Bạn đang xem bài viết Các câu nói độc đáo trong Tam Quốc Diễn Nghĩa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tam Quốc Diễn Nghĩa là một trong những tác phẩm văn học lịch sử quan trọng của Trung Quốc. Tác phẩm được viết vào thế kỷ 14 bởi tác giả La Quán Trung và mô tả chi tiết cuộc đấu tranh quyết liệt và đầy thăng trầm giữa ba chư hầu trong giai đoạn cuối của triều đại Hán. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ngoài những cảnh võ đài xuất sắc và trí tuệ thần thông, tác giả còn đưa vào đó những câu nói độc đáo, lôi cuốn và đầy ý nghĩa. Đây chính là chủ đề của bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu những câu nói nổi tiếng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa và ý nghĩa được chúng mang lại như thế nào.
Tam Quốc Diễn Nghĩa là tiểu thuyết kinh điển của Trung Quốc với lịch sử lâu đời và ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm này. Bài viết này tổng hợp những câu nói trong Tam Quốc Diễn Nghĩa hay và ý nghĩa nhất, có giá trị vĩnh cửu.
Dưới đây là những câu nói hay và nổi tiếng của các nhân vật trong Tam Quốc Diễn nghĩa. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. “Thua mà không đau, thua mà không nhục, cái cần học trước tiên là giỏi thua.”
Tư Mã Ý nói rằng: “Các người là đến đánh trận hay là đến đọ khí thế với người, những kẻ một lòng muốn thắng liệu có thắng cuối cùng hay không? Đánh trận, cái đầu tiên phải học là giỏi thua, thua mà không nhục, thua mà không đau, mới là kẻ cười sau cùng”.
2. Thà ta phụ người trong thiên hạ, chứ đừng để người trong thiên hạ phụ ta
Với Tào Tháo, bất cứ ai bên cạnh cũng có thể trở mặt, quay lưng với mình, nên con người này chọn cách sống ngờ vực và luôn nắm thế chủ động chứ không bao giờ để bản thân bị đâm sau lưng.
Còn đối với chúng ta, những câu nói hay này ý muốn nhắc nhở đừng quá tin người mà hãy có chút đề phòng bởi không gì là không thể xảy ra ở cuộc sống này.
3. Biết sai sửa sai, nhưng không bao giờ nhận mình sai
Không nhận sai vì như vậy là nhu nhược, nhưng bản thân phải luôn biết điều khiến mình thất bại để lấy làm bài học lớn, khắc cốt ghi tâm và thay đổi để không đi vào vết xe đổ lần nữa.
4. Mỹ nhân trong thiên hạ điều tầm thường với ta, duy nhất chỉ có vợ của kẻ thù làm ta thích thú
Ở đây không phải ý muốn nói sự thích thú tầm thường giữa quan hệ nam nữ, mà ám chỉ đến thứ quan trọng nhất của kẻ thù. Tào Tháo muốn có được những thứ kẻ thù có và nắm thóp được điểm yếu của kẻ thù để tấn công.
5. “Chớ có đem đá chọi đá, phải biết cách cúi đầu trước đứa ngu.”
Tư Mã Ý nói: “Đem đá chọi đá với đứa ngu thì đầu chỉ có chảy máu, chả phải quá ngu sao? Con người sống trên đời khó tránh được việc ngồi chung chiếu với kẻ ngu, mình phải học cách cúi đầu trước chúng”.
6. “Người không được hèn, nhưng cũng không thể không biết kính sợ, phải biết kính sợ đối thủ của mình.”
Một câu nói thể hiện sự bản lĩnh của Tư Mã Ý, chẳng phải ông hèn nhát mà ông đang kính sợ kẻ địch.
7. “Tôi chỉ muốn trọn đời trọn kiếp tai tôi nằm trong tay phu nhân.”
Tư Mã Ý là người đàn ông “sợ vợ “. Thậm chí ông còn phát huy tình cảm đó tới mức muốn suốt đời bị vợ véo tai. Khi Tư Mã Ý phò giúp Tào Phi, khi mọi người thiết yến trong phủ Tào Phi để uống rượu vui thú, Tư Mã Ý lại xuống bếp nấu cơm với Trương Xuân Hoa.
8. “Thần trước giờ không có kẻ địch, chỉ nhìn thấy bạn bè và những người thầy.”
Đây là quy tắc xử thế và làm việc của Tư Mã Ý, ông luôn có lòng kính trọng những đối thủ của mình như Gia Cát Lượng, Dương Tu, thậm chí còn không để tâm những người đã từng hại mình, cả một cuộc đời sống trong chữ “Hòa”.
