Bạn đang xem bài viết Bổ sung acid folic cho phụ nữ có thai tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong thai kỳ, axit folic (vitamin B9) đảm nhận vai trò chính trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ và tủy sống. Vậy bổ sung acid cho mẹ bầu thế nào là hợp lý? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Axit folic có nhiều lợi ích cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Đó là lý do tại sao phải bổ sung acid folic khi mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách bổ sung acid folic bằng viên uống và bằng thực phẩm cho bà bầu. Đọc ngay thôi nào!
Tại sao phải bổ sung acid folic cho bà bầu
Acid folic giúp phòng ngừa dị tật thai nhi
Khoảng 3.000 trẻ sơ sinh được sinh ra bị dị tật ống thần kinh ở Hoa Kỳ mỗi năm. Thông thường, ống thần kinh phát triển thành tủy sống và não vào 28 ngày sau khi thụ thai. Nếu ống thần kinh không đóng lại đúng cách, các khuyết tật ống thần kinh sẽ xảy ra (bao gồm thiếu não và nứt đốt sống):
Thiếu não là một dị tật bẩm sinh nghiêm trọng trong đó các bộ phận của não và hộp sọ của em bé không hình thành chính xác. Hầu hết tất cả trẻ sinh ra bị thiếu não sẽ chết ngay sau khi sinh.
Nứt đốt sống là tình trạng không đóng kín của cột sống. Mặc dù nguyên nhân chưa được biết đến, nhưng mức acid folic thấp trong thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng là một dị tật bẩm sinh nghiêm trọng không kém đối với bé. Khi đó, cột sống của trẻ không phát triển chính xác và có thể dẫn đến một số khuyết tật nghiêm trọng về thể chất.
Theo một phân tích tổng hợp các nghiên cứu về bổ sung acid folic cho người mẹ và nguy cơ mắc khuyết tật tim bẩm sinh ở trẻ em năm 2015, bổ sung axit folic cho mẹ giúp giảm đáng kể nguy cơ dị tật tim bẩm sinh. Những dị tật này xảy ra ở 8 trong số 1.000 ca sinh ở Hoa Kỳ.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, dị tật tim bẩm sinh xảy ra khi tim hoặc mạch máu không phát triển bình thường trước khi sinh. Chúng có thể tác động đến các thành bên trong tim, van tim hoặc động mạch và tĩnh mạch của tim.
Theo các nhà nghiên cứu tại Viện khoa học Sức khoẻ Môi trường Quốc gia (NIEHS) về acid folic có thể ngăn ngừa sứt môi và vòm miệng, cho thấy bổ sung axit folic trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa sứt môi và hở hàm ếch. Những dị tật bẩm sinh này xảy ra nếu các bộ phận của miệng và môi không kết hợp với nhau đúng cách trong 6 đến 10 tuần đầu của thai kỳ.
Acid folic giúp bà bầu phòng tránh bệnh thiếu máu
Folate (axit folic) là một loại vitamin B hoạt động với sắt để giúp tăng trưởng tế bào. Trong thời kỳ mang thai, em bé của bạn sử dụng các tế bào hồng cầu của bạn để tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Nếu có thêm tế bào hồng cầu được lưu trữ trong tủy xương trước khi mang thai, thì cơ thể mẹ có thể sử dụng những tế bào dự trữ đó trong thai kỳ. Phụ nữ không dự trữ đủ acid folic có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất trong thai kỳ.
Axit folic giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non
Sinh non (PTB), được định nghĩa là sinh trước 37 tuần tuổi thai. Nó là nguyên nhân chính gây tử vong và bệnh tật ở trẻ sơ sinh. Khoảng 20% các ca sinh non là do thiếu máu. Khi đó, em bé sẽ được sinh mổ theo yêu cầu của mẹ. Ngoài ra, thiếu acid folic còn dẫn tới sự chậm phát triển của thai nhi trong tử cung, tiền sản giật và có thể có nhau thai tiền đạo.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ bổ sung axit folic ít nhất một năm trước khi mang thai sẽ giảm 50% cơ hội sinh non.
Bổ sung acid folic cho bà bầu bằng viên uống
Liều dùng viên uống acid folic cho bà bầu như thế nào?
Liều khuyến cáo cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 400 mcg acid folic mỗi ngày. Nếu bạn uống vitamin tổng hợp mỗi ngày, hãy kiểm tra xem nó có đủ lượng khuyến nghị hay không. Nếu vì lý do nào đó mà bạn không muốn uống vitamin tổng hợp, bạn có thể bổ sung axit folic .
