Bạn đang xem bài viết Các công nghệ âm thanh thường thấy trên tai nghe hiện nay tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay có nhiều công nghệ được trang bị trên tai nghe nhằm mang lại trải nghiệm âm thanh ngày càng chất lượng hơn. Hôm nay hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu về một số công nghệ nổi bật trong số chúng nhé!
Quad-Layer Speaker
Quad-Layer Speaker hay công nghệ loa bốn lớp là công nghệ âm thanh độc quyền trên tai nghe LG với lớp màng ngăn cách hai dải âm bass và treble, giúp tăng cường chất lượng âm thanh, được ứng dụng khá hiệu quả trên tai nghe không dây.
Ưu điểm của công nghệ này là âm bass mạnh mẽ, âm treble rõ nét, cùng chất lượng âm thanh ổn định, ít nhiễu.
Active Noise Cancelling – Khử ồn chủ động
Active Noise Cancelling là công nghệ cho phép tai nghe “theo dõi” những tiếng ồn xung quanh, theo đó một bộ mạch phân tích sẽ phát đi âm thanh có tần số đối nghịch với tiếng ồn, nhằm triệt tiêu chúng, từ đó giảm ảnh hưởng của tiếng ồn đến người đeo tai nghe.
Công nghệ này có ưu điểm rất lớn, vì phù hợp với mọi thiết kế tai nghe chống ồn hiệu quả ngay ở những tai nghe có độ cách âm kém.
Tuy nhiên, mạch khử ồn tiêu tốn khá nhiều điện năng, vì vậy dòng tai nghe này thường được trang bị thêm một viên pin phụ, khiến chúng cồng kềnh và nặng hơn.
DTS Headphone X 2.0
Đây là một công nghệ dựa trên các thuật toán phần mềm, DTS Headphone X 2.0 giúp tính toán, tái tạo lại một cách chính xác nhất những hệ thống âm thanh phòng thu chuyên dụng.
Âm thanh từ tai nghe không chỉ đi từ 2 phía vào tai nữa, mà có thể đến từ mọi hướng, đem lại cảm nhận chân thực, thú vị, tựa như bạn đang ngồi trong các rạp chiếu phim, studio có hệ thống âm thanh chuyên nghiệp.
Adaptive EQ
Adaptive EQ là một tính năng giúp nâng cao trải nghiệm âm thanh cho mỗi người dùng riêng biệt, xuất hiện trên dòng sản phẩm Apple AirPods Pro. Cơ bản, Adaptive EQ sẽ tự động điều chỉnh các dải tần số thấp và trung của bài nhạc để phù hợp với cấu tạo tai của mỗi người nghe.
Để làm được điều này, một micro đặc biệt sẽ đóng vai trò đo đạc các âm thanh phản hồi lại, sau đó dựa vào những thuật toán đặc biệt, tai nghe sẽ tiến hành phân tích và điều chỉnh âm thanh sao cho phù hợp nhất.
Âm thanh vòm 5.1
Âm thanh vòm 5.1 với 4 loa trong một bên tai lần lượt đảm nhiệm các loa bên trái, loa bên phải, loa chính giữa và loa siêu trầm (thường ẩn phía trong).
Hệ thống đặc biệt này đem đến trải nghiệm âm thanh chân thực chưa từng có. Nhất là đối với những tựa game bắn súng FPS hay các bộ phim bom tấn với những pha hành động gay cấn. Tuy nhiên giá thành cao, cũng như kích thước cồng kềnh là những yếu điểm của loại tai nghe này.
Âm thanh vòm 7.1
Đây thực chất là một bản nâng cấp của công nghệ âm thanh vòm 5.1, với nhiều loa hơn (thường là 5 loa mỗi bên tai nghe).
Với nhiều loa hơn, hệ thống này cho phép tạo ra âm thanh vòm với nhiều kênh khác nhau. Hứa hẹn đem đến những hiệu ứng âm thanh vòm trung thực và sống động nhất.
JBL Signature Sound
Công nghệ âm thanh mang tên JBL Signature Sound nhấn mạnh tới dải âm trầm, khi nghe nhạc, âm bass được tăng cường để mọi bản nhạc trở nên sôi động và trong trẻo hơn.
Nhờ vậy, JBL Signature Sound sẽ mang đến những giai điệu mạnh mẽ và sống động nhất.
JBL Pure Bass
Tương tự như JBL Signature Sound, JBL Pure Bass cũng tập trung vào dải âm trầm, nhưng ở mức độ cao hơn. Chất bass lực, đầy và có phần hơi bạo lực có thể nói sẽ là một lựa chọn khá tốt cho các bạn thích nghe các thể loại nhạc Dance và EDM.
Dải bass khá lấn hai dải còn lại (dải Treble và Mid chỉ ở mức đủ). Đây vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm của Pure Bass. Khiến dòng tai nghe này trở nên khá kén chọn người dùng.
Hy vọng bài viết sẽ đem tới những thông tin hữu ích cho các bạn khi chọn mua, sử dụng tai nghe. Nếu có thắc mắc nào, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các công nghệ âm thanh thường thấy trên tai nghe hiện nay tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.