9. “Khắp người Tử Long đều là gan”
Đây là lời bình hăng say nhất của những ai hâm mộ Triệu Vân hay Triệu Tử Long, nguyên là trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Triệu Vân không phải là đối tượng được tác giả tập trung miêu tả, nhưng vì mỗi lần ông ra trận đều là tư thế hiên ngang hùng dũng, đánh đâu thắng đó, có thể được một câu khẳng định của Lưu Bị như vậy, tất nhiên là quá là vui mừng rồi!
10. “Tào Tháo biết sai, sửa sai, nhưng không nhận sai”
Không nhận sai vì như vậy là nhu nhược, nhưng bản thân phải luôn biết điều khiến mình thất bại để lấy làm bài học lớn, khắc cốt ghi tâm và thay đổi để không đi vào vết xe đổ lần nữa.
11. “Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố”
Ý nghĩa của câu nói này tức người thì phải được như Lữ Bố còn ngựa thì phải là ngựa Xích Thố. Lữ Bố được coi là anh hùng thiên hạ và không có đối thủ trong truyện Tam quốc. Với phương thiên họa kích trong tay, cưỡi ngựa Xích Thố vô địch, Lữ Ôn Hầu trở nên bất khả chiến bại. Tuy nhiên với bản tính hung hăng cùng sự kiêu ngạo của mình, cuối cùng Lữ Bố đã phải nhận cái chết thương tâm khi bị quân sĩ làm phản, bắt trói và giao cho Tào Tháo.
12. “Ngũ Thường họ Mã, Bạch Mi giỏi nhất”
Lịch sử ghi chép rằng có năm người con trai nhà họ Mã vốn thông minh hơn người, tên tự lần lượt là Bá Thường, Trọng Thường, Thúc Thường, Quý Thường, Ấu Thường, nên gọi là Ngũ Thường. Chân mày của Mã Lương, tức là Quý Thường có màu trắng, nên người đời gọi là “Bạch Mi”, do đó mới có câu “Ngũ Thường họ mã, Bạch Mi giỏi nhất”.
13. “Hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi”
Đây là câu nói của Gia Cát Lượng biểu hiện tâm tình rõ nhất của ông với Thục đế Lưu Bị và Thục chủ lúc bấy giờ là Lưu Thiện khi sáu lần ra Kỳ Sơn đánh Ngụy nhưng không thể thay đổi được mệnh trời vào lúc cuối đời. Nó cũng đã trở thành một câu nói ngoài cửa miệng của người thời nay.
14. “Sinh con thì phải được như Tôn Trọng Mưu”
Câu nói này hàm ý khen con trai của Tôn Kiên là Tôn Trọng Mưu. Thực tế đã chứng minh khả năng nhìn người rất tài ba của Tào Tháo khi Tôn Trọng Mưu sau này dù lên ngôi khi còn rất trẻ nhưng vẫn đứng vững trước các thế lực và trở thành đối trọng lớn nhất với Tào Tháo và Lưu Bị.
15. “Anh hùng trong thiên hạ, chỉ có sứ quân và Tháo thôi”
Đây là câu nói kinh điển của Tào Tháo khi cùng Lưu Bị uống rượu luận anh hùng. Người đời sau cho rằng, trong tất cả những lời mà Tào Tháo từng nói qua, câu nói này là sâu sắc nhất. Khó trách Lưu Bị sợ đến nỗi làm rơi cả muỗng cũng may đúng lúc có tiếng sấm trên trời nên Lưu Bị mới có thể che giấu được mưu đồ của mình và khiến cho Tào Tháo không còn e ngại Lưu Bị nữa.
16. “Thà chết chứ không làm chuyện bất nhân bất nghĩa”
Song hành cùng Gia Cát Lượng trong cuộc hành trình chinh phạt Tào Ngụy là Lưu Bị với triết lí sống ngược lại Tào Tháo: “Thà chết chứ không làm chuyện bất nhân bất nghĩa”.
Chính vì điều này nên Lưu Bị, mặc dù chỉ là anh bán dép ngoài phố, đã lấy lòng được các anh hùng trong thiên hạ như Trương Phi, Vân Trường, Gia Cát Lượng, Triệu Tử Long, Mã Siêu, Hoàng Trung… và hàng ngàn hàng vạn dân chúng thời bấy giờ, lập nên đại nghiệp hùng tráng, chấn động lịch sử.
17. “Phục Long, Phượng Sồ được một trong hai, ắt được thiên hạ”.