Tùy thuộc vào từng giai đoạn, hàm lượng axit folic hằng ngày cần có sẽ thay đổi. Dưới đây là lượng axit folic được khuyến nghị mỗi ngày khi mang thai:
– Trong khi bạn đang cố gắng thụ thai: 400 mcg
– Đối với ba tháng đầu của thai kỳ: 400 mcg
– Đối với tháng thứ 4 đến tháng 9 của thai kỳ: 600 mcg
– Trong khi cho con bú: 500 mcg
Nếu người mẹ đã sinh một đứa trẻ bị khuyết tật ống thần kinh, có thể cần liều lượng axit folic cao hơn trong những tháng trước khi mang thai tiếp theo và trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều lượng phù hợp.
Thai phụ cũng có thể cần liều lượng axit folic cao hơn nếu :
– Bị bệnh thận và đang chạy thận nhân tạo
– Có bệnh hồng cầu hình liềm
– Bị bệnh gan
– Uống nhiều đồ uống có cồn hàng ngày
– Dùng thuốc để điều trị bệnh động kinh, bệnh tiểu đường loại 2, bệnh lupus, bệnh vẩy nến, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh hen suyễn hoặc bệnh viêm ruột.
Cách dùng acid folic bằng viên uống cho bà bầu:
Có thể bổ sung axit folic cùng với thức ăn hoặc không. Nhưng tốt nhất là nên uống sau bữa ăn 30 phút, kèm với một cốc nước lọc. Cũng có thể uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 2 tiếng và ăn kèm một chút đồ ăn nhẹ sẽ khiến dạ dày được thoải mái dễ chịu.
Nếu bạn dùng axit folic dưới dạng chất lỏng, thường sẽ có một ống nhỏ giọt hoặc muỗng đong đi kèm để giúp bạn điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Lưu ý khi bổ sung acid folic cho bà bầu:
Không bổ sung axit folic trong vòng 2 giờ trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc chữa khó tiêu (thuốc kháng axit có chứa nhôm hoặc magie), vì chúng có thể làm ngăn cản sự hấp thu của axit folic.
Tuyệt đối không acid folic cùng trà, cà phê, rượu, bởi vì nó sẽ làm giảm khả năng hấp thu của viên uống bổ sung.
Phụ nữ cần gấp 10 lần lượng acid folic trong thai kỳ để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Do đó, tất cả phụ nữ mang thai và những người đang cố gắng sinh con được khuyến cáo nên bổ sung axit folic cho đến khi họ mang thai được 12 tuần.
Tác dụng phụ của mẹ khi uống axit foliccó thể là táo bón. Do đó, mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ và uống nhiều nước để phòng hiện tượng táo bón khi mang thai.
Viên bổ sung vitamin có nhiều loại kết hợp acid folic với sắt. Sau khi uống viên chứa acid folic và sắt, phân đi ngoài có thể có màu đen do có chứa sắt trong viên uống, hoàn toàn không phải là dấu hiệu đáng lo ngại cho sức khỏe.
Bổ sung acid folic cho bà bầu bằng thực phẩm
Bên cạnh nguồn bổ sung từ viên uống, mẹ bầu vẫn nên bổ sung acid folic từ thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Acid folic tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bao gồm rau xanh, củ cải đường và bông cải xanh. Một số thực phẩm chứa nhiều axit folic bao gồm:
– Ngũ cốc: Đây là món không thể thiếu nếu mẹ bầu muốn cơ thể hấp thu tốt lượng chất xơ và một số dưỡng chất cần thiết khác
– Cam: Giàu axit folic, cam còn là nguồn dồi dào của chất xơ và vitamin C vừa giúp tăng khả năng hấp thụ sắt, lại vừa giúp giảm nguy cơ táo bón khi nạp folate vào cơ thể.
– Sữa, chế phẩm từ sữa: Ngoài axit folic, sữa chứa nhiều protein và canxi, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, còn rất nhiều thực phẩm có chứa acid folic để mẹ bầu lựa chọn. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được đủ axit folic chỉ từ thực phẩm, vì vậy việc bổ sung là rất quan trọng. Nếu bạn bị ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể khó ăn đủ thực phẩm tăng cường để có đủ axit folic cần thiết.
Để đảm bảo bạn cung cấp đủ axit folic, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống bổ sung axit folic hoặc vitamin trước khi sinh có chứa axit folic trước và trong khi mang thai. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nhớ thăm khám đầy đủ và bổ sung acid folic theo chỉ định của Bác sĩ nhé! Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Nguồn: nhs, healthline, webmd.com, NCBI…
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Hướng dẫn cách massage cho bà bầu giảm căng thẳng mệt mỏi
>>>>> Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bổ sung acid folic cho phụ nữ có thai tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.