Bạn đang xem bài viết Bố mẹ cần làm gì để trẻ ngưng nói leo, ngắt lời người khác? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trẻ con thường thể hiện cá tính và thu hút sự chú ý của người khác bằng cách ngắt lời và nói leo hoặc nói xen vào những cuộc trò chuyện của người lớn, dẫn đến việc hình thành thái độ không tốt trong tương lai. Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu những cách để ngưng tật nói leo, ngắt lời của trẻ nhe.
Làm tấm gương cho trẻ
Nếu như bố mẹ thường xuyên gián đoạn và chen ngang lời trong các cuộc trò chuyện hằng ngày thì con trẻ cho rằng nói chen ngang không có gì sai và dễ dàng bắt chước.
Theo thông tin từ trang Verywell Family, bố mẹ cần lắng nghe, đợi con hoàn thành câu nói trước khi trả lời và tuyệt đối không làm gián đoạn quá trình diễn đạt của con. Tất nhiên, sẽ có những tình huống mà bạn cần phải cắt lời của trẻ nhưng hãy đối xử với trẻ một cách tôn trọng và lịch sự. Khi buộc phải ngắt lời trẻ, hãy chọn phương pháp tinh tế, ví dụ như nói: “Mẹ xin lỗi, nhưng có thể mẹ nói vài câu được không?” hoặc “Mẹ rất thích nghe, nhưng bây giờ là giờ đi ngủ rồi. Hãy tiếp tục kể cho mẹ vào ngày mai nhé”.
Lập ra các quy tắc
Bố mẹ nên giải thích cho trẻ rằng, việc ngắt lời và nói leo có thể gây tổn thương đến cảm xúc của người khác. Hãy dạy con biết cách chờ người khác nói xong trước khi đưa ra ý kiến của mình để thể hiện sự tôn trọng.
Tuy nhiên, không nên dạy trẻ “không bao giờ được ngắt lời”. Vì trong một số tình huống, chúng ta phải can thiệp vào cuộc trò chuyện của người khác khi có một vấn đề nghiêm trọng và cần cảnh báo tức thì.
Dạy con cách khác để thu hút sự chú ý
Nếu yêu cầu trẻ chờ đến lượt mình nói thì có thể không hiệu quả, vì trẻ thường thiếu kỹ năng xã hội để nhận biết thời điểm thích hợp để tham gia vào cuộc trò chuyện.
Vì vậy, ba mẹ hãy chỉ cho trẻ những cách phù hợp để thu hút sự chú ý. Chẳng hạn như, khi người lớn đang nói chuyện và trẻ muốn ra khỏi phòng, bố mẹ có thể dạy cho trẻ cách chỉ tay vào chân người lớn. Sau đó, bố mẹ có thể tạm dừng cuộc trò chuyện và chú ý đến trẻ nhiều hơn.
Không thỏa hiệp với tật ngắt lời, nói leo của trẻ
Nếu bố mẹ phản hồi ngay khi trẻ đã nói xen vào thì trẻ sẽ hiểu rằng việc nói leo không có ảnh hưởng gì cả. Vì vậy, khi trẻ ngắt lời, bố mẹ không nên tự động đưa ra phản hồi theo ý muốn của con.
Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng nhắc trẻ: “Con đang làm gián đoạn cuộc nói chuyện của mẹ đấy. Điều này không tốt đâu. Mẹ sẽ trả lời con khi mẹ nói xong”. Nếu trẻ vẫn tiếp tục nói, hãy lờ con đi vì đây là cách hiệu quả nhất để trẻ nhận ra rằng ngắt lời không có tác dụng.
Trên đây là chia sẻ của Pgdphurieng.edu.vn về những cách để bố mẹ áp dụng khi trẻ nói leo, ngắt lời. Hy vọng ba mẹ sẽ áp dụng thành công để ngưng tật nói leo của trẻ nhé.
Nguồn: Báo Vnexpress
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bố mẹ cần làm gì để trẻ ngưng nói leo, ngắt lời người khác? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.