Đây là câu nói của Tư Mã Huy khi Lưu Bị hỏi ông xem ai có thể giúp mình bình được thiên hạ. Ông vô cùng coi trọng Gia Cát Lượng và Bàng Thống và từng ví Gia Cát Lượng với Khương Thượng, Trương Lương vậy nên những lời này từ miệng ông nói ra cũng không có gì là lạ. Cả hai đều là bậc kỳ tài trong thiên hạ, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, do đó những lời này cũng không phải là nói quá chút nào. Tuy nhiên điều kỳ lạ là dù sau này Lưu Bị đều có được hai người này nhưng lại không thể bình định được thiên hạ. Đó là chủ để gây tranh cãi rất nhiều về sau này.
18. “Việc trong không ổn hỏi Trương Chiêu, việc ngoài không ổn hỏi Chu Du”
Đây là lời trăn trối của Tôn Sách trước lúc lâm trung cho người em ruột của mình hay Ngô Vương sau này Tôn Quyền. Ý nghĩa câu nói của Tôn Sách đó là những việc khó mà em không quyết được, nếu là nội trong nhà thì hỏi Trương Chiêu con nếu là việc ngoài binh đao thì phải hỏi Chu Du. Và sự thật đã được chứng minh khi Trương Chiêu đã giúp đỡ cho Tôn Quyền rất nhiều trong việc cai quản Giang Đông còn Chu Du đã giúp cho nhà Ngô đánh bại quân Ngụy của Tào Tháo với trận Xích Bích nổi tiếng thiên hạ.
19. “Trời đã sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng”
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Chu Du là đại danh từ tượng trưng cho lòng dạ hẹp hòi, không chịu thua ai, cũng chỉ khi ông ta bệnh nặng vô phương cứu chữa, không còn sống được bao lâu nữa, mới cảm khái mà thốt ra câu nói này từ tận đáy lòng.
Chỉ có điều là câu nói này quá tự ti, tôn vinh chí khí của Gia Cát Lượng, mà hạ mất uy phong của chính mình. Khiến cho hình tượng của hai người này đã định rõ vị trí trong đầu của mọi người mãi về sau. Thực chất, lịch sử cũng giống như một màn kịch, và để con người có thể hiểu thế nào là thiện-ác, đúng-sai, tốt-xấu thì đều cần người đến để “diễn” một phen, mới thấu tỏ được hàm nghĩa của từ đó.
20. “Quan giỏi thời thịnh thế, gian hùng thời loạn lạc”
Câu nói này không chỉ là định ra tính cách một đời cho Tào Tháo mà cũng nói ra năng lực của ông, trong thời thịnh thế, ông là quan thần trị quốc an bang còn trong thời loạn lạc thì là thủ lĩnh quân sự độc bá một phương. Một điều khác cũng khiến cho Tào Tháo vui mừng ra mặt khi nghe được câu nói này là vì ông không muốn đăng cơ xưng đế, để rồi trở thành kẻ bị người đời phỉ báng như Đổng Trác.
21. “Bạn bè như chân tay, vợ con như quần áo”
Lưu Bị đã coi 2 người anh em Trương Phi và Vân Trường là huynh đệ sống chết có nhau, đã từng kết nghĩa đào viên, cả đời này là vì nhau mà sống. Khi hai người em của mình chết, Lưu Bị đã dốc 70 vạn đại quân đến trả thù cho 2 nghĩa đệ của mình bị quân Đông Ngô giết. Còn với vợ con, Lưu Bị đánh được thì đánh, không đánh được ắt chạy thoát thân thục mạng, tính mệnh của vợ, con đều quên sạch.
22. “Không tin thì không dùng, đã dùng là phải tin.”
Tào Tháo nói: “Trong bất cứ việc gì, một khi đã chọn thì phải có lòng tin. Lòng tin có sức mạnh rất lớn đối với cuộc đời mỗi người, thậm chí có thể quyết định kết quả thắng hay bại.”
23. “Tại sao lòng bàn chân lại trắng hơn mặt và tay?”
Tào Tháo muốn nói rằng, đừng bao giờ phơi hết ‘ruột gan’ của mình cho người khác biết để họ thấu rõ tâm can của mình. Người thông minh là những người biết giấu đi những điều cần giấu.
24. “Người không vì mình trời tru đất diệt.”
Một người nếu như không biết vì mình mà mưu lợi, mưu quyền, mưu sắc… thì sẽ bị trời đất trách cứ, trừng phạt, sẽ thua thiệt so với người khác. Cho nên, ở nơi làm việc, tôi luôn đặt lợi ích của mình lên trên hết, cho dù có phải tổn hại một chút đến người khác để đảm bảo quyền lợi của mình thì tôi cũng làm, bởi vì tôi cho rằng việc làm của mình là phù hợp với đạo lý “người không vì mình, trời tru đất diệt” này.
25. “Kẻ nhận sai chẳng khác nào nói mình nhu nhược.”
Câu nói này dạy chúng ta rằng, con người phải có bản lĩnh, tin vào tài năng và quyết định của mình. Dù kết quả có như thế nào, cũng tuyệt đối không phủ nhận những gì mình đã làm được.
26. “Thắng bại là chuyện bình thường của binh gia.”
Câu khẳng định này thức tỉnh những người binh lính không được ngủ quên trên chiến thắng, cũng đừng chết vì thất bại. Hãy rút ra bài học từ những chiến thắng và thất bại để có những bước đi khôn ngoan hơn.
27. “Ta nhẹ nhàng đi cũng như khi ta nhẹ nhàng đến, ta vẫy tay chào không một chút vấn vương.”
Hãy học cách đón nhận và buông bỏ đúng lúc, tuyệt đối không để tình cảm chi phối lý trí quá nhiều, vì điều đó sẽ làm hỏng việc lớn.
28. “Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao cứ làm ngược lại ắt sẽ thành công.”
Đối với Tào Tháo, phụ nữ luôn rất cảm tính. Trước những việc quan trọng, họ thường sẽ đắn đo rất nhiều về những rủi ro có thể ập đến và đó cũng thường là tâm lý chung của con người. Vậy nên, với chuyện nhà binh, càng đi ngược lại với cảm tính thì họ càng dễ chiến thắng. Bởi vì chỉ có vượt qua được nỗi sợ hãi của con người để chiến đấu, thì mới có thể nắm chắc chiến thắng trong tay.
29. “Can đảm cẩn trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể thành tựu sự nghiệp.”
Nam nhi chí lớn nhất định phải có bản lĩnh và can đảm, nhưng không được vồ vập mà phải điềm tĩnh, cẩn trọng. Có như vậy mới tạo nên được những thành công và thành tựu trong sự nghiệp.
30. “Không được khích nộ sẽ làm giảm trí tuệ, không được oán hận sẽ giảm đi một nửa sức mạnh.”
Nếu không có cảm giác tức giận, thì nhiệt tâm và trí tuệ cũng trở nên thờ ơ, chẳng quan tâm đến điều gì nữa. Nếu không có oán hận, thì sẽ chẳng còn cố gắng trau dồi thêm sức mạnh chiến đấu và sức mạnh sẽ giảm bớt. Ở đây, Tào Tháo lại chú trọng vào cảm xúc của con người có vai trò to lớn trong khi hành sự.
31. “Khi thời cơ đến thì tuyệt đối đừng bỏ lỡ.”
Thời cơ chỉ chớp qua và người biết nắm bắt thời cơ sẽ giành được lợi thế.
32. “Trong mọi việc, phải nghĩ ba bước trước khi tiến một bước.”
Nhượng bộ không có nghĩa thất bại mà trái lại nhờ sự “thua trận” mà ta có được sự bình an, các mối quan hệ hòa thuận, nếu làm được những điều này, ta mới chính là người chiến thắng cuối cùng.
33. “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Số trời đã định, không thể cưỡng lại.”
Con người có trăm ngàn tính toán khác nhau, trời cao chỉ có một phép toán, nhưng phép toán này sẽ quyết định kết quả cuối cùng. Dù cho con người có mưu tính như thế nào đi chăng nữa thì kết quả cũng là do ông trời sắp đặt.
34. “Việc lớn bắt đầu khó, việc nhỏ bắt đầu dễ.”
Những việc nhỏ hầu như không phải chuẩn bị nhiều, mà làm liền đạt, dễ như trở bàn tay. Những việc lớn thì trái lại, sẽ gặp muôn vàn trắc trở.
35. “Thân hiền thần, viễn tiểu nhân, thử tiên hán sở dĩ hưng long dã”
Ý nghĩa là gần gũi với người có đức có tài, rời xa kẻ tiểu nhân, vì điều này mà Tiên Hán mới thịnh vượng.
36. “Thiếu tráng bất nỗ lực, lão đại đồ thương bi”
Khi trẻ khỏe, không gắng sức tự cường, đến khi tuổi cao, chỉ có thể tự mình đau buồn hối hận mà thôi.
37. “Kết giao quyền thế, lợi ích khó mà lâu bền.”
Xây dựng kết giao dựa trên quyền thế và tài lợi, khó mà lâu dài được.
