Hiện nay, tia laser ứng dụng rất nhiều trong đời sống, với mỗi mục đích sẽ có từng loại laser tương ứng với mỗi bước sóng khác nhau. Vậy để biết thêm bước sóng tia laser là gì? Vai trò của các loại bước sóng mà mắt thường có thể nhìn thấy được như thế nào. Pgdphurieng.edu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ chúng qua bài viết này nhé!
Bước sóng là gì?
Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 dao động cùng pha hay khoảng cách giữa hai đỉnh sóng (điểm mà sóng đạt giá trị lớn nhất), hoặc tổng quát là giữa hai cấu trúc lặp lại của sóng, tại một thời điểm nhất định. Nó thường được viết tắt bằng chữ Hy Lạp lamda (λ).
Các loại bước sóng mà mắt thường có thể nhìn thấy
Trong vùng quang phổ con người có thể nhìn thấy được bằng mắt thường các ánh sáng có bước sóng từ 380 nm – 700 nm trải dài từ màu tím sang đỏ. Cụ thể, ánh sáng có bước sóng
- 380nm – 440nm : ánh sáng tím.
- 430nm – 460nm: ánh sáng chàm.
- 450nm – 510nm: ánh sáng lam.
- 500nm – 575nm: ánh sáng lục.
- 570nm – 600nm: ánh sáng vàng.
- 590nm – 650nm: ánh sáng cam.
- 640nm – 760nm: ánh sáng đỏ.
Với những bước sóng ngắn, bé hơn 380 nm ngoài vùng ánh sáng tím có năng lượng cao mà mắt thường không thể nhìn thấy được như tia cực tím, tia X, tia Gamma có ảnh hướng không tốt đối với mắt người khi nhìn trực tiếp và được ứng dụng phổ biến trong y học.
Với những bước sóng dài, lớn hơn 760 nm ngoài vùng ánh sáng đỏ có năng lượng thấp hơn và mắt thường cũng không thể nhìn thấy được ví dụ như tia hồng ngoại, Viba, Radio được ứng dụng rộng rãi đặc biệt như tia hồng ngoại trong các remote điều khiển từ xa,…
Vai trò của bước sóng
Công suất của mỗi bước sóng khác nhau có thể linh hoạt cho từng công việc
Mỗi loại ánh sáng sẽ có bước sóng ứng với từng công suất khác nhau, vì vậy chúng ta có thể dễ dàng thay đổi linh hoạt để có thể phù hợp với từng công việc. Ví dụ như: thủy tinh có độ cứng cao nên việc khắc thủy tinh bằng laser cần phải sử dụng tia laser với bước sóng có công suất cao 10.6 um hay 355 nm.
Trong y học phẫu thuật mắt thường sử dụng tia laser Argon (Ar) có công suất thấp với bước sóng 488 nm và 514,5 nm,…
Bước sóng khác nhau sẽ cho ta màu sắc khác nhau giúp ứng dụng trong đời sống
Với một số công việc đặc thù như công trình xây dựng, xưởng,… để tiện cho việc theo dõi, nhìn thấy trước một số ánh sáng khác của môi trường, tia laser trong một số dụng cụ như: máy cân bằng laser, máy đo khoảng cách,… có bước sóng với màu xanh lục (490 – 570 nm) hoặc đỏ (630 – 750 nm) giúp các kỹ sư công trình có thể làm việc dễ dàng.
Trên đây là bài viết về bước sóng tia laser mà Pgdphurieng.edu.vn đã thông tin đến bạn, hy vọng bài viết vừa rồi có thể giúp bạn biết thêm về những kiến thức cơ bản về loại ánh sáng phổ biến và ứng dụng rộng rãi hiện nay. Mọi ý kiến thắc mắc có thể để lại phía bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!