ “UVP – Bảo vệ dưới điện áp” tương tự như công nghệ OVP – Bảo vệ quá điện áp (Phần 4). Tuy nhiên, thay vì tắt nguồn trong trường hợp điện áp vượt mức thì bộ nguồn sẽ bị tắt khi điện áp ở mức thấp hơn định mức của hãng sản xuất.
9. SIP – Bảo vệ chống sét và xâm nhập
Công nghệ “SIP – Bảo vệ chống sét và xâm nhập” chỉ xuất hiện trên những bộ nguồn siêu cao cấp và thường xuyên phải làm việc trong các môi trường khắc nghiệt. Vậy nên, những bộ nguồn phổ thông chúng ta không thể bắt gặp được công nghệ SIP. Tuy nhiên, nếu thấy công nghệ SIP trên nguồn thì đồng nghĩa với việc đó là những bộ nguồn rất xịn và đắt đỏ.
10. PFC – Dải điện áp đầu vào
Công nghệ “PFC – Dải điện áp đầu vào” có mặt trên mọi bộ nguồn và chúng góp phần quan trọng trong việc sử dụng trên từng quốc gia. Rất nhiều bộ nguồn nội địa được sản xuất nên chúng sẽ dùng dải điện áp đầu vào khác so với Việt Nam nên các bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi cắm điện cho chúng. Ngày nay, đa số các bộ nguồn đều sử dụng dải điện áp đầu vào động và chúng từ 88V cho đến 250V, hoàn toàn phù hợp với điện áp 220V của Việt Nam.
Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã chia sẻ đến các bạn những công nghệ bảo vệ thiết yếu trên nguồn máy tính. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các công nghệ thiết yếu trên nguồn máy tính tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/cac-cong-nghe-thiet-yeu-tren-nguon-may-tinh/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: