Bạn đang xem bài viết Bỏ túi bí kíp nhận biết hàng “Made in China” tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trên thị trường hiện nay hầu hết các sản phẩm đều được sản xuất từ Trung Quốc. Những sản phẩm này thường được đánh giá là có chất lượng không đảm bảo. Hôm nay hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu về cách nhận biết hàng “MADE IN CHINA” qua bài viết dưới đây nhé!
Luôn nhớ rằng cần phải nhận biết xuất xứ của món hàng bạn mua
Cho dù trên bao bì ghi xuất xứ như thế nào đi chăng nữa, hãy lật mặt sau và nhìn kĩ vào mã vạch. Với những sản phẩm, thực phẩm đến từ Trung Quốc thường tạo sự bất an cho người tiêu dùng, Trung Quốc biết rằng khách hàng không hề chuộng những sản phẩm “MADE IN CHINA”, vì thế nhiều sản phẩm không ghi rõ xuất xứ nhằm đánh lạc hướng người tiêu dùng.
Kiểm tra mã vạch bằng mắt thường
Mỗi sản phẩm chỉ mang 1 mã vạch duy nhất mà không bao giờ thay đổi. Chỉ cần xem mã vạch là bạn có thể biết chính xác hàng hóa đó đến từ quốc gia nào. Trung Quốc là quốc gia có mã vạch đăng ký trong hệ thống GS1 quốc tế (GS1 Country) với chuẩn UPC-A là từ 690 đến 695. Nếu 3 chữ số đầu tiên (UCP code) trong dãy số mã vạch là 690, 691, 692, 694, 695 thì đó chắc chắn là hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc.
Cứ “ MADE IN CHINA” là “ đồ dởm”?
Thực tế mà nói những mặc hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, đặc biệt là những thiết bị điện tử-công nghệ ngày càng có chỗ đứng trên thị trường nhờ nhắm vào đúng phân khúc người tiêu dùng ưa chuộng hàng giá rẻ và không quan trọng thương hiệu.
Ví dụ như chiếc ĐTDĐ Xiaomi này tuy xuất xứ từ Trung Quốc nhưng được người tiêu dùng nhận xét rằng cấu hình và sự trải nghiệm của máy đem lại không thua kém những hãng có tên tuổi khác trong ngành
Nhìn ra đằng sau mặt lưng chiếc iPhone của bạn hay bất kỳ ai đó, để ý một chút là sẽ thấy ngay dòng chữ “Designed by Apple in California. Assembled in China” (tạm dịch: Thiết kế bởi Apple tại California. Lắp ráp tại Trung Quốc)
Thời báo The New York Times phỏng vấn rất nhiều nhân viên cấp cao của Apple. Cuối cùng, câu trả lời nhận được lại vô cùng đơn giản: Tỷ lệ lao động và quy mô cơ sở hạ tầng tại Mỹ không đáp ứng được yêu cầu của Apple, và cũng không thể sánh được với Trung Quốc
Tuy nhiên, đó là những sản phẩm tốt thật sự dù có gắn mác “hàng Trung Quốc”, còn những mặt hàng của Trung Quốc đang trôi nổi, không rõ thành phần, không thương hiệu, đạo nhái nhãn mác của nước khác đang ảnh hưởng tới người tiêu dùng Việt Nam.
Đối với những sản phẩm trực tiếp ảnh hưởng đến cơ thể như thực phẩm, mĩ phẩm,… thì nên lựa chọn mặt hàng có xuất xứ rõ ràng, không nên ham rẻ để tránh những điều đáng tiếc.
Hãy tự biến mình trở thành người tiêu dùng thông minh bằng cách trang bị những kiến thức cần và đủ để tránh khỏi việc mua nhầm hàng hóa đáng tiếc vừa gây lãng phí cho bản thân mà còn có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố không an toàn có trong hàng hóa.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bỏ túi bí kíp nhận biết hàng “Made in China” tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.