Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá đang trưng bày bộ sưu tập xe đạp cổ với chủ đề Không chỉ là ký ức của nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn (thứ hai từ phải qua) và các cộng sự. Sự kiện thu hút đông đảo người dân đến xem những ngày gần đây.
Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá đang trưng bày bộ sưu tập xe đạp cổ với chủ đề Không chỉ là ký ức của nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Ngôn (thứ hai từ phải qua) và các cộng sự. Sự kiện thu hút đông đảo người dân đến xem những ngày gần đây.
Có hơn 20 chiếc xe cổ của các nhà sưu tập đến từ khắp nơi ở xứ Thanh, trong đó chủ yếu của ông Hữu Ngôn, 62 tuổi, ở thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hoá.
Có hơn 20 chiếc xe cổ của các nhà sưu tập đến từ khắp nơi ở xứ Thanh, trong đó chủ yếu của ông Hữu Ngôn, 62 tuổi, ở thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hoá.
Loạt xe thuộc nhiều thương hiệu như Favorit của Tiệp Khắc (cũ), Sterling và Mercier của Pháp, Mifa của Đức, Phượng Hoàng của Trung Quốc, Hữu Nghị hay Thống Nhất của Việt Nam. Phần lớn xe được sản xuất trong các thập niên 1950, 1960 và qua nhiều chủ trước khi được ông Ngôn mua lại. Ông không tiết lộ chi phí đã bỏ ra cho bộ sưu tập.
Loạt xe thuộc nhiều thương hiệu như Favorit của Tiệp Khắc (cũ), Sterling và Mercier của Pháp, Mifa của Đức, Phượng Hoàng của Trung Quốc, Hữu Nghị hay Thống Nhất của Việt Nam. Phần lớn xe được sản xuất trong các thập niên 1950, 1960 và qua nhiều chủ trước khi được ông Ngôn mua lại. Ông không tiết lộ chi phí đã bỏ ra cho bộ sưu tập.
Xe có tuổi đời lâu nhất tại đây được sản xuất năm 1935 tại Pháp của hãng Mercier.
Xe có tuổi đời lâu nhất tại đây được sản xuất năm 1935 tại Pháp của hãng Mercier.
Bộ đôi xe đạp Phượng Hoàng do Trung Quốc sản xuất từng được coi là một biểu tượng của sự giàu có. Trong thời bao cấp, xe Phượng Hoàng được suy tôn là dòng xe “siêu sang”, chỉ giới thượng lưu mới có đủ tiềm lực kinh tế để sở hữu.
Bộ đôi xe đạp Phượng Hoàng do Trung Quốc sản xuất từng được coi là một biểu tượng của sự giàu có. Trong thời bao cấp, xe Phượng Hoàng được suy tôn là dòng xe “siêu sang”, chỉ giới thượng lưu mới có đủ tiềm lực kinh tế để sở hữu.
Biểu tượng nhận diện thương hiệu gắn phía trước chiếc sterling do Pháp sản xuất.
Biểu tượng nhận diện thương hiệu gắn phía trước chiếc sterling do Pháp sản xuất.
Còi hơi bóp bằng tay gắn trên ghi đông một chiếc xe cổ. Sau này, chuông xe đạp được cải tiến bằng những chiếc chuông cơ gắn trên ghi đông.
Còi hơi bóp bằng tay gắn trên ghi đông một chiếc xe cổ. Sau này, chuông xe đạp được cải tiến bằng những chiếc chuông cơ gắn trên ghi đông.
Bộ sạc điện và đèn xe thời xưa. Khi bánh xe quay, củ sạc sẽ tạo ra điện để thắp sáng đèn. Người đạp càng nhanh, đèn càng sáng.
Bộ sạc điện và đèn xe thời xưa. Khi bánh xe quay, củ sạc sẽ tạo ra điện để thắp sáng đèn. Người đạp càng nhanh, đèn càng sáng.
Do trước đây hiếm tiệm sửa xe, chủ xe thường tự học cách sửa. Phụ tùng đi kèm không thể thiếu là chiếc bơm sơ cua gắn ở khung xe.
Do trước đây hiếm tiệm sửa xe, chủ xe thường tự học cách sửa. Phụ tùng đi kèm không thể thiếu là chiếc bơm sơ cua gắn ở khung xe.
Xe đạp thời bao cấp buộc phải gắn biển kiểm soát.
Ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng Thanh Hoá cho hay, cuộc trưng bày xe cổ Không chỉ là ký ức giúp người xem như “sống lại thời gian khó”.
Xe đạp thời bao cấp buộc phải gắn biển kiểm soát.
Ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng Thanh Hoá cho hay, cuộc trưng bày xe cổ Không chỉ là ký ức giúp người xem như “sống lại thời gian khó”.
Bộ sưu tập giấy đăng ký, quy định sử dụng xe đạp được ông Ngôn dày công sưu tầm, bảo quản. Chiếc xe đạp đầu tiên của ông thuộc dòng Liên Xô (cũ) do bố tặng khi ông đạt thành tích học sinh giỏi cấp huyện.
Ý tưởng sưu tầm của ông bắt đầu từ năm 2000 nhưng chính thức khoảng 15 năm trở lại đây. Hiện gia tài của ông Ngôn có gần 50 chiếc xe đạp cũ hoàn chỉnh và nhiều loại phụ tùng như khung, đèn, biển số xe…
Tại nhà riêng, ông dùng hẳn một phòng để xếp các loại xe. Hàng tháng đều phải bảo dưỡng, lau chùi để chúng không bị hoen rỉ. Mới đây, ông đã tặng cho bảo tàng tỉnh Thanh Hóa một chiếc xe đạp Thống Nhất để trưng bày trong không gian Tết thời bao cấp. Sắp tới, ông tặng thêm một chiếc xe đạp Thống Nhất của cụ thân sinh cho bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Bộ sưu tập giấy đăng ký, quy định sử dụng xe đạp được ông Ngôn dày công sưu tầm, bảo quản. Chiếc xe đạp đầu tiên của ông thuộc dòng Liên Xô (cũ) do bố tặng khi ông đạt thành tích học sinh giỏi cấp huyện.
Ý tưởng sưu tầm của ông bắt đầu từ năm 2000 nhưng chính thức khoảng 15 năm trở lại đây. Hiện gia tài của ông Ngôn có gần 50 chiếc xe đạp cũ hoàn chỉnh và nhiều loại phụ tùng như khung, đèn, biển số xe…
Tại nhà riêng, ông dùng hẳn một phòng để xếp các loại xe. Hàng tháng đều phải bảo dưỡng, lau chùi để chúng không bị hoen rỉ. Mới đây, ông đã tặng cho bảo tàng tỉnh Thanh Hóa một chiếc xe đạp Thống Nhất để trưng bày trong không gian Tết thời bao cấp. Sắp tới, ông tặng thêm một chiếc xe đạp Thống Nhất của cụ thân sinh cho bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Triển lãm xe đạp cổ của ông Ngôn và cộng sự kéo dài đến 5/2. Tâm huyết của ông là thành lập câu lạc bộ xe đạp cổ đồng thời kêu gọi bảo vệ môi trường, vì một cuộc sống xanh.
Triển lãm xe đạp cổ của ông Ngôn và cộng sự kéo dài đến 5/2. Tâm huyết của ông là thành lập câu lạc bộ xe đạp cổ đồng thời kêu gọi bảo vệ môi trường, vì một cuộc sống xanh.
Lê Hoàng
Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/bo-suu-tap-sieu-xe-thoi-bao-cap-4565534.html