38. “Cao quý mà không kiêu ngạo, chiến thắng, lập công mà không tự mãn, hiền tài mà khiêm hạ giữ lễ với người dưới, cương trực mà bao dung nhẫn nại.”
Thân ở ngôi vị cao mà không cao ngạo tự mãn, lập công trác việt mà không kiêu ngạo kiêu căng, có tài năng mà có thể khiêm hạ lễ đãi kẻ hèn kém, tính cương trực mà có thể bao dung, nhẫn nại với mọi người.
39. “Không yên tĩnh thì học chẳng thành.”
Yên tĩnh ở đây gồm yên tĩnh môi trường và yên tĩnh nội tâm. Học ở đây gồm học thuật và học Đạo. Chỉ có môi trường xung quanh yên tĩnh và một nội tâm yên tĩnh mới có thể tập trung tinh thần sức lực dùi mài, khổ học. Chỉ có chuyên tâm, không bị can nhiễu bởi ngoại cảnh, và những tạp niệm nội tâm thì học mới thành tài.
40. “Chớ cậy tài mà kiêu ngạo, đừng vì được sủng ái mà tác oai tác quái.”
Không được cậy vào tài hoa của mình mà biểu hiện thái độ kiêu ngạo với người khác, không được vì mình được ân sủng mà ép người chế phục người để thể hiện uy phong, ra oai.
41. “Lười nhác không thể tinh thâm, nóng nảy mạo hiểm không thể lý tính.”
Người nóng nảy, mạo hiểm không giữ được lý tính, sẽ không đủ tỉnh táo đánh giá tình huống để đưa ra quyết định đúng, nên thường sẽ mắc các sai lầm chí mạng dẫn đến thất bại, thậm chí mất đi cả sinh mạng mình.
42. “Gặp khó hãy tự thân đi đầu. Có công hãy tự thân lùi lại.”
Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ, chính là ý tứ này. Người quân tử thì xông pha gian khó, xung phong đi đầu, khi lập công cũng không mong ban thưởng, không cầu báo đáp.
43. “Khi uống say có thể nhìn được tính cách con người.”
Một người uống rượu say thì hành vi, tính cách thể hiện ra vô cùng chân thực, không có sự che giấu, ý tứ nào. Nhìn những biểu hiện ấy có thể đánh giá nhân cách của họ. Nếu trong cơn say vẫn có thể giữ được khí chất và sự chừng mực thì chứng tỏ là người nhân. Ngược lại, rượu vào lời ra, nói lời bất hảo, làm chuyện xằng bậy thì chính là kẻ tiểu nhân.
44. “Muôn việc đủ cả chỉ thiếu gió đông.”
Câu này ý nói mọi chuyện dù đã toàn vẹn, đủ đầy nhưng đôi khi vẫn có thể bế tắc vì thiếu yếu tố quyết định: Thiên thời, còn gọi là thời cơ.
45. “Lâm chi dĩ lợi nhi quan kỳ liêm”
Có nghĩa là dùng tiền bạc, lợi lộc, công danh để xem xét sự liêm chính của một người. Người liêm chính sẽ không đánh mất mình vì vật chất và hư vinh.
Với những câu nói hay trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, bạn có thể cảm nhận được sức mạnh và tinh thần quả cảm trong từng câu nói của các vị tướng, quan lỗi lạc và ý nghĩa của những câu nói đó phần nào vẫn đúng cho tới ngày nay. Chúc các bạn thành công!
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, không chỉ có những chính trị, chiến tranh giữa các quân vương, tướng lĩnh mà còn có những câu nói độc đáo, ý nghĩa sâu sắc. Những câu nói này không chỉ phản ánh tâm trạng, tính cách của nhân vật mà còn là những lời khuyên, cảnh tỉnh cho con người. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và trau dồi kiến thức về Tam Quốc Diễn Nghĩa, cũng như các câu nói độc đáo trong tác phẩm này sẽ giúp ta có được những bài học bổ ích trong cuộc sống.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các câu nói độc đáo trong Tam Quốc Diễn Nghĩa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/nhung-cau-noi-hay-trong-tam-quoc-dien-nghia/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan:
1. Tam Quốc Diễn Nghĩa
2. Truyện Tam Quốc
3. Lịch sử Tam Quốc
4. Tư tưởng Tam Quốc
5. Các nhân vật trong Tam Quốc
6. Điển tích Tam Quốc
7. Tình huống Tam Quốc
8. Câu nói Tam Quốc
9. Trích dẫn Tam Quốc
10. Khổ đau Tam Quốc.